4 cách thức để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp của bạn
Chúng tôi muốn chia sẻ một câu chuyện có thật mà bạn cũng có thể đã trải qua ít nhất một lần trong đời, và nếu bạn chưa trải qua, thì có nhiều khả năng bạn sẽ trải qua trong tương lai. Đó là một câu chuyện nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro và việc triển khai sách lược đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp của bạn có thể biến doanh nghiệp và cá nhân bạn thành một pháo đài vững chắc và không thể xuyên thủng như thế nào.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
– Benjamin Franklin
Ba năm trước, Bill nhận được một cuộc gọi báo thức. Sau khi kết thúc cuộc goi, những suy nghĩ về doanh nghiệp của anh tựa như một pháo đài bất khả xâm phạm thực ra chỉ là một ngôi nhà tạm bờ, chênh vênh và có thể đổ sập bất cứ lúc nào giữa cơn bão lớn. Là một người bán hàng trên Amazon, việc kinh doanh của Bill đang trên đà phát triển và gặt hái nhiều lợi nhuận cao. Kết quả kinh doanh của công ty đã vượt xa mọi cột mốc mà anh có thể hy vọng đạt được. Kế hoạch xây dựng một đế chế kinh doanh đã hoàn tất và gian hàng Amazon vốn có sức bán tốt của anh đã cho phép anh nhanh chóng mở rộng kinh doanh và tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới. Tất cả đều diễn ra hoàn hảo cho đến một ngày 4 tháng Bảy, trong lúc anh đang ngồi trên một bến tàu cùng với những người bạn của mình chờ đợi màn trình diễn pháo hoa ngày Quốc Khánh thì điện thoại của anh bắt đầu đổ chuông.
Bên kia đầu dây là một giọng nói hốt hoảng, “Họ vừa mới đình chỉ tài khoản Amazon của chúng ta. Tôi không biết chúng ta sẽ cần phải làm gì!” Ngay tại thời điểm đó, trái tim Bill tan vỡ vì nhận thấy rằng đế chế kinh doanh của anh có khả năng sụp đổ trong nháy mắt. Mặc dù tài khoản đã được khôi phục hoạt động trở lại một khoảng thời gian sau khi cáo buộc của Amazon được chứng minh là không có căn cứ, Bill biết rằng đây là một bước ngoặt đối với anh. Tại thời điểm này, Bill đã quyết định rằng doanh nghiệp của anh cần thiết phải có những sự thay đổi mạnh mẽ và đa dạng hóa hơn để chắc chắn rằng anh sẽ không bao giờ phải đối mặt với một khoảng thời gian dài không có bất kỳ thu nhập nào nữa.
3 năm sau biến cố đó, công ty của Bill đã có những sự thay đổi mạnh mẽ và đã phát triển cũng như thích nghi rất nhiều để phù hợp với hoàn cảnh, sức mạnh và khả năng của anh. Dưới đây là một số đúc kết quan trọng từ trải nghiệm này mà bạn có thể rút ra để giúp bạn và doanh nghiệp của bạn ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tiềm tàng trong tương lai cho dù bất kể điều gì đang xảy ra xung quanh bạn.
- Mở rộng kênh bán hàng của bạn
Một trong những phương thức lớn nhất giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến bất kỳ doanh nghiệp nào đó là bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh. Bạn càng có nhiều khách hàng, bạn càng có nhiều nguồn thu nhập khả dụng cho doanh nghiệp của mình và bạn càng ít bị phụ thuộc vào từng nguồn thu nhập riêng lẻ. Mọi doanh nghiệp đều nên coi Amazon và bất kỳ thị trường buôn bán trực tuyến nào như là một vị khách hàng khổng lồ và họ cần tìm kiếm thêm nhiều khách hàng khác để tránh tình trạng phụ thuộc thái quá vào một khách hàng duy nhất.
Điều quan trọng cần nhớ là tất cả các khách hàng trên mỗi thị trường buôn bán trực tuyến đều thuộc về chính thị trường đó chứ không phải thuộc về doanh nghiệp của bạn. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu khám phá thêm nhiều kênh bán hàng cũng như thiết lập gian hàng trực tuyến của riêng bạn để đa dạng hóa nguồn thu nhập và tăng cường lợi nhuận gộp cho doanh nghiệp của bạn. Mở rộng kênh bán hàng là một chiến lược tuyệt vời để chuẩn bị cho bất kỳ thách thức cụ thể nào mà bạn có thể phải đối mặt trong tương lai.
- Mở rộng danh mục sản phẩm/ dịch vụ của bạn
Khi đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, tất cả chúng ta đều biết rằng việc sở hữu một số lượng lớn các loại cổ phiếu khác nhau khác nhau sẽ giúp giảm bớt rủi ro so với việc chỉ đầu tư duy nhất vào một loại cổ phiếu hoặc một lĩnh vực duy nhất. Bạn cũng có thể áp dụng chiến lược này vào trong các hoạt động kinh doanh sản phẩm. Bạn càng cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, bạn càng ít bị phụ thuộc vào hiệu suất bán hàng của một số ít các sản phẩm cụ thể trong cơ cấu tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Bạn cũng nên thử tìm kiếm nguồn cung sản phẩm cho nhiều danh mục và từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Việc có được một loạt các danh mục sản phẩm đa dạng sẽ cho phép bạn giảm thiểu một số tác động mang tính thời vụ, xu hướng và tính không chắc chắn đối với dãy sản phẩm tổng thể của bạn. Nếu bạn có thể xây dựng được một dãy sản phẩm đa dạng và linh hoạt, bạn sẽ nhận thấy rằng khi xảy ra vấn đề với một sản phẩm hoặc dòng sản phẩm riêng lẻ, các hoạt động kinh doanh tổng thể của bạn cũng sẽ ít bị tác động tiêu cực hơn.
- Mở rộng chuỗi cung ứng của bạn
Một trong những cách thức đơn giản và hiệu quả nhưng thường hay bị bỏ qua giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh đó là đa dạng hóa chuỗi cung ứng của bạn. Điều quan trọng là có được nhiều nguồn cung cho từng chủng loại sản phẩm bạn đang kinh doanh. Lý tưởng nhất đó là các nguồn cung ứng này nên đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Khi bạn chỉ mua hàng hóa duy nhất tại một quốc gia cụ thể nào đó, bạn sẽ phải đối mặt với những rủi ro về địa chính trị liên quan đến quốc gia đó. Mua hàng hóa từ nhiều quốc gia khác nhau sẽ cho phép bạn giảm hiệu ứng và rủi ro về thuế suất, lệnh cấm vận và đóng cửa tiềm tàng đối với việc kinh doanh của bạn.
Bất kể rủi ro địa chính trị liên quan đến bất kỳ nhà cung cấp nào, bạn vẫn nên thận trọng cân nhắc tìm kiếm một hoặc hai nguồn cung ứng sản phẩm khác nhau để tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro cụ thể của nhà cung cấp. Các nhà cung cấp của bạn cũng hoàn toàn có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức tương tự như bạn mỗi ngày; doanh nghiệp phá sản, giá cả có thể tăng và nhà cung cấp có thể gặp vấn đề về chuỗi cung ứng của chính họ. Là một chủ doanh nghiệp, bạn sẽ không muốn tương lai doanh nghiệp của mình phụ thuộc bị động vào một hoặc hai nhà cung cấp. Bạn nên có cho mình một chuỗi cung ứng đa dạng, vận hành tốt để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Kiểm soát & củng cố kênh phân phối sản phẩm
Một cách thức hết sức tuyệt vời nữa để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp của bạn là kiểm soát và củng cố kênh phân phối của bạn. Khi bán hàng online, tất cả chúng ta đều phải dựa vào những đối tác khác nhau để phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến bỏ qua yếu tố hết sức quan trọng này, vốn có thể giúp bạn đáp ứng các chỉ số người bán cũng như đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Khoảng một tháng trước đây, trước những diễn biến phức tạp và nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, Amazon đã quyết định thực thi chính sách tạm đình chỉ mọi hoạt động của dịch vụ Amazon FBA đối với những chủng loại hàng hóa “không thiết yếu” và toàn bộ các sellers trên thế giới kinh doanh các sản phẩm thuộc danh mục này đã buộc phải tạm ngừng sử dụng dịch vụ. Chính sách này đã khiến vô số người bán hàng lao đao và rơi vào tình trạng mất mát hàng triệu đô la doanh thu.
Đây chỉ là một ví dụ về lý do tại sao bạn cần có quyền kiểm soát kênh phân phối của riêng bạn. Bạn nên có một kế hoạch dự phòng để phân phối và lưu trữ hàng tồn kho của mình khi kênh phân phối chính của bạn vì một lý do nào đó không thể vận hành bình thường. Các sellers với sản lượng bán hàng thấp có thể chuyển sang các dịch vụ tự hoàn thiện đơn hàng khác để thực hiện các đơn hàng; tuy nhiên, đây có thể là một nhiệm vụ gần như không thể thực hiện được do yếu tố chỉ số người bán mà một eSeller bắt buộc phải đạt được.
Sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba (3PL) là một cách tuyệt vời để giành sự kiểm soát nhiều hơn đối với hàng tồn kho của bạn cũng như tập kết chúng tại một địa điểm hợp nhất. Nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba có khả năng tập trung và kết hợp nhiều nhà cung cấp dịch vụ giao nhận cũng như nhiều đối tác chiến lược khác nhau để làm việc với bạn cũng như cải thiện kênh phân phối hiện tại của bạn nhằm củng cố năng lực phân phối cho doanh nghiệp của bạn. Điều quan trọng là bạn phải có sự kiểm soát nhiều hơn đối với kênh phân phối của doanh nghiệp để giảm thiểu rủi ro liên quan đến công tác giao hàng của bạn.
“Những biến cố của năm 2020 đã một lần nữa chứng tỏ tầm quan trọng của việc giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp của bạn. Giảm thiểu rủi ro là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần hết sức chú trọng để từ đó có thể giúp doanh nghiệp của bạn rèn luyện, trau dồi bản lĩnh và khả năng chịu đưng nhiều thách thức khác nhau trong những năm tới. Luôn luôn hướng về phía trước và có kế hoạch dự phòng khi không thể tránh khỏi các chướng ngại vật. Điều này rất quan trọng ở tất cả mọi cấp độ trong doanh nghiệp của bạn, từ việc bạn bán sản phẩm gì, cho đến nơi cung ứng sản phẩm đó và thậm chí cả cách bạn phân phối nó.” – Bill Carlin, Shipmate Fulfillment
Rủi ro là điều mà chúng ta thường không muốn nghĩ đến nhưng việc phân tích, đánh giá về rủi ro tiềm tàng trước khi nó thực sự xuất hiện thay vì khi nó đã xảy đến có thể giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp của bạn. Rốt cuộc, câu nói kinh điển “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là một chân lý không bao giờ thay đổi.
Hãy cùng tìm hiểu cách thức Payoneer mang tới những người bán hàng trực tuyến trên toàn thế giới một giải pháp thanh toán “tất cả trong một” cho các hoạt động kinh doanh trực tuyến của họ.
[cta-button text=”Phát triển công việc kinh doanh trực tuyến của bạn với Payoneer ngay hôm nay!”