Tháng Năm là Tháng Nhận thức về Sức khỏe Tinh thần ở Hoa Kỳ, và đối với nhiều freelancers cũng như lao động làm việc từ xa, điều đặc biệt quan trọng là phải nhận thức được tác động của hình thức làm việc tại nhà đối với sức khỏe tinh thần của họ.
Các freelancers tận hưởng sự tự do và linh hoạt do đặc thù nghề nghiệp của họ, tuy nhiên, sự tự do đó thường phải trả một cái giá nhất định. Rất nhiều freelancers gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần do sự căng thẳng của việc phải tự quản lý một sự nghiệp riêng cũng như sự cô lập khi phải làm tất cả mọi việc một mình. Một nghiên cứu của Epsom đã kết luận rằng hơn một phần tư số freelancers bị trầm cảm.
Để đảm bảo rằng sức khỏe tổng thể của bạn không bị ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của lĩnh vực freelancing, dưới đây là bốn tips hữu ích:
1. Trở thành một thành viên của một không gian làm việc chung
Làm việc tại nhà mang đến rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm tăng cảm giác cô đơn và bị cô lập. Trong những năm gần đây, mô hình không gian làm việc chung-Coworking Space (một nơi mọi người làm việc và cùng nhau chia sẻ một không gian chung với đầy đủ tiện nghi không thua kém gì một văn phòng truyền thống) đã trở nên phổ biến hơn nhờ một số lợi ích mà nó mang lại cho các freelancers và lao động làm việc từ xa, trong đó bao gồm mức giá thuê linh hoạt, tiện nghi đầy đủ của một văn phòng hiện đại v.v…Quan trọng hơn, mô hình này có khả năng cho phép mọi người tận hưởng sức mạnh tổng hợp được tạo ra từ những con người sáng tạo làm việc ở chung một không gian mà hoàn toàn không có cảm giác bản thân mình là những người lao động làm công ăn lương truyền thống.
Vì các không gian làm việc chung có sức hấp dẫn lớn đối với các freelancers, những tuýp người làm việc ở đó cũng sẽ có tư duy, suy nghĩ đồng điệu với nhau và nhiều người sẽ cảm thấy đó thậm chí là một động lực to lớn cho công việc của họ. Những môi trường này cũng giúp cải thiện cân bằng cuộc sống-công việc đồng thời giúp họ có sự tương tác xã hội tích cực và một ý thức cộng đồng.
Các không gian làm việc chung chẳng hạn như WeWork tại Hoa Kỳ hoặc JustCo tại Singapore, không chỉ đơn thuần cung cấp cho bạn một không gian để ngồi làm việc, mà còn thúc đẩy ý thức cộng đồng bằng cách tích cực khuyến khích những cuộc gặp mặt, tổ chức các sự kiện xã hội và thúc đẩy tương tác giữa các freelancers với nhau.
2. Có một giải pháp thanh toán phù hợp
Các freelancers thường có cảm giác họ luôn trong tình trạng bị động chạy theo khách hàng để nhận thanh toán cho những công việc họ đã hoàn thành cũng như cho các chi phí họ đã phải ứng trước. Điều này là do khách hàng thường thanh toán trễ hoặc thông qua nhiều phương thức thanh toán khác nhau, khiến các freelancers luôn phải sắp xếp và điều tiết toàn bộ các thanh toán vào cuối mỗi tháng. Việc quản lý các khoản thanh toán đã khiến nhiều freelancers cảm thấy căng thẳng, ngột ngạt, và do đó tác động tiêu cực đến sức khỏe của họ. Bạn nên cân nhắc triển khai một hệ thống thanh toán có thể giúp theo dõi các khoản thanh toán từ các nhà cung cấp khác nhau, đặc biệt nếu bạn đang cộng tác với những khách hàng quốc tế và muốn nhận thanh toán bằng đồng nội tệ của bạn.
Các giải pháp thanh toán chẳng hạn như Payoneer giúp freelancer quản lý thanh toán dễ dàng hơn bằng cách cung cấp cho họ sự linh hoạt trong việc quyết định cách thức họ muốn nhận thanh toán. Giải pháp thanh toán phù hợp cũng sẽ đảm bảo các thanh toán của bạn luôn được an toàn, giúp bạn quẳng bớt một mối lo âu thường trực.
3. Đầu tư vào các hoạt động tự chăm sóc bản thân
Cuộc sống của một freelancer thường đồng nghĩa với việc bạn có ít hoặc thậm chí hoàn toàn không có tự do. Bởi những lo lắng trong việc quản lý sự nghiệp freelance riêng của bạn và sự căng thẳng hàng ngày đi kèm với nó, rất nhiều freelancers đang bỏ bê bản thân họ. Tuy nhiên, vì bạn là động lực thúc đẩy sự nghiệp freelance riêng của bạn, điều quan trọng hơn cả đó là phải có sự cân bằng tích cực giữa cuộc sống-công việc, và điều đó bắt đầu từ việc tự chăm sóc bản thân mình.
Giống như bạn quản lý doanh nghiệp và giữ chân khách hàng, duy trì sổ sách kế toán và các hoạt động kinh doanh của bạn ở trạng thái khỏe mạnh, bạn cũng cần phải dành thời gian cho sức khỏe của chính bản thân mình. Điều quan trọng cần nhớ rằng việc tự chăm sóc bản thân không phải là thứ xa xỉ mà là một việc làm cần thiết để giữ cho bạn và sự nghiệp freelance của bạn luôn ở một trạng thái hoạt động tối ưu.
Dưới đây là một số hoạt động tự chăm sóc sức khỏe cá nhân bạn có thể làm cho chính bản thân mình:
• Nuông chiều bản thân (ví dụ đi mát xa, tham gia tập gym, chơi môn thể thao yêu thích v.v…)
• Chăm chỉ đi du lịch
• Tận hưởng thời gian với gia đình và bạn bè
• Dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoài trời ở trong một môi trường có không khí trong lành
4. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp nếu cần thiết
Là một thành viên trong một không gian làm việc chung, có được một giải pháp thanh toán tối ưu, và đầu tư vào các hoạt động tự chăm sóc bản thân có thể giúp bạn rất nhiều khi bạn trở thành một freelancer. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy bị quá tải hoặc gặp nhiều khó khăn, bạn luôn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài.
Một nhà vật lý trị liệu, cố vấn hoặc huấn luyện viên chuyên nghiệp có thể giúp bạn tạo ra một kế hoạch tự chăm sóc cá nhân trong đó nhắm đến cảm xúc của bạn và trợ giúp bạn đối phó với bất cứ điều gì khiến bạn gặp khó khăn hàng ngày. Một số freelancers có thể thấy hữu ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn ảo từ các chuyên gia đầu ngành am hiểu sâu sắc về đặc thù công việc của họ.
Hãy nhớ rằng sức khỏe tinh thần của bạn quan trọng hơn bất cứ điều gì khác và bạn không bao giờ phải xấu hổ khi yêu cầu trợ giúp hoặc tìm kiếm tư vấn về cách thức cải thiện bản thân tốt hơn.
Lời kết
Sức khỏe tinh thần của bạn nên là ưu tiên hàng đầu không chỉ gói gọn trong tháng Năm, mà là quanh năm. Một doanh nghiệp khỏe mạnh bắt đầu bằng một người chủ sở hữu doanh nghiệp khỏe mạnh.