• Share on Facebook
  • Tweet This Post
  • Share on LinkedIn

10 tips về lĩnh vực SEO để tăng cường khả năng hiển thị trang web của bạn trên Google

Richard ClaytonRichard Clayton
30 Tháng 06, 2017

Ghi chú của biên tập viên: Bài viết này là một bài guest post đăng bởi Glen Dimaandal, một chuyên gia SEO và là một doanh nhân.

Trong tất cả các mặt hàng trong thế giới kinh doanh trực tuyến, lưu lượng truy cập của công cụ tìm kiếm được cho là quý giá nhất. Các công cụ tìm kiếm thúc đẩy các lượt truy cập mục tiêu và có động lực cao đến các trang web. Loại lưu lượng truy cập này dễ lĩnh hội hơn đối với các thông điệp tiếp thị và do đó dễ dàng hơn để chuyển đổi thành các khách hàng thực sự. Không có gì lạ tại sao các công ty ở tất cả quy mô đều đang luôn cố gắng có được vị trí tốt nhất trên kết quả tìm kiếm của Google., Những công ty nỗ lực có được những vị trí tốt sẽ chiếm được lợi thế khác biệt vì các khách hàng tiềm năng sẽ xem xét đến họ trước những đối thủ khác.

Tất nhiên, thực sự nó là vấn đề nói dễ hơn làm để có được vị trí trong tốp đầu. Các nhà quản trị trang web, với mục tiêu tăng khả năng hiển thị tìm kiếm của họ, sử dụng một quy trình có tên gọi search engine optimization (SEO) để cố gắng vượt trội hơn các trang của đối thủ cạnh tranh. Điều này bao gồm việc tinh chỉnh hiệu suất kỹ thuật của trang web, nâng cao danh mục nội dung của nó, nhận trích dẫn từ các trang bên ngoài và hơn thế nữa. Nếu thành công, một chiến dịch SEO có thể đẩy một trang web lên đầu các trang kết quả tìm kiếm, cho phép nó thu hút nhiều lượt nhấp chuột hơn mà không mất chi phí hàng ngày.

Rất nhiều doanh nghiệp vừa và lớn nhận ra giá trị của khả năng hiển thị tìm kiếm và coi đây là một phần cốt lõi trong các chương trình tiếp thị của họ. Các công ty có tiềm lực tốt có thể thành lập một phòng ban nội bộ hoặc thuê các công ty chuyên về SEO. Điều này không có nghĩa là các công ty nhỏ phải bằng lòng sống trong cảnh tối tăm khi nói đến lĩnh vực tìm kiếm. SEO là lĩnh vực tương đối dễ để học và có thể áp dụng cho một trang web thông qua dự án tự làm.

Nếu bạn vẫn chưa thực sự sẵn sàng để trả tiền cho dịch vụ SEO, thì bài post này là dành cho bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận làm thế nào bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật tối ưu hóa cơ bản mạnh mẽ có thể giúp trang web của bạn thu hút nhiều lưu lượng truy cập đáng kể hơn nữa từ các công cụ tìm kiếm hơn bao giờ hết. Chúng ta bắt đầu ở đây:

  1. Biết những từ khóa đúng

Biết được những cụm từ mà các khách hàng mục tiêu của bạn thường sử dụng để tìm kiếm các doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ như của bạn là một bước đầu tiên cực kỳ quan trọng trong việc được tìm thấy trên mạng Internet. Bạn không muốn trở thành một cửa hàng trực tuyến được gọi là bán giày thể thao đế cao su khi các khách hàng của bạn không ngừng tìm kiếm giày đế mềm. Bạn cũng không muốn trở thành một công ty tự nhận mình là một xưởng thiết kế website khi tất cả các khách hàng tiềm năng của bạn đều coi các công ty giống như của bạn là các cơ quan thiết kế web.

Để kiểm tra xem bạn đang sử dụng các cụm từ tốt nhất trên các trang web của mình hay không, hãy sử dụng công cụ miễn phí Google Keyword Planner. Ứng dụng trực tuyến này cung cấp cho bạn ước tính số lượng tìm kiếm xảy ra mỗi tháng cho một cụm từ cụ thể trên phạm vi toàn cầu hoặc chỉ trong phạm vi một quốc gia cụ thể. Keyword Planner cũng có thể cung cấp cho bạn những ý tưởng về từ khóa mà bạn có thể sử dụng để mở rộng danh mục các cụm từ tìm kiếm nhằm tối ưu hóa chúng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các công cụ trả phí như SEMRush và Wordstream. Cá nhân tôi thấy các ước tính lượng tìm kiếm của họ chính xác hơn, nhưng đối với những người mới bắt đầu, Google Keyword Planner sẽ hoạt động tốt.

  1. Kiểm tra tệp robots.txt của bạn

Tệp robots.txt là một tài liệu văn bản nhỏ có ở hầu hết các trang web nhằm mục đích cho các công cụ tìm kiếm biết các trang mà chúng có thể thu thập thông tin và những trang nào nằm ngoài giới hạn. Kiểm tra xem tệp này đã được viết ra sao và việc đảm bảo rằng nó tuân thủ những thực tiễn tốt nhất có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong khả năng hiển thị tìm kiếm tổng thể của trang web của bạn.

Để kiểm tra tệp robots.txt của bạn, hãy truy cập www.example.com/robotss.txt. Trong trường hợp này, chỉ cần thay thế example với tên miền trang web của bạn. Bạn sẽ thấy một vài thứ tương tự như những gì xuất hiện trong ảnh chụp màn hình dưới đây:

 

Việc đầu tiên cần kiểm tra là liệu tệp đó có ngăn ngừa tất cả các bots công cụ tìm kiếm truy cập vào trang web của bạn hay không. Mặc dù nghe có vẻ vô lý, điều này xảy ra theo thời gian khi một trang web ra đời hay được thiết kế lại và các nhà phát triển của nó lại quên xóa một dòng chặn sự xâm nhập của bot. Dòng đó sẽ giống như sau:

User-agent: * Disallow: /

Mặc dù bạn muốn các bots thu thập dữ liệu tất cả các trang trên trang web của bạn, có một vài ngoại lệ. Chúng bao gồm:

  • Các trang quản trị (Admin pages)– Chỉ có chủ trang web hoặc các nhân viên có liên quan mới có quyền truy cập các trang này. Chúng không cần thiết phải xuất hiện trong kết quả tìm kiếm trên mạng internet dành cho công chúng.
  • Các trang thanh toán (Checkout pages)– Đây là những trang bạn phải trải qua khi bạn hoàn tất việc mua sắm trên các trang web kinh doanh trực tuyến. Chúng là những trang duy nhất chỉ cho giao dịch của bạn và không có giá trị đối với phần còn lại của trang Web.
  • Các trang thử nghiệm (Staging area pages)– Đây là những trang nơi bạn xây dựng và thử nghiệm trang web của bạn hoặc những mục mới của trang web. Chúng không cần thiết phải được index cũng tương tự như việc bạn không muốn đi ra ngoài đường ngay khi vừa mới ngủ dậy.
  • Các trang động (Dynamic pages)– Các trang này rất dễ xác định dựa vào những ký tự như “=” và “?” ở trong URLs của chúng. Những ký tự này biểu thị rằng những trang được tạo ra bởi một application server đã xử lý các server-side scripts được khởi động bởi các user actions chẳng hạn như các tìm kiếm hoặc lọc nội bộ. Nói một cách đơn giản bằng tiếng Anh, nó có nghĩa những trang này là duy nhất cho các đặc điểm kỹ thuật của chỉ một người dùng trong một phiên chạy cụ thể và không có giá trị cho những người dùng khác. Hãy chắc chắn thêm một thông số disallow: ? để ngăn ngừa chúng không bị index. Bằng việc ngăn chặn việc index của những trang này, bạn chỉ tập trung sức mạnh xếp hạng trang web của bạn vào những trang bạn muốn hiển thị trên mạng Internet.
  1. Thiết lập Google Search Console

Một trong những cách tốt nhất để tối ưu hóa trang web của bạn cho việc tìm kiếm là có được một số hiểu biết về cách Google đang xem xét nó như thế nào. May mắn thay, Google sẵn sàng chia sẻ một số dữ liệu nó có về trang web của bạn sử dụng một nền tảng có tên là Search Console. Đây là một dịch vụ trực tuyến cho phép bạn xác nhận quyền sở hữu một trang web trong mắt của Google. Khi bạn làm như vậy, bạn sẽ được cấp quyền truy cập vào các báo cáo và chức năng đặc biệt mà bạn sẽ không nhận được ở bất cứ nơi nào khác.

Với Search Console, bạn sẽ nhận được quyền truy cập vào các dữ liệu liên quan đến SEO sau đây:

  • Trạng thái index
  • Các lỗi thu thập dữ liệu
  • Sao chép nội dung
  • Các liên kết từ các trang web khác tới trang web của bạn
  • Trạng thái dữ liệu có cấu trúc
  • Thông báo về các hình phạt và các vấn đề khác

Bạn cũng sẽ nhận được các chức năng đặc biệt như các công cụ cho phép bạn từ chối các đường dẫn liên kết, đăng ký các sitemaps, xóa các trang khỏi index và nhiều thứ khác nữa. Search Console là một kho báu các thông tin hữu ích và nó giúp đào tạo bạn rất nhiều về các nguyên lý SEO cơ bản. Bạn có thể bắt đầu bằng cách làm theo các hướng dẫn ở đây.

  1. Sử dụng một XML sitemap và tối ưu hoá nó

XML sitemaps là một tuỳ chọn nhưng là một khía cạch quan trọng của SEO. Tài liệu này liệt kê toàn bộ các trang công khai trên trang web của bạn và thông tin về thời điểm nó đi vào vận hành, tần suất nó được cập nhật ra sao và vị trí nó nằm như thế nào trong cấu trúc thông tin của bạn. Dữ liệu đó cho phép các công cụ tìm kiếm khám phá các trang dễ dàng hơn và thu thập dữ liệu trang web của bạn hiệu quả hơn.

Bạn không cần phải biết cách viết các tệp XML để sử dụng nó trên trang web của bạn. Hầu hết các nền tảng CMS như WordPress có các plugins cho việc tự động tạo các sitemaps. Tất cả những gì bạn cần làm sau khi cài đặt và đặt cấu hình cho plugin là tạo ra tệp và kiểm tra nó sử dụng trình duyệt của bạn. Thông thường, sitemap có thể được tìm thấy trong www.example.com/sitemap.xml. Điều này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào cách plugin của bạn hoạt động. May mắn thay, plugin đó sẽ cho bạn biết làm thế nào để tìm ra sitemap ngay sau khi bạn tạo ra nó. Nó sẽ giống như thế này:

XML sitemap ở trên được tạo ra bởi Yoast SEO plugin, điều đó giải thích tại sao nó trông khá gọn gàng. Tuy nhiên, việc có một sitemap có một phong cách mã hoá nhiều hơn cũng được coi là hợp lệ. Các plugins khác cho những nền tảng không thuộc WordPress có thể  giúp bạn thực hiện việc đó. Google sẽ hiểu cả hai nếu cách viết XML được cập nhật với đặc điểm kỹ thuật.

Mặc dù có một XML sitemap là một điều tốt, nó không phải là tất cả những gì bạn làm để tận dụng sức mạnh của nó cho SEO. Bạn cũng cần bảo đảm rằng các công cụ tìm kiếm nhận ra sitemap bằng việc đăng ký nó tới các dịch vụ chuẩn đoán trang web của họ. Để thực hiện việc này, bạn cần thiết lập một tài khoản Google Search Console cho trang web của bạn. Ngay khi đã xong và đang chạy, bạn có thể vào Crawl>XML Sitemaps và nhấp vào nút Add/Test Sitemap ở phía trên bên phải. Dữ liệu sẽ không có sẵn ngay, nhưng bạn sẽ thấy một vài thứ như này sau một vài ngày:

Dữ liệu này cho phép bạn nhìn thấy bao nhiêu trang được liệt kê trong sitemap đang được indexed. Nếu nó không phải là tất cả các trang, có thể sẽ cần phải xem lại những trang mà không được bao gồm trong SERPs. Thông thường, các vấn đề về kỹ thuật, trùng lặp nội dung hoặc chất lượng nội dung thấp là những thủ phạm cho việc không bao gồm này.

  1. Tối ưu hoá tốc độ trang web của bạn

Trong vài năm qua, tốc độ tải trang của trang web đã trở thành một yếu tố xếp hạng ngày càng quan trọng trên Google. Trong các ngách có tính cạnh tranh khốc liệt, tốc độ trang web có thể làm nên sự khác biệt lớn giữa việc xuất hiện ở trang đầu tiên trên trang Google cho các từ khoá mục tiêu của bạn với việc hoàn toàn biến mất trong tất cả các tìm kiếm. Thật may mắn, Google đã cung cấp một công cụ tuyệt vời để kiểm tra tốc độ hiện tại của trang web của bạn và cách thức bạn có thể làm để cải thiện nó. Tất cả việc bạn cần phải làm là truy cập vào công cụ PageSpeed Insights của Google và nhập địa chỉ IRL của trang bạn muốn kiểm tra:

Sau khi nhấn Enter, công cụ sẽ phân tích trang của bạn. Sau đó nó sẽ chấm điểm trang theo thang điểm từ 0-100. Có một điểm số từ 85 trở lên được coi là số điểm lý tưởng. Một điểm tích cực nữa đó là công cụ cũng đưa ra lời khuyến về những thứ bạn có thể sửa chữa để tăng tốc độ tải trang.

Trong ví dụ ở trên, chúng ta có thể thấy rằng bạn cần phải bỏ ra khá nhiều công sức để trang web có thể đạt được điểm số 85 ngọt ngào đó trên các thiết bị máy tính để bàn. Nó cũng yêu cầu một sự nỗ lực đáng kể để tối ưu hoá tốc độ trang web trên nền tảng di động.

  1. Làm cho trang web của bạn thân thiện với thiết bị di động

Vào năm 2015, những truy vấn thực hiện từ các thiết bị di động cuối cùng đã vượt qua những truy vấn tương tự thực hiện từ các máy tính để bàn xét về số lượng tuyệt đối. Kể từ đó, Google đã tự coi mình là một công ty đầu tiên chú trọng đến thiết bị di động và nhấn mạnh giá trị của việc làm cho các trang của bạn thân thiện với thiết bị di động. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó, gã khổng lồ tìm kiếm này chính thức đưa tiêu chí thân thiện với thiết bị di động thành một nhân tố xếp hạng cho (phiên bản di động của SERPs của nó).

Một thiết kế thân thiện với thiết bị di động gắn liền với khả năng trang web của bạn có thể thu nhỏ xuống vừa với các kích thước màn hình nhỏ hơn mà vẫn có thể duy trì tính nguyên vẹn của thiết kế và có thể đọc được dễ dàng. Các chữ vẫn phải duy trì đủ lớn để có thể đọc được mà người dùng không cần phải phóng to lên. Tương tự như vậy đối các các menu, hình ảnh và các đối tượng khác trên màn hình. Chúng không được biến mất khỏi màn hình của một trang web khi được chạy và hiển thị trên máy tính bảng và các màn hình điện thoại.

Để kiểm tra xem trang web của bạn có thân thiện với thiết bị di động hay không, hãy sử dụng công cụ mobile-frienly testing của Google. Tương tự như công cụ kiểm tra tốc độ trang web, bạn chỉ cần nhập URL của trang và nhấn nút Enter.

Bạn sẽ thấy một thứ gì đó giống như thông báo và hiển thị trong ảnh chụp màn hình ở trên. Nếu trang web của bạn không thân thiện với thiết bị di động, bạn có lẽ phải nói chuyện với người thiết kế trang web và đội ngũ phát triển của bạn. Sự cấp thiết phải đi theo hướng thân thiện với thiết bị di động sẽ phụ thuộc vào sở thích và hành vi của nhóm khách hàng tiềm năng mục tiêu của bạn. Các trang web thuộc loại B2B có xu hướng ít phụ thuộc hơn vào lưu lượng truy cập từ thiết bị di động, khiến tiêu chí này trở nên ít quan trọng hơn trong danh sách ưu tiên của họ. Tuy nhiên, các trang web kinh doanh trực tuyến, các blogs và các trang liên kết thường có lợi ích rất lớn từ khả năng mang đến nội dung cho các khách truy cập của họ khi họ đang di chuyển.

Rất may mắn, hầu hết các nền tảng CMS đều có các chủ đề liên quan đến sự thân thiện với thiết bị di động. Hầu hết các chủ đề trong WordPress hiện đại đều đã được phát triển với tiêu chí thân thiện với thiết bị di động ở trong tâm trí. Rất nhiều nền tảng kinh doanh trực tuyến chẳng hạn như Shopify và BigCommerce cũng ưu tiên tiêu chí thân thiện với thiết bị di động.

  1. Làm cho trang web của bạn được bảo mật

Một vài năm trước, Google cũng đã xác nhận rằng việc sử dụng các URLs (HTTPS) được bảo mật sẽ mang đến cho các trang của bạn một lợi thế xếp hạng gia tăng. Google biểu dương tính toàn vẹn của dữ liệu là lý do chính để tưởng thưởng cho việc sử dụng giao thức này. Những trang web được bảo mật cao hơn có khả năng cung cấp những trải nghiệm người dùng mà thực sự khó khăn hơn để các bên thứ ba có thể gây tổn thương. Các thông tin của người dùng cũng có xu hướng được bảo mật hơn khi họ giao dịch hoặc đăng nhập vào các trang web được bảo mật.

Nếu hiện tại bạn đã có một trang web, việc chuyển sang HTTPS sẽ yêu cầu bạn có một sự nỗ lực nhất định. Tuy nhiên, đó là một khoản đầu tư đáng giá khi mà bạn sẽ đạt được khả năng hiển thị tìm kiếm tốt hơn và những người dùng của bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn trong việc chia sẻ thông tin chi tiết của họ với bạn. Theo thời gian, lưu lượng truy cập có thêm cùng với chất lượng của người dùng tương tác bạn nhận được sẽ bù đắp các chi phí cho việc nâng cấp lên HTTPS.

  1. Tối ưu hóa những on-page elements của bạn

Một số người có xu hướng coi việc on-page SEO cứ như là một ngón nghề phức tạp đến mức bạn cần sự trợ giúp chuyên nghiệp, nhưng thực sự đây chỉ là vấn đề biết được những elements nào trong một trang điển hình ảnh hưởng đến thứ hạng của nó và biết được cách làm tốt nhất để tối ưu nó.

Khi bạn cố gắng giúp trang xếp hạng tốt hơn, dưới đây là những thứ bạn cần phải xem xét:

  • URL Slugs– Đây là các extensions được tìm thấy sau tên miền gốc của bạn trong tất cả các subpage URL tương tự như ví dụ này: example.com/sample-page

Các công cụ tìm kiếm sử dụng các slugs của các URLs như là các manh mối trên nội dung của trang. Chính vì vậy, các URL slugs của bạn phải được viết bằng những từ thực sự giống như ví dụ đầu tiên thay vì các chuỗi chữ số ngẫu nhiên như hiển thị trong ví dụ thứ hai. Một điều quan trọng cần chú ý là đề cập đến từ khoá của mục tiêu chính của bạn ở trong slug và loại bỏ các “stop words” như a, andwith và những từ không cần thiết khác. Các URL slugs cần phải càng ngắn càng tốt trong khi vẫn có thể gợi ý cho cả con người và các công cụ tìm kiếm về những gì được mong đợi trên trang.

Title Tags – Title tag là tiêu chí mạnh nhất trong số tất cả các tín hiệu xếp hạng trang mà Google xem xét khi đánh giá mức độ thích hợp của trang đến một truy vấn có liên quan. Chuỗi văn bản 60 ký tự này nói cho các bots và người sử dụng biết cụ thể trang như thế nào một cách chính xác và trực tiếp. Như vậy, nó là điều đầu tiên bạn nên xem xét khi bạn đang cố gắng cải thiện khả năng hiển thị tìm kiếm các trang của bạn trên Google. Nếu bạn đang cố tìm kiếm vị trí các title tags trên các trang của bạn, bạn sẽ không thấy chúng chỉ bằng cách đọc các nội dụng trên các trang của bạn. Title tag nằm trong mã nguồn của trang và sẽ không được hiển thị cùng với các nội dung trên màn hình của trang. Tuy nhiên, nó là phần được hiển thị rõ nhất của tất cả các danh sách tìm kiếm vì nó biểu lộ chính nó dưới dạng một liên kết có thể nhấp chuột màu xanh da trời, cũng là tiêu đề của mỗi kết quả tìm kiếm.  

Để bảo đảm các title tags của bạn tối đa hóa khả năng hiện thị tìm kiếm của các trang của bạn, hãy làm theo các thức tốt nhất sau đây:

o    Duy trì nó không vượt quá 60 ký tự bao gồm cả các ký tự trắng

o    Đề cập từ khóa mục tiêu của bạn

o    Sử dụng từ khóa mục tiêu càng gần với những từ đầu tiên trong title tag càng tốt

o    Bạn có thể đề cập đến thương hiệu của bạn ở phía cuối của title tag

o    Đừng để title tag toàn là những từ khóa. Tối ưu hóa cho chỉ một hoặc hai từ khóa

Mỗi trang trong trang web của bạn cần một title tag. Ngay cả đối với những trang không được mở cho công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, cũng cần phải có yếu tố này vì mục đích tối ưu cho các nhãn label.

  • Meta Descriptions– Meta description là một chuỗi 160 ký tự văn bản được tìm thấy dưới title tag trong một danh sách tìm kiếm và nêu rõ những gì người dùng có thể mong đợi từ các nội dung của một danh sách tìm kiếm. Mặc dù nó không phải là một yếu tố xếp hạng trực tiếp, nó thực sự ảnh hưởng đến tỷ lệ nhấp chuột của một danh sách tìm kiếm.

Meta descriptions nên tóm lược cốt lõi nội dung của trang và mang lại cho người tìm kiếm một lý do để nhấp chuột vào tiêu đề. Bạn có thể viết metameta descriptions hiệu quả bằng cách làm theo các hướng dẫn này:

o    Duy trì nó không vượt quá 160 ký tự bao gồm cả các ký tự trắng

o    Đi trực tiếp vào vấn đề

o    Đề cập đến từ khóa chính của bạn ít nhất một lần

o    Bạn có thể thêm một call-to-action ở cuối đoạn

Meta descriptions của bạn càng tốt, bạn càng nhận được nhiều cú nhấp chuột cho các liệt kê của bạn. Điều này cũng có thể giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm tổng thể của bạn vì tỉ lệ nhấp chuột hiện nay được coi là một trong những tín hiệu xếp hạng quan trọng cho Google.

Lời tiêu đề (Headline Text) – Lời tiêu đề đóng vai trò SEO quan trọng hơn bất kỳ loại văn bản hiển thị trên màn hình nào khác trong một trang web bởi vì chúng cung cấp cho các độc giả một lời gợi ý về các nội dung của trang sẽ như thế nào. Những dòng  này được định dạng với các tags đặc biệt H1, H2, H3 HTML v.v

·         Những nguyên tắc viết tiêu đề hiệu quả tương tự như đối với title tag:

o    Làm cho nó ngắn gọn và trực tiếp

o    Làm cho nó hấp dẫn để khuyến khích khách truy cập tiếp tục đọc

o    Đề cập đến từ khóa chính của bạn một lần

o    Nếu nó là tiêu đề chính (H1), hãy bảo đảm đó là văn bản duy nhất được định dạng giống như trên trang đó

Các  tiêu đề phụ được định dạng với H2, H3 và các dãy khác của văn bản tiêu đề cũng cần thiết phải được để đúng định dạng. Tuy nhiên, chúng không ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm như mức độ của H1.  

·         Image Alt Text – Các công cụ tìm kiếm đã có bước phát triển lớn về cách họ nhận ra và phân tích dữ liệu trên Internet. Google nói riêng đã cải thiện tốt hơn nhiều trong việc ấn định ý nghĩa cho các từ và nhận thức thấu đáo mối quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng. Tuy nhiên, có một phạm vi họ chưa thực sự chinh phục được đó là việc nhận biết các hình ảnh. Trong hầu hết các trường hợp, các bots tìm kiếm vẫn chỉ dựa vào văn bản xung quanh để có được các đầu mối về những gì một bức tranh cụ thể đang miêu tả. Để giúp các công cụ tìm kiếm xác định những gì đang được hiển thị trong một hình ảnh, các nhà quản trị trang web có thể sử dụng một HTML element có tên là  alternate text (viết tắt là alt text) để cho các bots và người sử dụng biết họ đang nhìn thấy cái gì. Nếu bạn không quen với điều này, nó chính là một đoạn văn bản xuất hiện ở trên một số hình ảnh khi bạn di con trỏ chuột qua chúng. Để giúp bạn cải thiện tổng thể on-page SEO, hãy đảm bảo đã gắn alt text cho các hình ảnh của bạn. Thông thường, bạn có thể thêm hoặc chỉnh sửa điều này bằng cách sử dụng nền tảng CMS của bạn một cách tương đối dễ dàng. Nếu bạn không chắc chắn làm thế nào để thực hiện việc này, bạn có thể hỏi nhà phát triển hoặc người thiết kế trang web của bạn. Khi bạn thực hiện việc đó, hãy bảo đảm bạn làm theo các phương pháp thực tế hay nhất sau:    

o    Làm cho chúng ngắn gọn và đi trực tiếp vào vấn đề

o    Đề cập đến từ khoá chính mô tả hình ảnh một cách tốt nhất

o    Cố gắng không vượt quá 60 ký tự

o    Không chỉ viết các từ khoá- hãy bảo đảm alt text là một đoạn văn bản đầy đủ

Hãy bổ sung alt text cho tất cả các hình ảnh được tìm thấy trên các trang công khai của bạn, càng nhiều càng tốt. Với các hình ảnh mà bạn sử dụng ở cuối trang của bạn hoặc trong các trang bị giới hạn, việc bổ sung này là một tuỳ chọn. 

·         Body text – Tất nhiên, phần còn lại của văn bản được tìm thấy trong một trang web cũng đóng một vai trò SEO khá quan trọng. Khi viết nội dung cho các trang, hãy xem xét triển khai các hướng dẫn tối ưu hoá sau đây:

o    Trải nghiệm người dùng và sự hài lòng của khách truy cập nên là yếu tố cân nhắc đầu tiên khi thiết kế trang web và viết nội dung cho nó

o    Bạn không phải liên tục đề cập đến những từ khoá mục tiêu của mình. Hãy viết nội dung theo một cách tự nhiên mà người đọc yêu thích. Các từ khoá sẽ tự xuất hiện

o    Nếu bạn có thể đề cập từ khoá mục tiêu chính ở trong đoạn đầu tiên, hãy làm như vậy. Nếu nó có vẻ bắt buộc và không tự nhiên, hãy quên nó đi.

o    Liên kết đến các trang khác trong nội bộ trang web của bạn bất cứ khi nào bạn đang thực hiện một tham chiếu hợp pháp đến một chủ đề mà đã được thảo luận kỹ hơn ở trong các phần khác trên trang web của bạn

Ngày nay, nó được thừa nhận rộng rãi rằng các mẫu nội dung dài, thảo luận một cách toàn diện về một chủ đề, có xu hướng hoạt động tốt hơn trên Google. Mặc dù điều này là đúng, nó không nhất thiết có nghĩa là bạn phải bó buộc bản thân mình vào việc kéo dài nội dung bài viết của mình chỉ vì lợi ích của SEO. Điều quan trọng là phải làm hài lòng mục đích của các khách truy cập và mang đến những trải nghiệm mà họ sẽ thấy thoả mãn.

9. Tận dụng những tìm kiếm được khoanh vùng

Trong vòng vài năm qua, Google đã có những nỗ lực lớn trong việc làm cho các kết quả tìm kiếm phù hợp hơn với vị trí địa lý của người tìm kiếm. Đây là bằng chứng thông qua sự hiển thị nổi bật của ba gói các kết quả Google My Business cũng như các kết quả tìm kiếm truyền thống có nhiều vị trí cụ thể hơn. Nếu công việc kinh doanh của bạn nhắm mục tiêu một thành phố, một bang/tỉnh hay thậm chí là một quốc gia khác bên ngoài nước Mỹ, thì bạn nên đặt local SEO ở một vị trí cao trong danh sách các ưu tiên của bạn.     

Mặc dù có nhiều thứ ở trong Local SEO, bạn có thể tập trung vào các lĩnh vực sau để bắt đầu:

·         Yêu cầu Google My Business bảo đảm nhập đúng địa chỉ của bạn, tải lên các hình ảnh và nhận được một số bài đánh giá. Nhúng bản đồ vào một nơi nào đó trên trang web của bạn. Thêm càng nhiều ảnh càng tốt

·         Hiển thị nổi bật Tên doanh nghiệp, Địa chỉ và Số điện thoại (NAP) ở tất cả các trang trên trang web của bạn. Bạn có thể để những thông tin này ở thanh đầu trang, thanh cuối trang hoặc thanh bên trong trang web của bạn. Nếu bạn có một số điện thoại địa phương, hãy sử dụng nó. Số có dạng 1-800 đã là tốt rồi, nhưng một số điện thoại địa phương còn tốt hơn cho local SEO.

·         Có được những liệt kê trên Yelp, YP.com và các thư mục kinh doanh địa phương khác. Hãy đảm bảo sử dụng chính xác NAP như bạn có trên trang web của bạn

·         Khi đề cập đến NAP trên trang web của bạn, hãy nhớ thêm vào các Schema.org markups 

10. Liên kết với các trang web

Vào cuối những năm 90, Google đã cách mạng hoá cách thức các công cụ tìm kiếm xác định các kết quả hàng đầu bằng việc giới thiệu thuật toán PageRank của nó. Được đặt theo tên nhà đồng sáng lập Google Larry Page, hệ thống này đã xác định quyền hạn và sự phổ biến của các trang web sử dụng số lượng và chất lượng của các đường liên kết trỏ đến chúng từ các trang web khác. Một trang web thu hút được càng nhiều liên kết, sức mạnh xếp hạng của nó càng phát triển mạnh hơn.

Ngày nay, Google đã cải thiện rất nhiều trong việc phân biệt chất lượng và tính hợp pháp của các liên kết từ các trang web khác đến trang web của bạn. Tuy nhiên, các liên kết vẫn là yếu tố xếp hạng mạnh nhất trên Google từ trước đến nay. Nếu bạn muốn trở nên cạnh tranh trong bảng xếp hạng tìm kiếm cho các từ khóa mục tiêu của bạn, bạn cần phải nhận được một số liên kết trỏ vào đường dẫn tới các trang của bạn.

Thu hút các liên kết đến trang web của bạn là cả một nghệ thuật và nó là một chủ đề mà chúng tôi có thể viết cả một cuốn sách về nó. Tuy nhiên, hãy sử dụng các chiến lược hiệu quả sau đây để có được một số liên kết yêu thích từ các trang web khác:

·         Xây dựng một thư viện nội dung lớn và toàn diện

·         Hãy để các bloggers viết bài nhận xét về trang web hay công việc kinh doanh của bạn

·         Dàn xếp các mục phỏng vấn từ các ấn bản của ngành

·         Viết các bài Guest blog trên các trang web khác

·         Chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình với tư cách là một diễn giả trong những sự kiện của ngành

·         Tổ chức các cuộc thi

·         Bán hàng

Xây dựng liên kết có thể là việc hơi quá sức đối với một người. Trong các trường hợp như vậy, bạn có thể tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng liên kết có năng lực. Một số công ty chỉ chuyên về khía cạnh này trong SEO và có khả năng có được những vị trí liên kết dành cho bạn với một mức chi phí ít hơn đáng kể so với những gì bạn phải bỏ ra nếu bạn tự mình xoay xở công việc đó.

Nói chung, SEO là một chủ đề khá rộng đòi hỏi rất nhiều sự học hỏi và nghiên cứu nếu bạn muốn thu nạp những kiến thức cấp cao về tất cả các khía cạnh của nó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể có được những kết quả ấn tượng chỉ bằng việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản. Hãy bắt đầu với 10 tips này và bạn sẽ có khả năng đạt được một số bước tiến đáng kể trong công cuộc tìm kiếm sự tăng trưởng lưu lượng truy cập tự nhiên.


Glen Dimaandal là nhà sáng lập và CEO của Công ty Dịch vụ GDI SEO, một cơ quan tiếp thị tìm kiếm có trụ sở ở Philippines. Ông là một cựu quản lý mảng SEO tại tập đoàn Fortune 500 và bây giờ là một doanh nhân toàn thời gian.

Nội dung được cung cấp trong bài viết này, bao gồm mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác, chỉ chính xác và hợp lệ kể từ ngày được phát hành. Ngoài ra, những thay đổi về quy định, chính sách, điều kiện thị trường hiện hành hoặc các yếu tố liên quan khác đều có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của giá và phí được đề cập cũng như các chi tiết liên quan khác. Theo đó, để làm rõ thêm, mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác đều có thể thay đổi và bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng mình đang xem nội dung mới nhất phù hợp với bản thân. Payoneer sẽ cung cấp thông tin mới nhất và chính xác nhất liên quan đến giá và phí như một phần của quy trình đăng ký tài khoản. Khách hàng đã đăng ký có thể xem thông tin này thông qua tài khoản trực tuyến của họ.

Đăng kí nhận tin của chúng tôi

Thank you!