10 bước để xây dựng một thương hiệu freelancer mạnh mẽ trên LinkedIn
Bậc thầy marketing Seth Godin từng chia sẻ: “Hãy chọn làm một điều gì đó tốt hơn, thật khác biệt, thật độc đáo — trở thành người duy nhất. Và nếu bạn là người duy nhất … bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng cho công việc của mình, bạn sẽ được tôn trọng, bạn sẽ được tự quyết định điều gì xảy ra tiếp theo.”
Là một freelancer, bạn có sự lựa chọn. Bạn muốn là một freelancer thông thường hay là một người đặc biệt xuất chúng và nhận được sự tôn trọng của mọi người?
Nếu bạn muốn được trả thù lao xứng đáng, làm việc ít giờ hơn và tận hưởng một nguồn thu nhập ổn định, bạn phải thay đổi cách mọi người nhìn nhận về bạn — từ một người bình thường thành một người xuất sắc, hoặc từ một nhà cung cấp dịch vụ thông thường thành một chuyên gia đầu ngành. Giờ đây, bạn có thể hiện thực hóa mong muốn này thông qua việc xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ trên LinkedIn.
Trong bài blog này, chúng ta sẽ cùng xem xét những yếu tố liên quan đến việc xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ trên LinkedIn nhằm giúp bạn thu hút và duy trì nhiều khách hàng chất lượng hơn cho công việc freelance của mình.
Thương hiệu cá nhân là gì?
Thương hiệu cá nhân là một quá trình tiếp thị chiến lược về bản thân và sự nghiệp của bạn với tư cách một thương hiệu.
Sự thật đó là dù muốn hay không, bạn cũng đã có một thương hiệu cá nhân. Câu hỏi duy nhất đó là bạn sẽ cho phép những người khác định hình cách thế giới nhìn nhận về bạn hay bạn sẵn sàng can thiệp vào và quản lý cách bạn muốn được mọi người biết đến?
Bạn có thể tự hỏi “Thương hiệu cá nhân thì có liên quan gì đến lĩnh vực freelancing?” Câu trả lời hết sức đơn giản — một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt so với hàng triệu freelancer khác trên thế giới.
Bạn là CEO của chính công ty bạn: Me, Inc — Tom Peters
Freelancer thành công không đeo bám khách hàng; họ đầu tư vào thương hiệu cá nhân của họ
Nếu bạn đang đeo bám khách hàng và phải vất vả lo lắng về việc tìm kiếm các dự án tương lai của mình ở đâu ngay cả trước khi dự án hiện tại của bạn hoàn thành, điều đó chứng tỏ bạn đang có vấn đề. Bạn đã gặp phải một trong những vấn đề dưới đây không?
Đeo bám khách hàng
Nếu bạn đang đeo bám khách hàng, bạn có thể đang phải vất vả vật lộn để có thể duy trì một trạng thái tài chính khỏe mạnh và ổn định. Hãy ghi nhớ điều này – những khách hàng tiềm năng có thể “đánh hơi” sự tuyệt vọng của bạn từ khoảng cách rất xa. Nó hoàn toàn không tốt cho sự nghiệp freelance của bạn.
Đối phó với những vị khách hàng luôn đòi hỏi vô lý
Không phải mọi khách hàng và mọi dự án đều giống nhau. Không gì khó chịu hơn việc phải vất vả “bám đuôi” một khách hàng, chỉ để nhận ra rằng đây lại là một khách hàng khó tính và luôn có những đòi hỏi vô lý. Nhưng bởi vì bạn cần công việc, bạn không thể chỉ đơn thuần là “bỏ qua” loại khách hàng này.
Khó nói “không” với bất kỳ dự án nào
Đôi khi, có rất nhiều dự án “hấp dẫn” xuất hiện trên các nền tảng freelance khiến bạn liên tục đề xuất hoặc đấu thầu thực hiện dự án. Trước khi bạn nhận ra tình trạng mất kiểm soát đó thì danh sách dự án đã chất đống trên bàn làm việc của bạn và điều đó chắc chắn khiến bạn mất tập trung cũng như giảm năng suất lao động.
Thiếu thời gian dành cho chính bản thân mình
Hãy thừa nhận điều đó – khi đang có rất nhiều dự án phải hoàn thành, bạn thường sẽ muốn làm việc nhiều nhất có thể. Nhưng làm việc quá sức và không có thời gian để nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động sẽ nhanh chóng dẫn bạn đến trạng thái kiệt quệ.
Thiếu chuyên môn hóa (hay năng lực chuyên môn khác biệt) trong các dịch vụ của bạn
Chỉ bởi vì bạn có thể làm được nhiều việc, điều đó không có nghĩa là bạn nên cung cấp dịch vụ của mình cho bất kỳ khách hàng nào. Rất đơn giản: Khi bạn cố gắng làm tất cả mọi thứ, cuối cùng bạn sẽ chẳng làm được gì cả.
Bạn không nên trải qua những tình huống như này. Nếu bạn muốn phát triển mạnh mẽ, bạn phải trở nên KHÁC BIỆT. Hãy đầu tư vào phát triển bản thân để bạn có thể gia tăng giá trị cho những khách hàng của mìnhs.
Tại sao Freelancer phải có sự hiện diện trên LinkedIn
Là mạng lưới tập hợp những chuyên gia lớn nhất thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, LinkedIn hiện sở hữu hơn 590 triệu thành viên tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đối với freelancer, LinkedIn là một công cụ mạnh mẽ để xây dựng thương hiệu cá nhân của họ.
Dưới đây là một số thống kê LinkedIn quan trọng đối với bạn với tư cách một freelancer:
- 61 triệu thành viên LinkedIn là những người có tầm ảnh hưởng cấp cao và 40 triệu thành viên là những người có quyền ra quyết định quản lý trong doanh nghiệp.
- LinkedIn là nền tảng truyền thông xã hội được các công ty trong danh sách Fortune 500 sử dụng nhiều nhất.
- Khoảng 45% lượng người đọc nội dung trên LinkedIn nắm giữ các vị trí cấp cao trong doanh nghiệp bao gồm các nhà quản lý, chủ tịch, phó chủ tịch và CEO.
- 80% nguồn khách hàng tiềm năng B2B đến từ LinkedIn (từ Twitter là 13%; từ Facebook là 7%).
- 79% nhà tiếp thị B2B coi LinkedIn là một nguồn hiệu quả để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Bằng cách xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ trên LinkedIn, bạn có thể tiếp cận những người ra quyết định quản lý trong doanh nghiệp và thu hút nhiều nguồn khách hàng chất lượng cao.
Cách thức xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ trên LinkedIn
1. Tìm ra thế mạnh độc đáo của bạn
Đây là sự thật: Nếu không có một thế mạnh độc đáo, bạn sẽ lạc lối trên LinkedIn. Điều này có nghĩa là bạn cần xác định rõ thị trường ngách, thế mạnh độc đáo và mục đích của mình. Bằng cách này, bạn sẽ có khả năng kết nối với những người phù hợp và tạo ra nội dung tốt nhất để xây dựng thương hiệu của bạn. Do vậy, hãy tập trung nghiên cứu kỹ càng — xác định thế mạnh độc đáo của bạn.
Bắt đầu với việc xác định rõ bạn là ai và cách bạn có thể tăng giá trị cho cuộc sống của người khác hoặc cho công việc kinh doanh của khách hàng mục tiêu của bạn.
Dưới đây là một số câu hỏi để hướng dẫn bạn cách thức xây dựng thế mạnh độc đáo của mình:
- Mục đích của bạn là gì?
- Ba giá trị hàng đầu của bạn là gì?
- Niềm đam mê của bạn là gì? Nếu tiền không phải là vấn đề, bạn sẽ sử dụng mùa hè của mình như thế nào?
- Ba điểm mạnh hàng đầu của bạn là gì?
- Ba điểm yếu hàng đầu của bạn là gì?
- Ai nên biết về bạn?
- Bạn giải quyết những vấn đề gì?
2. Tối ưu hóa từ khóa hồ sơ LinkedIn của bạn
Một trong những bí quyết để hồ sơ của bạn được tìm thấy trên LinkedIn là thông qua việc tối ưu hóa từ khóa. Điều này có nghĩa là bạn hãy thêm vào hồ sơ những từ khóa mà khách hàng của bạn sử dụng khi họ tìm kiếm freelancer với bộ kỹ năng chuyên biệt của bạn.
TIP CHUYÊN GIA: Đừng quên thêm từ khóa ‘freelance’ vào hồ sơ của bạn. Nếu không, nhà tuyển dụng đang tìm kiếm nhân viên làm việc toàn thời gian tại văn phòng cũng sẽ tiếp cận bạn trên LinkedIn. Bạn không muốn lãng phí thời gian của mình hoặc của họ, vì vậy, hãy sử dụng từ khóa sẽ giúp những người phù hợp tìm thấy hồ sơ của bạn.
Công cụ tìm kiếm Google cũng yêu thích LinkedIn vốn là một trang web sở hữu chỉ số Domain Authority cao. Việc thêm các từ khóa thích hợp vào trong hồ sơ LinkedIn của bạn sẽ đảm bảo rằng nó xuất hiện tại các vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Dưới đây, bạn sẽ thấy rằng hồ sơ LinkedIn của tôi xuất hiện dưới dạng kết quả đầu tiên trên trang tìm kiếm của Google đối với cụm từ tìm kiếm “LinkedIn trainer Philippines”.
Và nếu bạn tìm kiếm tên của tôi trên Google, những kết quả trên trang một (kể từ khi viết bài này) trỏ về hồ sơ của tôi hoặc các bài blog mà tôi đã viết hay có sự xuất hiện của tôi. Hồ sơ LinkedIn của tôi là kết quả thứ hai, bên cạnh trang web của tôi. Khi mới bắt đầu xây dựng thương hiệu của mình, kết quả của tôi không được tốt như vậy. Tôi đã cố gắng học hỏi và tìm mọi cách nhằm tối ưu hóa hồ sơ của mình và đăng bài viết trên nhiều blog khác nhau để có cơ hội “sở hữu” trang một trong SERP (các kết quả trả về của Google đối với truy vấn của người dùng) lấy tên tôi làm từ khóa tìm kiếm. Khi xây dựng thương hiệu cá nhân của mình, bạn cũng sẽ muốn kiểm soát SERP của Google cho những từ khóa bạn đang nhắm mục tiêu. Nếu tôi có thể làm được điều đó, bạn chắc chắn cũng có thể làm được!
TIP CHUYÊN GIA: Một hồ sơ LinkedIn được tối ưu hóa cao độ sẽ giúp bạn xuất hiện trên trang một trong SERP của Google, thường nằm trong ba kết quả hàng đầu. Điều này cho phép bạn toàn quyền kiểm soát cách mọi người nhìn nhận bạn và thương hiệu của bạn. Và đó chính là xây dựng thương hiệu cá nhân tại nơi làm việc.
3. Phát triển mạng lưới của bạn
Khi phát triển mạng lưới LinkedIn của mình, bạn nên đặt mục tiêu có được ít nhất 500 kết nối. Cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn xây dựng một mạng lưới được nhắm mục tiêu cao đó là sử dụng chức năng tìm kiếm để tìm khách hàng lý tưởng của bạn, như bạn nhìn thấy ở dưới đây:
Bước 1. Tìm kiếm từ khóa của bạn. Sử dụng “People Filters” như Connections (Kết nối), Locations (Địa điểm) và Current Companies (Công ty Hiện tại) hoặc chọn “All Filters” để thu hẹp hơn nữa những kết quả tìm kiếm của bạn.
Bước 2. Lọc kết quả dựa trên nhân khẩu học. Ví dụ: nếu bạn chỉ muốn kết nối với business owners (các chủ doanh nghiệp) từ Hoa Kỳ, hãy chọn “United States” trong bộ lọc “Locations”.
Các bộ lọc khác gồm có: “Connections” (Kết nối), “Connections of” (Kết nối của), “Locations” (Địa điểm), “Current companies” (Công ty hiện tại), “Past companies” (Công ty trước đây), “Industries” (Ngành nghề), “Schools” (Trường học), “First and last name” (Họ và tên), “Title” (Chức danh) và “Company” (Công ty).
TIP CHUYÊN GIA: Khi gửi một yêu cầu kết nối đến những thành viên LinkedIn khác, hãy luôn gửi kèm theo một tin nhắn cá nhân để tăng cơ hội được chấp nhận. Các chủ doanh nghiệp và những người ra quyết định quản lý trong doanh nghiệp thường nhận được rất nhiều yêu cầu kết nối và rất nhiều trong số yêu cầu đó không gửi kèm theo tin nhắn cá nhân. Chỉ bằng cách gửi kèm theo một tin nhắn cá nhân, bạn chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của người nhận.
4. Thêm những kỹ năng của bạn và đề nghị chứng thực
Tính năng “Featured Skills & Endorsements” (Kỹ năng nổi bật & chứng thực) là yếu tố rất quan trọng để hồ sơ của bạn được tìm thấy trên LinkedIn. Chỉ cần đưa vào hồ sơ của bạn từ 5 kỹ năng trở lên, bạn sẽ tăng khả năng xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm cao hơn 27 lần. Chỉ những kết nối cấp độ 1 của bạn mới có thể chứng thực các kỹ năng của bạn. Do đó, hãy đảm bảo bạn xây dựng mạng lưới kết nối của mình để nhận được nhiều chứng thực hơn.
Bạn càng nhận được nhiều chứng thực về một kỹ năng cụ thể, thì cơ hội được tìm thấy trên LinkedIn của bạn càng cao. Vì vậy, đừng ngần ngại yêu cầu các kết nối của bạn chứng thực cho bạn! Và bạn cũng nên hào phóng chứng thực cho họ.
TIP CHUYÊN GIA: Lời chứng thực từ đồng nghiệp và từ các kết nối trong lĩnh vực tương tự như của bạn thường có giá trị lớn hơn và điều này làm tăng cơ hội khách hàng tiềm năng tìm thấy hồ sơ của bạn. .
5. Tối ưu hóa tiêu đề hồ sơ của bạn
Dòng tiêu đề trong hồ sơ của bạn là thứ đầu tiên mà những thành viên LinkedIn khác nhìn thấy, bên cạnh ảnh hồ sơ LinkedIn của bạn. Trong 120 ký tự, bạn cần cho các khách hàng mục tiêu biết được bạn là ai và tại sao họ nên quan tâm đến dịch vụ của bạn.
Hãy thêm các từ khóa của bạn vào dòng tiêu đề để tăng khả năng được xếp hạng cao trong các kết quả tìm kiếm. Theo mặc định, LinkedIn sử dụng chức danh hiện tại của bạn làm tiêu đề, nhưng bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa tiêu đề này để định vị bản thân một cách chính xác trong lĩnh vực của bạn. Để chỉnh sửa tiêu đề hồ sơ của bạn, hãy nhấp vào biểu tượng bút chì ở bên phải hồ sơ của bạn và thực hiện thay đổi cần thiết.
6. Tạo một bản tóm tắt hồ sơ cuốn hút
Hầu hết các thành viên LinkedIn không thêm tóm tắt hồ sơ và đây là một sai lầm lớn. Tóm tắt hồ sơ của bạn là nơi để bạn thực sự kết nối và làm cho thông điệp của bạn gây được tiếng vang lớn với các khách hàng mục tiêu. Dưới đây là một số tips nhanh để tối ưu hóa tóm tắt hồ sơ của bạn:
- Tóm tắt hồ sơ của bạn là một nơi hoàn hảo để “nói chuyện” với những khách hàng lý tưởng của bạn và cho họ biết giá trị mà bạn và dịch vụ của bạn mang đến họ. Thay vì bán các dịch vụ của bạn ở đây, hãy sử dung tóm tắt hồ sơ của bạn làm nơi để bắt đầu một cuộc trò chuyện.
- Khi viết tóm tắt hồ sơ, bạn hãy trả lời câu hỏi này: “Làm cách nào tôi có thể giúp những khách hàng lý tưởng của mình giải quyết vấn đề của họ?”. Đây không phải là câu trả lời mà bạn có thể giả mạo — bạn sẽ không biết cách giúp khách hàng của mình nếu bạn không thể chứng minh rõ ràng lý do tại sao những dịch vụ của bạn lại mang đến lợi ích cho họ.
- Bạn có thể viết tóm tắt hồ sơ trong khoảng 2.000 ký tự và đó là đủ dài để bạn tạo ra một bản tóm tắt hồ sơ hấp dẫn, trong đó tập trung vào việc khách hàng hưởng lợi ra sao khi sử dụng dịch vụ của bạn. Đừng quên thêm từ khóa vào trong tóm tắt hồ sơ của bạn!
Hãy chắc chắn rằng bạn kết thúc tóm tắt hồ sơ của mình bằng một lời kêu gọi hành động (CTA). Nếu khách truy cập hồ sơ của bạn quan tâm đến dịch vụ của bạn, bạn muốn họ tiếp tục như thế nào? Kết nối với bạn? Gửi email cho bạn? Truy cập trang web của bạn? Hãy cho họ biết rõ mong muốn của bạn với một CTA thật mạnh mẽ và lôi cuốn.
7. Thể hiện kiến thức và năng lực chuyên môn của bạn bằng cách tạo nội dung gốc từ chính sự hiểu biết, kinh nghiệm và trải nghiệm của bạn
Nhằm thu hút khách hàng chất lượng cao, điều quan trọng là bạn phải chứng minh rõ chất lượng dịch vụ của bạn bằng nội dung gốc do chính bạn tạo ra. Nếu bạn không thoải mái trong việc viết lách, đừng lo lắng — nội dung có nhiều dạng khác nhau chẳng hạn như infographic, video, bài thuyết trình, hình ảnh v.v…
Bạn nên sử dụng loại nội dung tốt nhất để thể hiện kiến thức chuyên môn của mình. Đối với trường hợp cụ thể của tôi, tôi sản xuất và đăng tải các bài báo để thu hút khách hàng chất lượng cao truy cập vào hồ sơ của mình. Bằng cách liên tục tạo nội dung gốc chất lượng cao và sau đó đăng tải chúng thông qua tính năng LinkedIn Publisher, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi kỹ năng viết lách và tạo nội dung chất lượng cao của mình thành tiền.
8. Tạo trang công ty LinkedIn của riêng bạn
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà tôi nhận được từ nhiều freelancer là “tôi có nên liệt kê tất cả khách hàng hoặc công ty mà tôi đã hợp tác cùng vào mục Kinh nghiệm trên trang hồ sơ LinkedIn cá nhân của mình không?”.
Câu trả lời là Không. Trừ khi bạn đang đề cập đến một công ty nằm trong danh sách Fortunue 1000 hay 500, hoặc nếu việc liên kết với công ty đó có thể giúp nâng cao thương hiệu cá nhân của riêng bạn.
Vậy bạn giới thiệu về kinh nghiệm làm việc với những công ty và khách hàng khác trước đây của bạn ở đâu?
Câu trả lời: Tạo trang công ty LinkedIn của riêng bạn, giờ đây được gọi là LinkedIn Page.
Và đây là lý do tại sao bạn nên làm việc này:
- Nó giúp xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn.
- Một trang công ty, đã được tối ưu hóa với những từ khóa của bạn, có thể thúc đẩy khả năng hiển thị của bạn mạnh hơn nữa và tăng cơ hội khách hàng tiềm năng khám phá các dịch vụ của bạn.
- Nó tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp freelance của bạn.
- Nó giúp doanh nghiệp freelance của bạn trông chuyên nghiệp hơn.
Dưới đây là trang công ty LinkedIn mà tôi đã tạo ra cách đây vài năm khi tôi là một người viết nội dung và biên tập viên freelance toàn thời gian. Tôi đã chủ động không phát triển lượng người theo dõi vì tôi cố gắng tập trung vào các dịch vụ tư vấn và đào tạo trên LinkedIn. Tôi chỉ tạo trang với mục đích định vị bản thân là một freelancer chuyên nghiệp.
Dưới đây là diện mạo của trang công ty trên hồ sơ LinkedIn:
9. Xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ của bạn
Cũng tương tự như các nền tảng truyền thông xã hội khác, LinkedIn chỉ đơn giản là một công cụ — thành công của bạn sẽ phụ thuộc vào cách bạn sử dụng nền tảng. Bí quyết thực sự để xây dựng thương hiệu của bạn và khai thác hiệu quả các nguồn khách hàng tiềm năng chất lượng trên LinkedIn là tận dụng tối đa mạng lưới của bạn.
LinkedIn cung cấp một số tính năng cho phép bạn tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ trong mạng lưới của mình. Dưới đây là một số hoạt động bạn nên thực hiện trong quá trình sử dụng LinkedIn của mình:
- Chứng thực cho các kết nối của bạn về những kỹ năng của họ.
- Đề xuất các kết nối của bạn. Tập trung vào thế mạnh chuyên môn nổi trội của họ.
- Đừng ngần ngại yêu cầu khuyến nghị từ những người mà bạn đã hợp tác cùng, đặc biệt là những khách hàng trước đây. Hãy cho họ biết rằng bạn rất thích làm việc với họ và bạn muốn nêu bật sự hợp tác tuyệt vời của bạn với họ trên hồ sơ LinkedIn của mình. Sau đó, bạn có thể trả ơn họ bằng cách đưa ra những đề xuất dành cho họ.
- Dành những lời cảm ơn và khen ngợi kịp thời (tặng Kudo) cho những kết nối đã hoàn thành xuất sắc công việc.
Dưới đây là cách thức tặng Kudo:
Bước 1. Nếu tôi muốn tặng Kudo cho một trong những kết nối của tôi, Jane Martinito, trước tiên, tôi phải truy cập vào hồ sơ của cô ấy. Sau đó, bấm vào mục ‘MORE’ và chọn ‘Give Kudos’ bên dưới dòng tiêu đề hồ sơ của cô ấy.
Step 2. Chọn loại Kudo mà bạn muốn tặng.
- Bạn có thể tặng tối đa 03 kudo mỗi tuần.
Chúng bao gồm:
• Thank You
• Going Above and Beyond
• Inspirational Leader
• Team Player
• Great Job
• Making Work Fun
• Amazing Mentor
• Outside the Box Thinker
• Great Presentation
• Making an Impact
- Like, comment hoặc share các nội dung đăng tải trên mạng lưới của bạn. Điều này có lợi cho tất cả mọi người vì bạn cũng có thể xây dựng các mối quan hệ và tăng khả năng hiển thị của mình.
- Giới thiệu các kết nối của bạn với những người khác trong mạng lưới của bạn nếu bạn thấy rằng họ có thể cùng hưởng lợi khi làm việc cùng nhau.
- Tham gia vào các buổi trò chuyện nhóm và giúp đỡ các thành viên trong mạng lưới bằng cách giải đáp bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào bạn có khả năng trả lời.
Nhiều nguồn khách hàng tiềm năng chất lượng của tôi đến từ mạng lưới của các kết nối cấp độ 1 của tôi (tức là kết nối cấp độ 2 của tôi). Họ tìm thấy tôi thông qua các kết nối trong mạng lưới của tôi những người đã tương tác với nội dung của tôi. Bài học rút ra ở đây là hãy tích cực tương tác với nội dung mà những kết nối của bạn đăng lên và đề nghị trợ giúp nếu cần thiết.
Khi bạn phát triển mạng lưới và được biết đến rộng rãi trong “thị trường ngách” của mình, sẽ có nhiều người tiếp cận bạn để được trợ giúp. Bạn hãy nắm bắt cơ hội này để gia tăng giá trị cho cuộc sống của họ. Bạn sẽ thấy — công sức của bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.
10. Xác thực thương hiệu cá nhân của bạn
Nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu cá nhân, giúp mang lại thành công lâu dài cho bạn với tư cách một freelancer, đừng quên việc xác thực bản thân bạn trên LinkedIn. Đừng cố gắng trở thành người khác — hãy là chính bạn. Bộ giá trị của riêng bạn, sự nhiệt tình và niềm đam mê của bạn sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông.
Tại sao tôi lại chia sẻ điều này với bạn?
Vào tháng Một năm 2017, tôi đã đặt ra một mục tiêu chính, đó là tạo dựng một doanh nghiệp tư vấn của riêng mình, chuyên cung cấp các dịch vụ đào tạo và tư vấn trên LinkedIn. Tôi muốn chuyển đổi từ một người viết nội dung và biên tập viên freelance thành một nhà đào tạo và tư vấn chuyên nghiệp trên LinkedIn. Lúc đầu, tôi thực sự không biết phải làm thế nào để đạt được điều đó, tôi chỉ biết quyết tâm đặt mục tiêu để hoàn thành mong muốn của mình. Vào tháng 3 cùng năm đó, tôi nhận thấy rằng nếu tôi muốn thành lập một công ty tư vấn, trước tiên tôi cần phải có khách hàng — và nó trở thành một mục tiêu phụ cho tôi phấn đấu. Tôi đã nỗ lực hết mình trong khoảng 2-3 năm để hoàn thành cả hai mục tiêu. Hình hài công ty tư vấn của riêng tôi đã trở nên rõ nét hơn vào năm 2020. Mọi thứ diễn ra quá nhanh. Tuy nhiên, nhân tố thay đổi cuộc chơi đã xuất hiện khi tôi được giới thiệu chính thức trên Forbes, cũng là nhờ thông qua LinkedIn, dẫn đến rất nhiều cơ hội khác. Do vậy, tôi đã có được những khách hàng địa phương đầu tiên của mình vào tháng Sáu và khách hàng quốc tế đầu tiên sử dụng các dịch vụ cung cấp trên LinkedIn của tôi vào tháng Bảy năm 2017. Sau đó tôi bắt đầu chính thức vận hành doanh nghiệp VB consulting của mình vào tháng Tám.
Cho đến thời điểm này, tôi vẫn không thể tin rằng tôi đã đạt được mục tiêu phụ của mình chỉ trong vòng có ba tháng và mục tiêu chính của tôi trong vỏn vẹn đúng bảy tháng—tất cả là nhờ có sự hiện diện mạnh mẽ của tôi trên LinkedIn.
Cơ hội có sức sống mãnh liệt, sinh sôi nảy nở không ngừng. Một cơ hội luôn có khả năng dẫn đến những cơ hội mới tốt hơn và nó không bao giờ dừng lại.
Bây giờ đã đến lúc bước ra khỏi vùng an toàn của bạn
Bước ra khỏi vùng an toàn luôn là một quyết định hết sức khó khăn, nhưng nó chỉ khó khăn khi bạn bắt đầu. Hãy đưa ra quyết định quan trọng đó để trở nên khác biệt. Kể câu chuyện của bạn. Đầu tư vào thương hiệu cá nhân. Mở rộng hoạt động doanh nghiệp freelance của bạn và bạn sẽ đạt được những thành quả to lớn và đón nhận những cơ hội tuyệt vời.
Với một thương hiệu mạnh mẽ, bạn có thể tính phí dịch vụ theo ý muốn của mình, nhận thanh toán cho những công việc mà bạn yêu thích thực hiện và tận hưởng một nguồn thu nhập ổn định. Khi bạn gia tăng tầm ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực, bạn sẽ có khả năng tạo ra sự khác biệt bằng cách giúp đỡ những người thực sự cần đến kiến thức chuyên môn độc đáo của bạn.
Xây dựng thương hiệu cá nhân trên LinkedIn là một hành trình.
Một khi thương hiệu cá nhân của bạn được thiết lập, nó sẽ liên tục mang lại khách hàng và cơ hội cho bạn. Bạn cần có thời gian để xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ, nhưng tôi đảm bảo với bạn rằng nó hoàn toàn xứng đáng với công sức và thời gian đầu tư của bạn!
Cách thức Payoneer có thể giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân của mình
Với Payoneer, freelancer ở hơn 200 quốc gia có thể trợ giúp khách hàng trong công việc kinh doanh của họ và tự tin tiếp cận bất kỳ thị trường nào khi biết rằng họ có một giải pháp thanh toán bảo mật và đáng tin cậy. Thay vì phải trả chi phí cao và thời gian quay vòng vốn chậm liên quan đến các khoản thanh toán toàn cầu, các freelancer liên kết với Payoneer được tận hưởng một chuỗi những dịch vụ giúp loại bỏ mọi rắc rối liên quan đến việc thanh toán và nhận thanh toán cho các dịch vụ của họ.
Bạn cần thanh toán cho các freelancer khác trên toàn cầu? Payoneer hoàn toàn có thể giúp bạn thực hiện việc đó. Mạng lưới của chúng tôi cho phép bất kỳ công ty hoặc nền tảng freelance nào gửi tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng cho các freelancer của họ.
- Nhận thanh toán từ các nền tảng freelance – Payoneer kết nối bạn với tất cả các thị trường và nền tảng freelance hàng đầu trên thế giới, cho phép bạn nhận thanh toán ở bất cứ nơi nào bạn chọn để cung cấp dịch vụ của mình.
- Gửi yêu cầu thanh toán cho khách hàng của bạn – Với Payoneer, bạn có thể gửi yêu cầu thanh toán cho các khách hàng trực tiếp của mình đồng thời cung cấp cho họ nhiều cách thức thanh toán khác nhau, và với chi phí thấp hơn nhiều so với việc họ gửi thanh toán chuyển khoản ngân hàng quốc tế.
- Phí chuyển đổi ngoại tệ thấp – Payoneer cung cấp tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ thấp, cho phép bạn giữ lại được nhiều thu nhập của mình hơn.
- Nhận thanh toán theo cách bạn muốn – Với Payoneer, bạn có thể rút tiền về tài khoản ngân hàng địa phương, rút tiền tại các máy ATM hoặc thanh toán miễn phí cho các nhà cung cấp của bạn.