10 cách thức tuyệt vời để thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến của bạn
Mọi người đang chi tiêu trên mạng trực tuyến nhiều hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng đã chuyển sang hình thức thương mại điện tử cho mọi hàng hóa và dịch vụ, từ các loại chất tẩy rửa chuyên dụng dành cho máy rửa bát cho đến chiếc điện thoại thông minh. Nhu cầu và thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thực sự thay đổi. Trong bài blog này, chúng tôi sẽ đề cập đến 10 xu hướng thương mại điện tử rất quan trọng cho năm 2022 mà bạn nên tham khảo và tận dụng nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.
- Tạo dựng bản sắc thương hiệu mạnh mẽ
Lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng trở nên bão hòa trong những năm gần đây và đó là lý do tại sao việc tạo dựng một bản sắc thương hiệu mạnh mẽ là vô cùng quan trọng. Điều này liên quan đến việc tạo dựng một hình ảnh và tiếng nói khác biệt đại diện cho thương hiệu của bạn. Tất cả các yếu tố cấu thành nên thương hiệu như thiết kế logo, slogan và trang web của bạn cho đến bao bì đóng gói sản phẩm và thông điệp cần phải đồng nhất và phù hợp với bản sắc thương hiệu của bạn.
Để thu hút khách hàng tiềm năng trong nhóm nhân khẩu học mục tiêu của mình, thương hiệu của bạn cần phải giao tiếp với người mua hàng ở cấp độ cá nhân. Suy cho cùng, khi người tiêu dùng mua sản phẩm trên mạng trực tuyến, họ không chỉ mua sản phẩm – họ còn mua cả thương hiệu. Theo Accenture, 52% những người tiêu dùng hiện chọn thương hiệu phù hợp với giá trị của họ. Tính minh bạch là yếu tố then chốt – cho khách hàng của bạn thấy công ty bạn đại diện cho điều gì để tăng cơ hội chuyển đổi.
- Đầu tư vào thương mại di động
Nhiều người lầm tưởng rằng hiện tại tất cả các trang web thương mại điện tử đều đã được tối ưu hóa cho mọi thiết bị di động, nhưng thực tế không phải vậy. Trên thực tế, có đến hơn một nửa tổng giá trị giao dịch trực tuyến được thực hiện trên các thiết bị di động và đó là lý do tại sao việc sở hữu một trang web được tối ưu hóa và hiển thị tốt trên mọi thiết bị di động là vô cùng quan trọng để giảm tỷ lệ rời trang, giữ chân khách hàng và tăng lưu lượng truy cập tự nhiên. Theo ghi nhận của Google, 61% người tiêu dùng sẽ không bao giờ quay trở lại trang web di động nếu họ gặp khó khăn khi truy cập vào trang web đó lần đầu tiên.
Do vậy, điều đặc biệt quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trực tuyến đó là đầu tư vào thiết kế một trang web di động hấp dẫn về hình ảnh cùng với đó là quy trình thanh toán đơn giản và trực quan – trang checkout chậm chạp và phức tạp là một trong những lý do hàng đầu dẫn đến tình trạng hủy bỏ giỏ hàng.
- Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
Định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững cho doanh nghiệp trực tuyến của bạn không chỉ làm giảm tác động trực tiếp đến môi trường mà còn làm cho thương hiệu của bạn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt mọi người. Trong bối cảnh ngày càng nhiều người nhận thức rõ ràng hơn về việc biến đổi khí hậu, không quá bất ngờ, khi có đến một phần ba số lượng người tiêu dùng toàn cầu hiện sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, khi yếu tố phát triển bền vững trở thành một trong những lợi điểm bán hàng quan trọng, ngày càng xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp tự quảng cáo bản thân họ như một doanh nghiệp phát triển bền vững mà không có bất cứ cơ sở nào để ủng hộ tuyên bố của họ. Việc lạm dụng yếu tố phát triển bền vững như là một thủ thuật marketing khi sản phẩm của bạn không thực sự mang lại lợi ích cho môi trường được coi là greenwashing (truyền đạt một ấn tượng lệch lạc hoặc cung cấp thông tin sai lệch nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi) và cách tốt nhất để tránh điều đó là bạn phải minh bạch nhất có thể. Một lời tuyên bố đơn giản về những gì bạn đang làm để đem lại lợi ích cho Trái Đất là không đủ – khách hàng muốn hiểu toàn bộ chuỗi cung ứng của bạn và cách nó đang tác động đến môi trường.
Bên cạnh các hoạt động tiếp thị thông thường khác, bạn cũng nên kết hợp chiến lược tiếp thị bền vững để cho mọi người thấy công ty của bạn đang bù đắp lượng khí thải carbon hoặc giảm thiểu chất thải ra sao. Ngoài ra, hãy thêm một trang phát triển bền vững trên trang web của bạn, viết các bài đăng trên blog và tạo nội dung truyền thông xã hội thể hiện lời cam kết thương hiệu của bạn.
- Cung cấp nhiều tùy chọn vận chuyển
Dịch vụ giao hàng trong hai ngày của Amazon đã thay đổi hoàn toàn kỳ vọng giao hàng của người tiêu dùng và thiết lập một tiêu chuẩn giao hàng mới trong ngành công nghiệp thương mại điện tử toàn cầu. Tốc độ và sự chính xác trong giao hàng đã trở thành một nhu cầu chính đáng và mọi khách hàng đều mong muốn nhận được sản phẩm của họ càng sớm càng tốt. Người tiêu dùng có xu hướng gắn bó với những doanh nghiệp có khả năng cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh hơn, dễ dàng hơn và minh bạch hơn. Tuy nhiên, cũng chính những người này đã nói rằng các nhà bán lẻ trực tuyến hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng 50% kỳ vọng của họ về tốc độ và thời gian giao hàng. Ngoài ra, một khảo sát được thực hiện vào năm 2020 cho thấy có đến 69,7% lượng khách hàng nhiều khả năng sẽ không thực hiện các hoạt động mua sắm với nhà bán lẻ nữa nếu đơn hàng của họ bị trì hoãn mà họ không được biết.
Doanh nghiệp trực tuyến của bạn có thể tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng và giảm tình trạng hủy bỏ giỏ hàng bằng cách đáp ứng tốt kỳ vọng giao hàng này. Bằng cách cung cấp những phương thức giao hàng đa dạng và linh hoạt đồng thời sử dụng nhiều nhà vận chuyển khác nhau cho các hoạt động giao hàng, thương hiệu trực tuyến của bạn có thể tự động truyền tải mức độ đầu tư và cam kết của nó vào sự hài lòng của khách hàng.
- Tạo điều kiện cho mảng thanh toán di động
Theo Yahoo finance, giải pháp ví kỹ thuật số (ví điện tử) sẽ chiếm hơn một nửa tổng số lượng thanh toán thương mại điện tử trên toàn thế giới vào năm 2024. Một số ứng dụng như Apple Pay, PayPal và Google Pay đã đơn giản hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến, giúp người tiêu dùng hoàn tất các giao dịch mua sắm của họ một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.
Cung cấp dịch vụ thanh toán di động sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng và cho phép thương hiệu của bạn tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Người tiêu dùng đã và đang sử dụng chiếc điện thoại thông minh của họ thường xuyên hơn. Do vậy, việc tạo điều kiện thuận lợi cho hình thức thanh toán di động là một bước đi cực kỳ tuyệt vời của doanh nghiệp. Nó giúp khách hàng của bạn tiết kiệm thời gian và tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn bằng cách cắt giảm thủ tục nhập thông tin thanh toán của khách hàng theo cách thủ công thông thường. Đó là một dịch vụ thanh toán tuyệt vời mà đôi bên đều hưởng lợi.
- Tăng tương tác với khách hàng
Theo SproutSocial, 64% lượng khách hàng muốn các thương hiệu kết nối và tương tác với họ. Các công ty kinh doanh trực tuyến cần tạo dựng một mối quan hệ mật thiết với khách hàng của họ mà không cần bất kỳ cửa hàng vật lý nào, có nghĩa là họ cần thực hiện điều này theo nhiều cách khác nhau nếu muốn thu hút những khách hàng mua sắm lặp lại.
Các thương hiệu trực tuyến cũng có thể sử dụng một cách thức tuyệt vời khác để thu hút người tiêu dùng đó là tạo dựng một sự hiện diện mạnh mẽ trên mạng xã hội. Các nền tảng truyền thông xã hội giúp thu hẹp khoảng cách giữa thương hiệu với người tiêu dùng và cho phép họ kết nối trực tiếp với nhau. Instagram là một trong những nền tảng tốt nhất cho các doanh nghiệp thương mại điện tử bởi vì bản chất tập trung vào hình ảnh trực quan của nó – bạn có thể chia sẻ hình ảnh và video ở nhiều định dạng khác nhau, cho dù đó là qua câu chuyện, thước phim hay bài đăng thông thường trên nguồn cấp dữ liệu của bạn.
Thương hiệu trực tuyến của bạn cũng nên duy trì kênh giao tiếp với khách hàng sau khi họ mua hàng. Bạn hãy tạo nội dung về thông tin hướng dẫn, newsletter và video hướng dẫn liên quan đến sản phẩm và cho phép khách hàng để lại review. Thêm nữa, bạn cũng nên nhanh chóng trả lời bất kỳ phản hồi tiêu cực nào để người tiêu dùng cảm thấy họ luôn được lắng nghe. Bạn càng nhân bản hóa thương hiệu của mình và tạo ra một kết nối cá nhân với khách hàng bao nhiêu, khả năng họ quay trở lại với gian hàng của bạn sẽ tăng lên bấy nhiêu.
- Tận dụng thương mại điện tử trên mạng xã hội
Instagram, Facebook và TikTok không còn là nơi chỉ để bạn đăng ảnh và chia sẻ video với bạn bè nữa – thương mại xã hội đã phát triển bùng nổ và trở nên rất phổ biến hiện nay. Nếu doanh nghiệp trực tuyến của bạn vẫn chưa bán hàng trên mạng xã hội, bạn nên bắt đầu thực hiện việc đó sớm nhất có thể. Khoảng 30% lượng người dùng internet ở Mỹ đã và đang mua hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội và doanh số bán hàng trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng lên gần gấp ba lần vào vào năm 2025, đạt doanh thu lên tới 79,64 tỷ USD.
Thương mại điện tử trên mạng xã hội không đơn thuần chỉ là quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội – loại hình trải nghiệm mua sắm này, từ khám phá sản phẩm cho đến thanh toán, diễn ra trực tiếp trên nền tảng truyền thông xã hội. Bằng cách hợp lý hóa hành trình khách hàng và tạo yếu tố tương tác trong trải nghiệm mua sắm, người mua sắm có nhiều khả năng trở thành khách hàng mua sắm thân thiết của thương hiệu.
- Kết hợp công nghệ VR và AR vào trong trải nghiệm mua sắm
Các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu đang nỗ lực tìm kiếm hướng đi và chiến lược mới, sáng tạo nhằm luôn đi trước một bước trong cạnh tranh. Một số công nghệ mới nổi như thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) có rất nhiều tiềm năng đưa hoạt động mua sắm trực tuyến lên một tầm cao mới bằng cách cho phép người tiêu dùng kiểm tra sản phẩm trước khi mua nhờ ứng dụng công nghệ VR và AR này trong hoạt động bán hàng. Ví dụ: khách hàng quan tâm đến một bộ sofa hoàn toàn có thể đăng tải hình ảnh không gian phòng khách của họ để xem bộ sofa đó trông như thế nào trong căn phòng khách của họ. Hay một khách hàng quan tâm đến các loại mỹ phẩm trang điểm có thể thử nghiệm toàn bộ các loại phấn mắt có màu sắc khác nhau trên hình ảnh khuôn mặt của chính họ.
Điều này giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho khách hàng đồng thời tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp bằng cách giảm tỷ lệ hủy bỏ giỏ hàng cũng như tỷ lệ hoàn trả hàng và đổi hàng. Và mặc dù công nghệ này vẫn còn tương đối mới mẻ, một khảo sát được thực hiện vào tháng Sáu năm 2020 đối với các nhà bán lẻ ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng 20% số doanh nghiệp được hỏi dự kiến sẽ đầu tư vào công nghệ AR hoặc VR cho cửa hàng trực tuyến của họ, một mức tăng đáng kể so với tỷ lệ khiêm tốn chỉ 8% sáu tháng trước đó.
- Sử dụng công nghệ AI
Có thể nói, lĩnh vực thương mại điện tử đã phát triển bùng nổ trong một vài năm gần đây do những tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19, chính vì vậy, để duy trì tính cạnh tranh vốn đang diễn ra ngày càng khốc liệt, một điều rõ ràng là các thương hiệu thương mại điện tử cần phải đầu tư vào các loại tài sản tiếp thị nhiều hơn và tương tác với khách hàng tốt hơn. Có một cách để thực hiện mục tiêu này là sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) – một chiến lược đang dần phổ biến. Trên thực tế, một báo cáo gần đây do Markets and Markets thực hiện đã dự đoán rằng việc ứng dụng công nghệ AI trong lĩnh vực tiếp thị truyền thông xã hội sẽ vượt quá cột mốc 2 tỷ USD vào năm 2023.
Công nghệ AI có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
- Tạo nội dung quảng cáo như bài đăng trên blog, trang đích và mô tả sản phẩm
- Tạo các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị nhắm mục tiêu tốt hơn
- Đưa ra các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa
- Dự đoán doanh thu và lợi nhuận
- Thêm trợ lý ảo và chatbot hỗ trợ khách hàng vào trang web của bạn
Tất nhiên, có một số hạn chế trong việc ứng dụng AI trong kinh doanh bởi vì công nghệ không thể hoàn toàn thay thế được con người. Nhưng đối với những công ty có mô hình hoạt động chỉ dựa vào mảng bán hàng trực tuyến, việc kết hợp công nghệ AI trong kinh doanh là một chiến lược hợp lý và phù hợp với mô hình mua sắm ảo.
- Cân nhắc mô hình kinh doanh thuê bao
Doanh thu từ mô hình kinh doanh thuê bao đã tăng 437% trong thập kỷ qua khi sở thích của người tiêu dùng đã chuyển từ quyền sở hữu sang quyền sử dụng. Dự đoán đến năm 2025, thị trường kinh doanh thuê bao thương mại điện tử toàn cầu sẽ đạt doanh thu 246,6 tỷ USD. Mô hình kinh doanh thuê bao có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng bởi vì chúng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng và biến họ thành những khách hàng trung thành và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp một cách thường xuyên, giúp doanh nghiệp cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Theo cuốn sách của Tien Tzuo với tiêu đề Subscribed: Why the Subscription Model Will Be Your Company’s Future – and What to Do About It: “Kinh doanh thuê bao là mô hình duy nhất hoàn toàn dựa trên sự hài lòng của khách hàng. Hãy nghĩ về điều đó —khi khách hàng của bạn hài lòng, nghĩa là họ đang sử dụng nhiều dịch vụ của bạn hơn và nói tốt về thương hiệu của bạn với bạn bè của họ, đồng nghĩa với việc bạn đang tăng trưởng tốt.”
Payoneer: đối tác đồng hành của bạn cho các khoản thanh toán kỹ thuật số
Là một eSeller đang tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến và tăng doanh số bán hàng, Payoneer là đối tác đồng hành để quản lý tất cả các khoản thanh toán kinh doanh của bạn.
Từ các tài khoản nhận tiền địa phương cho phép bạn nhận thanh toán từ các thị trường buôn bán trực tuyến quốc tế, dịch vụ Capital Advance để giúp bạn đầu tư vào công việc kinh doanh của mình và đưa nó lên một tầm cao mới, cho đến thực hiện thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp hoặc thanh toán các nghĩa vụ thuế VAT của bạn, Payoneer cung cấp cho bạn một bộ công cụ hoàn chỉnh để trợ giúp bạn tăng trưởng.
Mở tài khoản của bạn ngay hôm nay và bạn sẽ thấy việc quản lý các khoản thanh toán kinh doanh của bạn là dễ dàng, nhanh chóng và có chi phí thấp như thế nào.