Mẹo nghề nghiệp

5 tips cần làm để cải thiện chất lượng ảnh chụp sản phẩm của bạn

Trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, quyết định mua hay không mua sản phẩm của người tiêu dùng chỉ diễn ra trong tích tắc. Yếu tố quyết định khiến họ tiếp tục nhấp chuột hay rời khỏi trang thường là do hình ảnh sản phẩm của bạn.

Những bức ảnh này là thứ gần nhất mà khách hàng có thể cảm nhận và đánh giá về sản phẩm của bạn. Hình ảnh sản phẩm của bạn không chỉ phải truyền tải được những đặc điểm vật lý như màu sắc và kích thước mà còn phải tạo ra sức hấp dẫn về mặt cảm xúc — một thứ gì đó khiến họ thôi thúc nhấp chuột và di chuyển liên tục trên trang bán hàng của bạn với sự chắc chắn rằng những gì họ đang nhìn thấy đáp ứng nhu cầu của họ.

Nhằm giúp bạn mở rộng quy mô doanh nghiệp thương mại điện tử và cải thiện cách bạn trình bày các bức ảnh sản phẩm của mình, chúng tôi đã thu thập lời khuyên hữu ích từ một trong những chuyên gia uy tín trong ngành.

Đối với hầu hết mọi khách hàng, ảnh chụp sản phẩm để lại một ấn tượng rất sâu đậm. Chúng tác động đến cách họ nhận thức về sản phẩm của bạn và quyết định việc họ sẽ bấm vào nút “Buy” hay nút “Back”. Khi hình ảnh sản phẩm của bạn xuất hiện nổi bật và bắt mắt, rất có thể bạn sẽ chứng kiến doanh số bán hàng trực tuyến của mình tăng lên. Bí quyết ở đây là tập trung vào các chi tiết – ánh sáng, sự bài trí thú vị, các góc chụp, chú thích đồ họa và thông số kỹ thuật của sản phẩm.”

– Kim Kohatsu, Giám đốc Tiếp thị của PickFu, một giải pháp phần mềm giúp các doanh nhân tối ưu hóa doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của họ.

Dưới đây là 5 tips hữu ích để đưa sản phẩm (và tất nhiên, doanh số bán hàng) của bạn lên một tầm cao mới.

  1. Trưng bày sản phẩm của bạn dưới ánh sáng tốt nhất, theo đúng nghĩa đen của nó!

Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hình ảnh của bạn và nó cũng là một yếu tố tác động lớn đến nhận thức của khách hàng về sản phẩm của bạn. Trên thực tế, từ tiếng Anh “photography” (nhiếp ảnh) vốn có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “vẽ bằng ánh sáng”. Điều này cho thấy ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nghệ thuật nhiếp ảnh.

Ngay cả khi bạn không thuê một thợ chụp ảnh chuyên nghiệp, bạn vẫn có thể tạo ra hiệu ứng ảnh chụp không kém một studio chuyên nghiệp nếu bạn DIY đúng cách. Dưới đây là cách thức thực hiện:

  • Đừng bao giờ sử dụng đèn flash tích hợp của máy ảnh. Chìa khóa để có chất lượng ánh sáng tốt là sử dụng ít nhất hai đèn và đặt chúng ở mỗi bên của sản phẩm. Hãy thử nghiệm nhiều kiểu thiết lập khác nhau để xem hiệu ứng ánh sáng làm cho hình ảnh sinh động hơn như thế nào. Ví dụ, nếu sản phẩm của bạn có bề mặt sáng bóng, hãy dịch chuyển đèn hoặc góc chụp của bạn để tránh bị chói.
  • Đừng sử dụng điện thoại di động để chụp hình sản phẩm. Điện thoại di động thường có ống kính góc rộng hơn và sẽ làm sai lệch hình dạng của sản phẩm.
  • Đầu tư vào một bộ kit ánh sáng phù hợp. Bộ kit ánh sáng thường có giá dao động trong khoảng 100 USD. Hoặc, để tiết kiệm, bạn chỉ cần sử dụng 2 chiếc đèn làm việc và đèn ngủ của mình và sau đó cài đặt chế độ cân bằng ánh sáng trắng trên máy ảnh của bạn sang Auto là được.
  1. Sắp xếp gói sản phẩm của bạn theo những cách thú vị

Nếu sản phẩm của bạn gồm có nhiều gói hoặc được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau, bạn hãy cho khách hàng xem được tất cả chúng. Bạn cần đảm bảo rằng ít nhất một ảnh trong thư viện của bạn sẽ hiển thị mọi thứ được bao gồm trong gói sản phẩm và nó cũng cần hiển thị tổng thể gói sản phẩm đó. Bạn cũng có thể sắp xếp các thành phần của gói sản phẩm theo nhiều cách khác nhau để có cho mình nhiều sự lựa chọn.

  • Hãy cố gắng sắp xếp các thành phần trong gói sản phẩm của bạn theo từng hàng gọn gàng, theo kích thước, có và không có bao bì và theo bất kỳ cách nào khác mà bạn có thể nghĩ ra.
  • Đừng luôn chụp các bức ảnh ở ngang tầm mắt. Bạn có thể làm cho sản phẩm ấn tượng hơn bằng cách đặt góc chụp bên dưới sản phẩm để tạo một hiệu ứng tinh tế và kiêu sa cho sản phẩm.
  • Đừng dàn xếp theo một bố cục duy nhất. Sử dụng một số cách bài trí sản phẩm sáng tạo và khoa học có thể giúp bạn chụp được nhiều bức ảnh sản phẩm tạo ra sức ảnh hưởng đáng kể đến cách người mua hàng phản ứng với sản phẩm của bạn.

Hãy tham khảo ví dụ về bộ sản phẩm “treasure box” bên dưới. Trong cách bài trí đầu tiên này, các món đồ chơi được xếp ngẫu nhiên thành một chùm để thể hiện sự đa dạng của những món đồ bên trong. Trong cách sắp đặt thứ hai, chúng được sắp xếp gọn gàng theo hàng. Mỗi bức ảnh đều làm cho bạn có sự cảm nhận khác nhau về các sản phẩm, có phải không?

  1. Kể một câu chuyện sản phẩm bằng cách sử dụng thủ thuật chú thích đồ họa

Phù hiệu (Badge), biểu tượng (icon), văn bản (text) và thủ thuật đồ họa có thể làm cho hình ảnh của bạn trông chuyên nghiệp hơn. Bạn có thể dùng thứ tự của thư viện ảnh của bạn để kể một câu chuyện về sản phẩm. Ví dụ, lấy năm gạch đầu dòng quan trọng nhất của bạn và củng cố chúng thông qua năm bức ảnh.

  • Hãy nhấn mạnh các chi tiết quan trọng và tính năng chính chẳng hạn như “5-pack,” “Made in the USA,” “100% Organic,” hoặc “Works with Alexa.” Bạn cũng nên đưa vào các công dụng lý tưởng của sản phẩm, hiển thị lời khen ngợi hoặc chứng nhận khách quan về sản phẩm từ bên thứ ba.
  • Nâng cao chất lượng các bức ảnh của bạn bằng cách sử dụng một số thủ thuật đồ họa sáng tạo, hay còn gọi là hiệu ứng đặc biệt “eye candy”. Ví dụ, nếu sản phẩm của bạn có hương vị cam, hãy đặt những lát cam tươi bên cạnh sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn có đặc tính không thấm nước, hãy dùng thủ thuật photoshop tạo hiệu ứng tia nước phía sau nó.
  • Chỉnh sửa ảnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng nhưng bạn cần chắc chắn rằng bạn thực hiện tốt việc đó. Một bức ảnh được chỉnh sửa cẩu thả và kém thẩm mỹ có thể khiến sản phẩm của bạn trông kém chuyên nghiệp và không đáng tin cậy. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi tự mình làm việc đó, tốt nhất bạn nên thuê một ai đó có chuyên môn.
  1. Tuân thủ yêu cầu về thông số kỹ thuật

Bạn nên chụp các bức ảnh của mình ở độ phân giải cao, ngay cả khi tệp ảnh gốc của bạn sẽ có dung lượng lớn. Hãy nhớ rằng, bạn luôn có thể cắt, nén ảnh gốc của mình xuống dung lượng theo mong muốn nhưng bạn không thể nâng cao chất lượng của bức ảnh sau khi chúng được chụp. Amazon yêu cầu hình ảnh phải có kích thước tối thiểu là 1.000 x 1.000 pixel, nhưng nếu ảnh của bạn rộng ít nhất 2.000 pixel, khách hàng có thể phóng to lên và xem được cận cảnh các chi tiết của sản phẩm. Khả năng thu phóng ảnh sản phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm vải vóc hoặc có kết cấu vải vóc vì khi đó người mua sắm có khả năng xem được cận cảnh các chi tiết như đường khâu. Bạn cũng cần chú ý sử dụng một tỷ lệ khung hình nhất quán cho toàn bộ các bức ảnh chụp sản phẩm của mình.

  • Hãy đảm bảo rằng ảnh chụp của bạn phản ánh chính xác màu sắc thực của sản phẩm. Trên mạng trực tuyến, hầu hết các bức ảnh đều được render dưới hệ màu RGB. Vì vậy, nếu bạn tải lên hình ảnh dưới hệ màu CMYK, nó có thể làm sai lệch màu sắc. Nếu sản phẩm của bạn có màu khác với màu sắc mà khách hàng mong muốn, bạn rất dễ phải đón nhận nhiều review xấu hoặc những lời phàn nàn của khách hàng.
  • Lấp đầy khung. Amazon yêu cầu sản phẩm phải lấp đầy 85% diện tích khung hình. Bạn hiển thị sản phẩm càng lớn và càng rõ ràng thì trang liệt kê sản phẩm của bạn càng có xu hướng thành công. Hãy cắt bỏ những khoảng trắng không liên quan. Trong một thị trường buôn bán trực tuyến cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, bạn cần tận dụng triệt để từng pixel diện tích được cung cấp.
  • Sử dụng nhiều hình ảnh sản phẩm nhất có thể. Nếu bạn được phép sử dụng tối đa 6 ảnh, hãy đảm bảo bạn tận dụng đủ cả 6. Bạn nên đăng tải toàn bộ các loại ảnh chụp sản phẩm khác nhau như ảnh chụp góc cận cảnh chi tiết, infographics và hình ảnh thể hiện phong cách sống.
  1. Nhận phản hồi

Phản hồi khắc nghiệt nhất mà bạn có thể phải đón nhận về hình ảnh sản phẩm của mình là tỷ lệ nhấp chuột thấp. Tuy nhiên, có một cách dễ dàng để đảm bảo điều đó không xảy ra khi bạn thực hiện nghiên cứu thị trường. Sử dụng một công cụ tối ưu hóa thương mại điện tử có thể giúp bạn tự tin rằng khách hàng bị thu hút bởi các bức ảnh sản phẩm của bạn, tất cả chỉ trong vài phút.

Lời kế

Bạn đã sẵn sàng để đưa doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của mình lên một tầm cao mới? Trước khi tung ra thị trường những bức ảnh mới, hãy chắc chắn bạn thu thập ý kiến phản hồi của người tiêu dùng. Thông tin mà bạn nhận được từ họ sẽ định hình câu chuyện sản phẩm và tiếp thị của bạn để bạn có thể gặt hái thành công rực rỡ trên mạng trực tuyến.

Richard Clayton

Richard is the Head of Content at Payoneer. An accomplished marketing manager, Richard is passionate about thinking creatively to communicate effectively.