Đây là một bài post đăng bởi Travis J. Stockman thuộc công ty sở hữu trí tuệ Sellers trên Amazon Lawyer
Có một số lời khuyên về mặt pháp lý mà các Sellers trên Amazon nên tuân thủ để không những tránh cho tài khoản của mình không bị tạm ngưng, mà còn giúp bảo đảm chất lượng và tính liên tục của các sản phẩm đang được bán.
Vận hành một tài khoản Amazon Seller có thể là một nhiệm vụ đầy thách thức và tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, điều quan trọng là các Sellers trên Amazon cần bớt chút thời gian của họ để gắn các biện pháp phòng ngừa sau đây vào trong quy trình kinh doanh của họ.
Bạn là một private label seller trên Amazon (private label là hình thức bán hàng trên Amazon, nơi mà hàng hóa mang một thương hiệu riêng do seller tự quyết định)? Điều cực kỳ quan trọng là bạn phải đăng ký các nhãn hiệu của bạn để bảo vệ tên sản phẩm hoặc logo của chúng. Theo điều 15 U.S.C § 1127, một nhãn hiệu là “bất kỳ một từ, tên, biểu tượng, hay thiết kế, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng, được sử dụng trong các mục đích thương mại để xác định và phân biệt hàng hóa của một nhà sản xuất hoặc của một seller này với hàng hóa của nhà sản xuất hoặc của một seller khác và để cho biết nguồn gốc của hàng hóa.”
Các private label sellers trên Amazon nên bảo đảm rằng nhãn hiệu dự kiến của họ phải thực sự riêng biệt. Điều đó có nghĩa là nó khác với các nhãn hiệu khác. Khi các private label sellers trên Amazon làm cho các nhãn hiệu của họ trở nên riêng biệt, họ sẽ gia tăng cơ hội được chấp thuận bởi Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa kỳ (USPTO). Các nhãn hiệu được chấp thuận giúp bảo vệ họ một cách mạnh mẽ hơn so với việc không có sự bảo vệ nhãn hiệu. Ngoài ra, người ta cũng cho rằng Amazon sẽ cho ra mắt một Brand Gating cải tiến nơi quyền sở hữu nhãn hiệu sẽ có tầm quan trọng sống còn.
Đăng ký nhãn hiệu giúp các sellers trên Amazon thoát khỏi gánh nặng tự bảo vệ nhãn hiệu của họ. Thêm nữa, nó cung cấp cho họ một sự trợ giúp pháp lý trong trường hợp có một ai đó sử dụng nhãn hiệu hoặc logo của họ. Các private label sellers trên Amazon có thể tự điền đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc thuê một công ty luật sở hữu trí tuệ như chúng tôi để xử lý đơn đăng ký cho họ. Chi phí theo cả hai cách này đều tương đối thấp.
Các private label sellers trên Amazon và những người tự sáng chế và tạo ra các sản phẩm độc đáo của riêng họ nên đăng ký một bằng sáng chế. Một bằng sáng chế cung cấp cho seller trên Amazon đặc quyền nhằm ngăn cản những người khác tái tạo lại sáng kiến đã được cấp bằng sáng chế của họ trong một khoảng thời gian giới hạn.
Theo điều 35 U.S.C.A. § 112, khi đăng ký cho một bằng sáng chế, bạn phải bao gồm “mô tả của bằng sáng chế đó bằng văn bản, và cách thức cũng như quá trình tạo ra và sử dụng giải pháp đó phải được cụ thể hóa trong các thuật ngữ chính xác, súc tích, rõ ràng và đầy đủ để cho phép bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó.”
Có được một bằng sáng chế sẽ giúp ngăn không cho các sellers bên thứ ba trái phép có cơ hội tái tạo lại và bán các mặt hàng đã được cấp bằng sáng chế. Điều này cũng cho phép seller trên Amazon có thể khởi kiện những vi phạm về bằng sáng chế.
Amazon bảo lưu quyền “tạm ngưng ngay lập tức hoặc chấm dứt các đặc quyền bán hàng của bạn và hủy toàn bộ lượng hàng lưu kho trong các trung tâm thực hiện đơn hàng (fulfillment centers) mà không cần phải hoàn trả lại chúng” trong trường hợp họ nhận được một khiếu nại liên quan đến tính xác thực của sản phẩm liệt kê của các sellers trên Amazon.
Các sellers trên Amazon bị treo tài khoản mà có sử dụng các nhà phân phối ủy quyền và cung cấp các hóa đơn chứng tỏ tính xác thực của sản phẩm thường thành công trong việc khôi phục lại tài khoản của họ. Các sellers trên Amazon nên kéo dài thời gian duy trì các hóa đơn cho các sản phẩm của họ. Hầu hết các kế hoạch hành động của chúng tôi đều bao gồm khoảng thời gian duy trì hóa đơn là 365 ngày. Thêm nữa, nếu có thể, hãy tiếp tục lưu giữ tất cả các biên nhận của bạn. Nếu tình trạng tạm ngưng tài khoản xảy ra thường xuyên, Amazon hoàn toàn có thể thay đổi các chính sách của họ và yêu cầu bạn lưu giữ các hóa đơn trong thời gian dài hơn 365 ngày.
Cũng giống như sự phát triển hàng ngày của thị trường buôn bán trực tuyến Amazon, các chính sách của Amazon cũng liên tục thay đổi. Trên thực tế, với tư cách là một seller trên Amazon, Amazon yêu cầu bạn luôn cập nhật về những sự thay đổi chính sách của họ mà có hoặc không cần phải thông báo trước.
Rất nhiều sellers trên Amazon không biết mức độ thường xuyên thay đổi chính sách của Amazon. Có nhiều sellers chứng kiến tài khoản của họ bị tạm ngưng chỉ vì những thay đổi về chính sách mà họ đã không cập nhật trước đó. Ví dụ, cách đây một vài năm, các sellers trên Amazon được phép khuyến khích phản hồi tích cực bằng cách mời chào các mức giá chiết khấu đặc biệt. Nhưng hiện nay Amazon cho biết đây là một hành vi bị cấm, gọi nó là “sự thao túng lời nhận xét.” Chính sách của Amazon nói rõ “Nếu chúng tôi xác định rằng bạn đang cố gắng thao túng các lời nhận xét hoặc vi phạm các nguyên tắc của chúng tôi dưới bất kỳ hình thức nào, chúng tôi có thể đình chỉ ngay lập tức hoặc chấm dứt ngay tất cả các đặc quyền trên Amazon của bạn, xóa các bài đánh giá và loại bỏ khỏi danh sách các sản phẩm có liên quan.”
Luôn cập nhật về các chính sách của Amazon có vẻ giống như là một lời khuyên đơn giản, nhưng thực sự các sellers nên định kỳ xem lại những cập nhật về chính sách của Amazon vì nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trau dồi lại cho bản thân bạn và yêu cầu nhân viên của bạn tham dự vào các buổi tập huấn bắt buộc hàng tháng của Amazon là một cách tuyệt vời trong việc cập nhật các chính sách của Amazon. Để biết thêm thông tin về các Chính sách của Amazon, hãy truy cập vào trang Policies và Agreements của họ.
Rất nhiều sellers có tài khoản bị tạm ngưng cảm thấy họ có thể tự xử lý quy trình kháng cáo của Amazon. Tuy nhiên, các chủ tài khoản bị tạm ngưng thường gửi các phản hồi mang nặng tính cảm xúc. Họ thường thất bại trong việc xác định các vấn đề về tài khoản của họ một cách rõ ràng và thuyết phục. Kế hoạch Hành động mà họ tự soạn thảo thường không đủ súc tích và theo đúng định dạng và cách thức cho phép nhân viên phụ trách trên Seller Performance của Amazon ở Ấn Độ, Ai len hoặc Costa Rica có thể đọc nhanh và tìm các lý do để khôi phục lại tài khoản.
Điều vô cùng quan trọng là gửi một kế hoạch hành động thật mạnh mẽ, chi tiết và chính xác ngay từ đầu. Việc không phản hồi đúng cách cho việc tạm ngưng tài khoản của Amazon ngay từ đầu có thể làm trì hoãn quá trình khôi phục và/ hoặc quy trình kháng cáo và có thể dẫn đến lệnh cấm kinh doanh vĩnh viễn trên Amazon.
Lời đúc kết cho các sellers trên Amazon
Các sellers trên Amazon phải luôn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo tính xác thực của sản phẩm, lưu giữ các hóa đơn trong ít nhất một năm, và cập nhật các chính sách hiện hành của Amazon. Trong trường hợp họ không chắc chắn làm thế nào để kháng cáo về việc tạm ngưng tài khoản của họ, đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp pháp lý.
Amazon Sellers Lawyer là một nhóm bao gồm các cá nhân xuất sắc với kiến thức và nền tảng sâu rộng. Họ luôn tận tâm trong việc bảo vệ quyền của các sellers và doanh nhân kinh doanh trực tuyến trên tất cả các nền tảng. Được thành lập vào năm 1994 bởi CJ Rosenbaum, công ty đang nổi lên như là một người dẫn đầu thị trường với bằng chứng là giải thưởng Bitbond Best E-commerce Site năm 2017. Cho dù các sellers đang phải đối mặt với vấn đề Sở hữu Trí tuệ, tiền của họ đang bị treo lại, hoặc họ đơn giản cần sự trợ giúp để giải quyết việc tạm ngưng và khôi phục lại tài khoản, đội ngũ chuyên gia tại Sellers trên Amazon Lawyer có đủ kiến thức và kinh nghiệm để phục vụ các sellers mọi nơi, mọi lúc.