Mẹo nghề nghiệp

8 cách để các freelancers có thể xây dựng một thương hiệu cá nhân trên LinkedIn

Đây là một bài post đăng bởi một diễn giả và chuyên viên đào tạo độc lập của LinkedIn, Virginia Bautista

“Trở thành một người bình thường là một lựa chọn. Nếu bạn là một người bình thường, một bánh răng trong hệ thống, bạn sẽ luôn gặp khó khăn — gặp khó khăn để được trả lương một cách công bằng, gặp khó khăn để kiếm được khách hàng mới, gặp khó khăn để có sự tự do nhằm tạo sự khác biệt ” – Seth Godin, doanh nhân nổi tiếng thế giới, diễn giả và nhà văn ăn khách nhất

Là một freelancer, bạn có một sự lựa chọn. Bạn muốn là một người bình thường hay là một người đặc biệt?

Nếu bạn muốn nhận thù lao đúng theo giá trị của bạn, làm việc ít hơn và tận hưởng một nguồn thu nhập ổn định, bạn phải thật sự nổi bật. Và bạn có thể làm điều này bằng cách xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ cho phép bạn định nghĩa và truyền đạt giá trị của bạn tới các khách hàng lý tưởng của mình.

Bạn có thể hỏi, “Tại sao cần phải có thương hiệu cá nhân khi theo đuổi sự nghiệp freelancing?” Thật đơn giản—một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ sẽ giúp phân biệt bạn với hàng triệu freelancers khác trên khắp thế giới.Thương hiệu cá nhân là một quá trình liên tục của việc tiếp thị bản thân và sự nghiệp của bạn một cách chiến lược và với tư cách một thương hiệu. Sự thật là, cho dù bạn có thích hay không, bạn đã có một thương hiệu cá nhân.

Mẹo: Hãy thử tìm kiếm tên của bạn trên Google và xem sẽ có những gì xuất hiện, đặc biệt là trên trang đầu tiên. Những trang đó có thể tạo một ấn tượng cho biết bạn là ai và bạn làm gì.

Tại sao các freelancers phải tham gia LinkedIn

Là mạng lưới bao gồm những chuyên gia lớn nhất thế giới, LinkedIn hiện có hơn 500 triệu thành viên. Dưới đây là một số thông kê về LinkedIn có ý nghĩa với tư cách một freelancer:

Nguồn: The Case for B2B Marketing on LinkedIn

Thật không may, hầu hết các freelancers không hề có khái niệm về cách mà một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ trên LinkedIn có thể đưa họ xuất hiện trước mặt những người ra quyết định và cuối cùng là giành được những khách hàng có khả năng chi trả cao. Dưới đây là một số mẹo dành cho bạn:

Làm thế nào để xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ trên LinkedIn

#1 Từ khóa-tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn của bạn để bạn có thể xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm. Trên LinkedIn, bạn không cần phải đào tung cả thị trường lên để tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng từ khóa-tối ưu hóa hồ sơ cá nhân của bạn và các khách hàng mục tiêu của bạn sẽ tìm đến bạn.

 

Bằng cách bổ sung các từ khóa vào hồ sơ của mình, bạn có thể xuất hiện ở đầu trang, hoặc ít nhất, xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm của LinkedIn ngay khi mọi người thực hiện tìm kiếm sử dụng các từ khóa của bạn.

Công cụ tìm kiếm của Google cũng yêu thích LinkedIn, một trang web có thẩm quyền cao về tên miền. Một hồ sơ LinkedIn được tối ưu hóa cao độ sẽ thường xuất hiện trên trang nhất tại trang kết quả tìm kiếm của máy truy tìm dữ liệu Google (SERP), thường là trong ba kết quả hàngnđầu. Bạn có thể kiểm soát cách thức bạn muốn mọi người tìm thấy bạn. Và đó chính là thương hiệu cá nhân trong môi trường công việc.

#2 Phát triển mạng lưới của bạn. Hãy đặt mục tiêu cho ít nhất 500 kết nối. Thực tế đã chứng minh, hãy đảm bảo một mạng lưới được nhắm mục tiêu cao bằng cách sử dụng chức năng tìm kiếm để tìm các khách hàng lý tưởng của bạn. Dưới đây là cách bạn có thể thực hiện nó:

Bước 1. Đặt con trỏ vào hộp tìm kiếm. Nhập từ khóa của bạn. Chọn tab “People” để nhận các kết quả.

Bước 2. Lọc các kết quả dựa trên yếu tố nhân khẩu học. Do đó, nếu bạn chỉ muốn kết nối với các chủ doanh nghiệp từ nước Mỹ, bạn có thể chọn “United States” trên tùy chọn bộ lọc “Locations”.

#3. Thêm các kỹ năng của bạn và yêu cầu lời chứng thực. Chỉ có những kết nối cấp 1 của bạn mới có thể chứng thực cho bạn về các kỹ năng của bạn, vì vậy nếu bạn chỉ có một vài kết nối, bạn sẽ không thể tiến xa được. Tính năng ‘Featured Skills & Endorsements’ đóng vai trò vô cùng quan trọng để bạn có thể được tìm thấy trên LinkedIn.

Bạn càng có nhiều lời chứng thực đối với một kỹ năng cụ thể nào đó, bạn càng có nhiều cơ hội hơn để được tìm thấy, do đó đừng ngại yêu cầu những kết nối của bạn chứng thực các kỹ năng của bạn! Và bạn cũng nên hào phóng trong việc chứng thực cho những kết nối của bạn.

Nếu có thể, hãy yêu cầu chứng thực từ những người có tay nghề cao đối với cùng một kỹ năng. Ví dụ, nếu bạn có kỹ năng cao về viết lách, hãy yêu cầu chứng thực từ những người cũng có kỹ năng cao về viết lách khác. Những lời chứng thực từ những người này có trọng lượng và giá trị hơn so với từ những người không có kỹ năng viết lách. 

#4.  Tối ưu hóa tiêu đề của bạn. Bên cạnh ảnh hồ sơ của bạn, tiêu đề là thứ đầu tiên mà các thành viên khác của LinkedIn nhìn thấy. Trong 120 ký tự, bạn nên nói cho các khách hàng mục tiêu của mình biết bạn làm gì. Hãy thêm từ khóa vào tiêu đề của bạn để bạn có thể xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm.

Theo mặc định, LinkedIn sử dụng công việc hiện tại của bạn để làm tiêu đề, nhưng bạn có thể chỉnh sửa nó để định vị bản thân một cách chính xác ở trong ngành của bạn.

Để chỉnh sửa tiêu đề, hãy nhấp vào biểu tượng cây bút chì ở bên phải ảnh hồ sơ cá nhân của bạn và thực hiện các thay đổi cần thiết.

#5.  Tối ưu hóa bản tóm tắt hồ sơ của bạn. Hầu hết người dùng LinkedIn không thêm vào một bản tóm tắt hồ sơ. Đây là một sai lầm rất tai hại. Bản tóm lược hồ sơ của bạn là một nơi để thực sự “kết nối” và làm cho thông điệp của bạn cộng hưởng tới các khách hàng mục tiêu. Dưới đây là một số mẹo hữu ích trong việc tối ưu hóa bản tóm tắt hồ sơ của bạn:

  • Bản tóm lược hồ sơ cho bạn cơ hội để “nói chuyện” với các khách hàng lý tưởng của bạn. Không, đây không phải là chỗ để bạn bán các dịch vụ của mình, nhưng là một nơi hoàn hảo để cho các khách hàng lý tưởng của bạn biết được những giá trị mà bạn có thể cung cấp cho họ.
  • Trong lúc viết bản tóm tắt, hãy trả lời câu hỏi, “Tôi sẽ giúp các khách hàng lý tưởng của tôi giải quyết vấn đề của họ như thế nào?” Bạn không thể lừa dối ở đây. Bạn sẽ không biết cách làm thế nào để giúp các khách hàng lý tưởng của mình nếu bạn không thực hiện nghiên cứu, vì vậy, hãy bắt đầu càng sớm càng tốt. Sử dụng tối đa 2.000 ký tự ở đây.
  • Thêm các từ khóa của bạn. Hãy làm cho bản tóm tắt theo hướng tập trung vào khách hàng!

Luôn kết thúc bằng một lời kêu gọi hành động (CTA). Nếu họ quan tâm đến các dịch vụ của bạn, bạn muốn họ phải làm gì? Kết nối với bạn? Gửi cho bạn một email? Truy cập trang web của bạn? Dù nó là gì chăng nữa, hãy làm rõ ý muốn của bạn bằng một CTA thật mạnh mẽ.

#6.  Tìm phong cách độc đáo của bạn. Đây là sự thật: Nếu không có một phong cách độc đáo, bạn sẽ đi lang thang vô định trên LinkedIn. Nếu không có sự rõ ràng về lĩnh vực ngách, phong cách và mục đích của mình, bạn sẽ không thể có sự kết nối phù hợp và bạn cũng không thể tạo ra nội dung tốt nhất nhằm giúp bạn xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ trên LinkedIn. Vì vậy hãy bắt tay vào việc-tìm phong cách độc đáo của bạn.

#7.  Thể hiện chuyên môn của bạn bằng cách tạo ra nội dung gốc. Nếu bạn muốn có được các khách hàng chất lượng cao, bạn phải chứng tỏ bạn có thể làm được những gì cho họ thông qua nội dung gốc. Nếu bạn không phải là một người viết nội dung quảng cáo, đừng lo lắng-nội dung có thể đến từ nhiều thể loại khác nhau chẳng hạn như các bài báo, infographics, videos, bài thuyết trình, hình ảnh, v.v…

Hãy sử dụng loại nội dung tốt nhất để chứng tỏ chuyên môn của bạn. Trong trường hợp của tôi, mọi bài viết tôi đã từng xuất bản đều thúc đẩy và hướng các khách hàng có chất lượng cao tới hồ sơ của tôi, do đó mỗi bài viết đều rất có giá trị đối với tôi! Bằng cách tận dụng tính năng LinkeIn Publisher và tạo ra nội dung gốc một cách thường xuyên, bạn có thể chuyển đổi kỹ năng viết của mình thành thu nhập.

#8.  Kết nối, tương tác, giúp đỡ. Hãy nhớ điều này: Thương hiệu cá nhân không phải là nói về bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn phải khoe khoang để nổi bật. Tuyệt nhiên không. Thương hiệu cá nhân là để nói về những giá trị bạn mang đến không chỉ cho các khách hàng mục tiêu của bạn, mà còn cho mạng lưới của bạn nữa.

LinkedIn là một trang web kết nội mạng giữa các chuyên gia. Nó là một nơi để tìm những người có cùng quan điểm, những người có thể giúp đẩy nhanh quá trình đi đến thành công của bạn. Bạn có nhớ câu nói, “bạn biết những gì không quan trọng, bạn biết những ai mới là điều quan trọng”? Trong nhiều trường hợp, nó cũng đúng đối với LinkedIn.

Rất nhiều người trong số các khách hàng chất lượng của tôi là những người nằm trong mạng lưới của những kết nối cấp 1 của tôi (vì vậy họ là những kết nối cấp 2 của tôi). Họ đã tìm thấy tôi thông qua những tương tác từ những kết nối cấp 1 của tôi đối với nội dung gốc của tôi.

Do đó, hãy tương tác với nội dung của những kết nối của bạn và đề nghị giúp đỡ nếu cần. Khi bạn phát triển mạng lưới và trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực ngách của bạn, nhiều người sẽ tiếp cận bạn để tìm kiếm sự giúp đỡ. Hãy tận dụng cơ hội để bổ sung giá trị cho cuộc sống của họ. Và bạn chắc chắn sẽ chứng kiến-lợi tức cao về đầu tư.

Tại sao tôi nói với bạn điều này?

Là một freelancer, tôi biết những thách thức của việc không có một nguồn thu nhập ổn định, và không được tận hưởng những lợi ích mà nhân viên văn phòng đang được nhận.

Mặt khác, tôi biết rằng các freelancers có thể thực hiện những công việc tuyệt vời trong khi vẫn tận hưởng sự tự do mà nghề freelancing mang lại. Nhưng trước tiên, chúng ta phải được nhận thù lao một cách công bằng và sống một cuộc sống bảo đảm hơn.

Những gì tôi nhận thấy là—xây dựng một thương hiệu cá nhân trên LinkedIn là bước đầu tiên để biến bạn từ một người bình thường trở thành người đặc biệt.

LinkedIn đã giúp tôi tự đổi mới sự nghiệp của mình. Đầu năm nay, tôi đặt ra một mục tiêu chính, thứ mà tôi dự định sẽ hoàn thành trong 2-3 năm tới. Vào thời điểm đó, tôi thực sự không có ý tưởng làm thế nào để đạt được mục tiêu của mình. Tôi chỉ biết tự nhủ với bản thân mình, “Hãy làm những gì bạn có thể.”

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không thể tin rằng tôi đã có những gì tôi muốn chỉ trong vòng ba tháng-tất cả là do sự hiện diện mạnh mẽ của tôi trên LinkedIn. Cơ hội luôn có khả năng nhân rộng. Cơ hội này luôn có khả năng dẫn đến những cơ hội khác tốt hơn, và nó không bao giờ kết thúc.

Nhưng trước hết, bạn phải đầu tư vào bản thân mình, tìm ra phong cách độc đáo của mình, cũng như xác định và truyền đạt giá trị của bạn.

Bây giờ là lúc để thoát ra khỏi vùng an toàn của bạn

Thoát ra khỏi vùng an toàn của bạn có thể là một quyết định khó khăn, nhưng chỉ là trong thời điểm ban đầu. Hãy ra một quyết định lớn trong đời để trở nên nổi bật. Kể câu chuyện của bạn.
Đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Rời khỏi vùng an toàn của bạn và bạn sẽ gặt hái những phần thưởng to lớn cũng như mở ra những cơ hội tuyệt vời.

Với một thương hiệu mạnh mẽ, bạn có thể xây dựng mức phí dịch vụ bạn muốn, làm những gì bạn yêu thích và tận hưởng một nguồn thu nhập ổn định. Khi bạn gia tăng mức độ ảnh hưởng của mình, bạn sẽ có thể tạo sự khác biệt bằng cách giúp đỡ người khác, những người cần kiến thức chuyên môn của bạn.
Bằng một sự hiện diện mạnh mẽ trên LinkedIn, tôi đã (và bạn cũng có thể đạt được những thứ như này):

(1) có được sự độc lập về tài chính (một thách thức cho nhiều freelancers);
(2) được xuất hiện hai lần trong một trong những tạp chí kinh doanh hàng đầu thế giới (Forbes 12);
(3) được xuất hiện trong những tạp chí trực tuyến rất uy tín và phổ biến ở Philippines (Entrepreneur Philippines và Female Network);
(4) thành lập công ty tư vấn của riêng tôi;
(5) được mời nói chuyện trong các hội thảo và hội nghị;
(6) hợp tác với một giao sư ở Hoa Kỳ cho một ấn phẩm trong cuốn Tạp chí Nghiên cứu Kinh doanh;
(7) tổ chức khóa đào tạo cho các doanh nghiệp;
(8) được phỏng vấn trong rất nhiều ấn phẩm trực tuyến và các nhóm Facebook; và

(9) hình thành quan hệ đối tác cho các dịch vụ đào tạo LinkedIn của tôi, bên cạnh những người khác.

Xây dựng thương hiệu cá nhân trên LinkedIn là một hành trình. Một khi thương hiệu của bạn trở nên có uy tín trong ngành, nó sẽ liên tục mang đến các khách hàng và cơ hội cho bạn. Phải mất một khoảng thời gian nhất định để xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ, nhưng tôi đảm bảo với bạn, nó hoàn toàn xứng đáng!

Virginia Bautista là Nhà tư vấn và chuyên viên đào tạo độc lập của LinkedIn duy nhất và đầu tiên đến từ Philippines. Cô giúp các chuyên gia, nhà tư vấn và freelancers xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ trên LinkedIn. Là một biên tập viên và một người viết lách tự do trong 10 năm, Virginia khám phá ra sức mạnh của LinkedIn vào năm 2014. Kể từ đó, LinkedIn đã mở ra nhiều cơ hội to lớn cho cô. Hãy tham gia vào nhóm Facebook của Virginia và tìm hiểu thêm về cách mà bạn có thể tận dụng LinkedIn để thành công trong sự nghiệp freelancing:  LinkedIn for Freelancers.

 

Richard Clayton

Richard is the Head of Content at Payoneer. An accomplished marketing manager, Richard is passionate about thinking creatively to communicate effectively.