Nền tảng Services Marketplaces của LinkedIn tiếp thêm “sức nóng” cho nền kinh tế Gig
“Cuộc cách mạng freelance” hay “đơn từ chức vĩ đại”, cho dù bạn muốn gọi đó là gì đi chăng nữa, thì tất cả chúng ta đều đã nghe nói rất nhiều về cách mà cuộc sống công việc đã thay đổi mạnh mẽ như thế nào trong những năm qua. Và chỉ mới tuần trước, LinkedIn đã thực hiện bước đi mới, tiếp thêm động lực phát triển mạnh mẽ cho lực lượng lao động freelance toàn cầu ngày nay.
LinkedIn, một trang mạng xã hội nghề nghiệp hàng đầu thế giới được 800 triệu chuyên gia tại hơn 200 quốc gia sử dụng nhằm mục đích tìm kiếm cơ hội việc làm toàn thời gian cũng như tạo dựng mạng lưới kết nối công việc chuyên nghiệp, đã chính thức mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực freelance bằng việc công bố một dịch vụ mới vốn được thiết kế đặc biệt dành cho lực lượng lao động freelance.
Tính năng mới ‘Services Marketplace’ của LinkedIn cho phép các freelancers và chuyên gia dễ dàng quảng bá thương hiệu cá nhân cũng như kỹ năng chuyên môn của họ tới những công ty đang muốn thuê nhân tài từ bên ngoài để triển khai các dự án nội bộ của họ. Nền tảng Services Marketplace này được LinkedIn giới thiệu cùng với một số tính năng khác như các bộ lọc bổ sung để tìm kiếm việc làm từ xa, việc làm kết hợp, hoặc việc làm trực tiếp cho người lao động. Bước đi này phản ánh sự dịch chuyển của LinkedIn để thích nghi trước những thay đổi trong môi trường làm việc toàn cầu ngày nay.
Về cơ bản, dịch vụ mới của LinkedIn có tiềm năng đưa họ vào một sân chơi chung với một số thị trường freelance lớn nhất thế giới như Fiverr và Upwork, kết hợp với nhau vì sự phát triển của toàn ngành công nghiệp freelance nói chung. Tuy vậy, với việc sở hữu một mạng lưới khổng lồ bao gồm những chuyên gia điều hành cấp cao chủ yếu làm việc tại Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển của LinkedIn, loại công việc được quảng cáo và cung cấp trên nền tảng này có thể sẽ tương đối khác biệt so với trên Fiverr hoặc Upwork vốn phổ biến với những công việc như thiết kế hay dịch thuật với mức phí khiêm tốn trong khoản 50 USD. Thay vào đó, Services Marketplace nhiều khả năng cung ứng nguồn lao động freelance cao cấp và độc đáo hơn nhiều, đặc biệt là về cơ cấu thu nhập.
Tất nhiên, đây không phải là những nền tảng duy nhất hiện nay trên thế giới. Thật vậy, trong bối cảnh rất nhiều nền tảng dành cho freelancer vừa mới xuất hiện trong thời gian gần đây và có độ bao phủ tại nhiều lĩnh vực ‘’niche” khác nhau, thì sự thâm nhập mới nhất của LinkedIn vào ngành công nghiệp giàu tiềm năng phát triển này chỉ thêm một lần nữa khẳng định chắc chắn rằng xu hướng dịch chuyển sang lĩnh vực freelance hiện đang trở nên “hot” hơn bao giờ hết.
Tại sao LinkedIn lại ra mắt nền tảng Services Marketplace?
Đại dịch Covid-19 toàn cầu hiện nay được coi là một chất xúc tác mạnh mẽ cho sự tăng trưởng đáng kể của nền kinh tế số trong những năm gần đây khi ngày càng nhiều người lao động trên toàn thế giới bắt đầu xem xét nghiêm túc việc theo đuổi một sự nghiệp freelance lâu dài. Hơn nữa, những thay đổi nhanh chóng về công nghệ cũng như sự kỳ vọng tại nơi làm việc đã chứng mình một thực tế rằng mô hình việc làm văn phòng truyền thống không còn được coi là duy nhất nữa, nó chỉ là một trong số nhiều sự lựa chọn của người lao động.
Như đã đề cập đến trong một số báo cáo gần đây của chúng tôi: The State of Freelancing During COVID-19 và An Abundance of Opportunities, cũng như Global Survey on Freelancing, ngày càng nhiều những chuyên gia thuộc thế hệ trẻ hiện nay đang kỳ vọng, thậm chí có nhu cầu rất cấp thiết, được làm việc trong một môi trường và điều kiện làm việc linh hoạt hơn, trong đó đặc biệt là kỳ vọng về quyền tự chủ 100% để thể hiện kỹ năng chuyên môn và cung cấp dịch vụ của họ cho nhiều đối tượng khách hàng hơn trên phạm vi toàn cầu.
Đổi lại, nhiều doanh nghiệp, cả quy mô lớn và nhỏ, đều đã phải tìm cách để thích nghi với những sự kỳ vọng đó. Cụ thể, khoảng 73% số lượng giám đốc nhân sự cho biết họ có kế hoạch tiếp tục hoặc tăng cường sử dụng lao động freelance để thực thị các nhiệm vụ của doanh nghiệp. Tất nhiên, xu hướng dịch chuyển này là do những lợi ích to lớn mà lao động freelance mang lại cho các công ty. Bằng cách thuê freelancer từ bên ngoài, doanh nghiệp có thể hoàn thành dự án của họ nhanh hơn và với chi phí thấp hơn so với việc tuyển dụng lao động toàn thời gian. Họ cũng có thể mở rộng phạm vi tìm kiếm nhân tài vượt ra khỏi những rào cản về địa lý thông thường và thay vào đó, họ có cơ hội được tiếp cận các nguồn lực lao động tốt nhất trên quy mô toàn cầu. Thêm nữa, sự chuyên nghiệp cũng như khả năng nhanh chóng nắm bắt và thực hiện công việc được giao của các freelancers giúp quy trình tiếp nhận và làm quen công việc của họ diễn ra nhanh và trơn tru hơn nhiều so với quy trình tuyển mộ, tiếp nhận và đào tạo dành cho một nhân viên làm việc toàn thời gian tại công ty.
Do vậy, không có gì ngạc nhiên, sau khi quan sát xu hướng phát triển chóng mặt của lĩnh vực freelance hiện nay và thậm chí trước đó, LinkedIn đã có những bước đi đầu tiên nhằm mở rộng cách mọi người kết nối chuyên nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay. Đúng vậy, kể từ tháng Mười năm 2019, khi quyết định mua lại UpCounsel, một startup đóng vai trò kết nối khối doanh nghiệp với các luật sư tự do toàn cầu, LinkedIn đã đưa ra tín hiệu đầu tiên của hướng đi chiến lược này. Sau đó họ đã hiện thực hóa tầm nhìn này vào tháng Hai năm nay khi bắt đầu cho ra mắt phiên bản beta của ứng dụng Services Marketplace dành cho thành viên của LinkedIn tại Hoa Kỳ và nhanh chóng ghi nhận con số ấn tượng 2 triệu người dùng đăng ký. Vì vậy, khi dịch vụ freelance mới và miễn phí này trở nên khả dụng cho tất cả người dùng của nó trên toàn thế giới, chúng ta hoàn toàn có khả năng chứng kiến số lượng người dùng tăng trưởng mạnh mẽ hơn rất nhiều trong vài tháng tới.
Thách thức về thanh toán
Tuy vậy, trước khi trở nên quá phấn khích về một dịch vụ mới thật hấp dẫn và con số doanh thu ấn tượng 9 tỷ USD vào năm 2020 được tạo ra từ Services Marketplace vào năm 2020, các freelancers vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn & thách thức liên quan đến thanh toán trên nền tảng.
Mặc dù tính năng mới của LinkedIn nhằm thay thế cho dịch vụ tuyển dụng ProFinder trước đây, nhưng hiện tại bạn không thể lập hóa đơn cho các khách hàng sau khi hoàn thành dự án trên Services Marketplace. Ngoài ra, bạn cũng không có cách nào khác để nhận thanh toán cho những dự án được thực hiện trực tiếp thông qua nền tảng LinkedIn.
Về mặt này, có thể nói rằng Fiverr, Upwork, Toptal và nhiều nền tảng freelance khác đang đi trước LinkedIn một bước. Bằng việc hợp tác với một giải pháp thanh toán như Payoneer, những nền tảng này có khả năng thực hiện thanh toán cho các freelancers tại hơn 150 quốc gia, cho phép họ kết nối và nhận thanh toán từ mọi khách hàng cho dù họ sinh sống ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Cách thức nhận thanh toán từ nền tảng Services Marketplace của LinkedIn
Mặc dù LinkedIn vẫn chưa cung cấp giải pháp thanh toán cho lao động freelance làm việc trên nền tảng Services Marketplace, nhưng với Payoneer, họ có thể hoàn toàn yên tâm về điều đó.
Bằng cách sử dụng dịch vụ Yêu cầu Thanh toán và tài khoản nhận đa loại tiền tệ của Payoneer, freelancer có thể dễ dàng lập hóa đơn, gửi yêu cầu thanh toán và nhận thanh toán từ những khách hàng trên toàn thế giới. Với hơn 150 đơn vị tiền tệ để lựa chọn (USD, GBP, EUR, CAD, AUD, JPY, SGD và nhiều loại tiền tệ khác), freelancer có thể nhận thanh toán bằng đơn vị tiền tệ phù hợp và thuận tiện cho họ cũng như khách hàng của họ mà không cần mở tài khoản ngân hàng địa phương ở quốc gia của khách hàng. Sau đó, freelancer có thể rút thu nhập về tài khoản ngân hàng địa phương của họ với chi phí thấp hơn nhiều so với phương thức điện chuyển khoản quốc tế (wire transfer), tất cả chỉ trong vài tiếng.
Sau khi thực hiện xong dự án cho các khách hàng trên Services Marketplace của LinkedIn, freelancer cũng có thể yêu cầu thanh toán thông qua nhiều phương thức thanh toán khác nhau, trực tiếp từ trong tài khoản Payoneer của họ, đính kèm hoặc tạo hóa đơn của riêng họ và tiếp tục theo dõi trạng thái của khoản thanh toán cho đến khi chúng được chuyển thành công vào tài khoản.
Sau khi tiền được chuyển vào tài khoản Payoneer, freelancer có thể rút tiền về tài khoản ngân hàng địa phương, rút tiền tại các máy ATM trên khắp thế giới (bằng thẻ trả trước của Payoneer) hoặc sử dụng quỹ tiền để thanh toán cho các chi phí kinh doanh freelance của họ.
Khoảng thời gian hết sức thú vị ở phía trước
Sự gia nhập của LinkedIn vào thị trường freelance toàn cầu là một dấu hiệu tuyệt vời cho thấy ngành công nghiệp freelance đang đi đúng hướng. Điều này càng được củng cố bởi kế hoạch gia nhập thị trường của một gã khổng lồ trực tuyến khác, Facebook. Nền tảng xã hội nổi tiếng nhất thế giới đang nghiêm túc lên kế hoạch thâm nhập thị trường freelance tiềm năng này trong tương lai gần và đây là một bằng chứng thuyết phục nữa cho thấy nền kinh tế gig toàn cầu hiện nay đang có sức hút mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trong khi một số tên tuổi lớn như LinkedIn chỉ vừa mới có những bước đi chập chững trong một lĩnh vực vốn có sự cạnh tranh ngày càng tăng này, thì những nền tảng nổi tiếng khác như Fiverr và Upwork đã và đang cung cấp dịch của họ cho các freelancers, nhóm làm việc hay các doanh nghiệp lớn và nhỏ trong nhiều năm qua và đã tạo dựng được một vị thế vững chắc trong ngành công nghiệp freelance hứa hẹn nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.
Đối với những thị trường như này, việc kết nối họ với các khách hàng và người lao động tự do toàn cầu nhằm giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thanh toán trên toàn thế giới phù hợp hoàn toàn với chuỗi sản phẩm và dịch vụ của Payoneer, một đối tác đồng hành cùng nền thương mại số ở khắp mọi nơi trên toàn cầu.
Để biết thêm thông tin về cách thức Payoneer có thể giúp các freelancers nhận thanh toán từ các khách hàng và thị trường freelance trên toàn thế giới, hãy tham khảo chuỗi dịch vụ dành cho các freelancers của chúng tôi.
Bạn là một nền tảng freelance? Hãy tìm hiểu cách thức Payoneer có thể giúp bạn quản lý các khoản thanh toán tích hợp hàng loạt cho những người dùng freelance của bạn cùng với nhiều dịch vụ tài chính khác.