• Share on Facebook
  • Tweet This Post
  • Share on LinkedIn

Một số tips hữu ích để quản lý thuế VAT theo cách hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn

Guest PostGuest Post
20 Tháng 07, 2020

Đây là một bài post đăng bởi Richard Barrett, Giám đốc phụ trách mảng tư vấn thuế của vatglobal. 

Đại dịch toàn cầu COVID-19 đã và đang ảnh hưởng đến mọi doanh nghiệp trên toàn cầu theo những cách mà không một ai có thể tưởng tượng được. Từ những tổn thất tài chính nặng nề cho đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng về nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ còn cảm nhận những tác động nghiêm trọng của đại dịch bệnh này trong nhiều năm tới.

Trong những thời điểm căng thẳng về dòng tiền mặt để vận hành doanh nghiệp như hiện nay, thuế Giá trị Gia tăng (VAT) có thể là một đòn bẩy rất hiệu quả giúp doanh nghiệp của bạn kiểm soát tốt khả năng thanh khoản. Chúng tôi đã tổng hợp danh sách gồm có 8 tips hữu ích nhất mà doanh nghiệp của bạn có thể triển khai áp dụng nhằm giảm bớt những gánh nặng tài chính mà bạn có thể phải đối mặt:

  1. Làm chậm thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế VAT     

Có nhiều sắc thuế liên quan đến “các điểm thuế” và khi nào thì doanh nghiệp nên xuất hóa đơn VAT (đồng nghĩa với việc phải thanh toán tiền thuế VAT cho cơ quan thuế). Để cải thiện dòng tiền mặt, doanh nghiệp nên tránh xuất hóa đơn VAT cho đến khi thực sự cần thiết.

Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách chuẩn bị một đề nghị/ yêu cầu thanh toán, trong đó xác nhận rằng hóa đơn VAT sẽ được cung cấp ngay sau khi hoàn tất thanh toán. Điều quan trọng là bạn cần thêm vào trong đề nghị/ yêu cầu thanh toán một dòng chữ “This is not a VAT invoice” (Đây không phải là một hóa đơn VAT). Bằng cách này, bạn có thể hưởng lợi về dòng tiền thuế VAT lên tới 4 tháng.

  1. Miễn trừ nợ xấu VAT (hay còn gọi là “BDR”) 

BDR cho phép doanh nghiệp lấy lại khoản thuế VAT đầu ra vốn đã thanh toán cho cơ quan thuế đối với những dịch vụ/ sản phẩm mà họ đã cung cấp nhưng khách hàng của họ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán. Để lấy lại BDR, khoản nợ phải ở trạng thái tồn đọng trong vòng ít nhất sáu tháng và không được bán hoặc bao thanh toán. Một lời khuyên hữu ích cho bạn đó là chuyển khoản nợ xấu đến tài khoản nợ xấu VAT ngay khi thời hạn sáu tháng vừa trôi qua.

Yêu cầu hoàn lại BDR sẽ khác nhau ở tất cả các quốc gia, nhưng quá trình này thường diễn ra tương đối đơn giản và có thể được thực hiện thông qua việc điều chỉnh trong tờ kê khai thuế VAT kế tiếp của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải tuân thủ một số yêu cầu hành chính bổ sung.

  1. Trì hoãn thanh toán thuế VAT 

Các chính phủ trên khắp Châu Âu đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, bao gồm trì hoãn việc thanh toán các khoản thuế VAT mà không bị tính lãi suất và/ hoặc bị phạt. Mỗi quốc gia đều đang cân nhắc và thực thi các biện pháp của riêng họ cho phù hợp. Các doanh nghiệp nên liên tục cập nhật theo dõi thông báo của chính phủ tại khu vực quyền hạn pháp lý địa phương của họ.

  1. Rà soát các khoản hoàn thuế VAT trong quá khứ để tìm kiếm cơ hội 

Một cuộc kiểm toán nội bộ có thể giúp doanh nghiệp của bạn xác định số tiền thuế VAT đầu ra mà bạn đã thanh toán quá nhiều so với mức thuế suất của món hàng hoặc dịch vụ đã cung cấp cũng như khả năng lấy lại khoản tiền thuế đó. Trường hợp này có thể là do phán quyết trước đây của tòa án rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đã cung cấp được cho là chịu mức thuế suất tiêu chuẩn nhưng trên thực tế chúng có mức thuế suất bằng không, hoặc là do những quyết định của Tòa án Công lý mâu thuẫn với luật pháp trong nước. Yêu cầu hoàn thuế VAT đối với các giao dịch thuộc diện này, cùng với lãi suất tương ứng, có thể giúp bạn nhận lại một khoản tiền thuế VAT đầu ra đáng kể.

Ngoài ra, mọi doanh nghiệp đều phát sinh các khoản thuế VAT đầu vào mà họ không yêu cầu hoàn thuế. Điều này đôi khi là do doanh nghiệp không thể đảm bảo rằng những nhân viên của họ cung cấp toàn bộ các hóa đơn, chứng từ VAT cần thiết khi đi công tác. Việc kiểm tra và thắt chặt quy định nội bộ này có thể giúp tăng đáng kể số tiền thuế VAT đầu vào mà bạn có thể lấy lại cho doanh nghiệp. Bây giờ là một thời điểm rất tốt để bạn thực hiện công việc này.

  1. Thuế VAT đầu vào đối với các chi phí cho dự án và giao dịch đã bị hủy bỏ 

Đây là các chi phí mà doanh nghiệp của bạn sẽ phải thanh toán cho những giao dịch và dự án đã bị hủy bỏ do đại dịch. Thuế VAT đầu vào đối với các chi phí này vẫn có thể được lấy lại trong phạm vi nó đã được lấy lại đối với giao dịch hoặc dự án đã bị hủy bỏ đó.

  1. Hoàn thuế VAT phát sinh ở nước ngoài 

Chỉ thị Hoàn tiền (Refund Directive) là một cơ chế của Liên minh Châu Âu (EU) cho phép các doanh nghiệp thành lập tại EU được hoàn lại khoản thuế VAT phát sinh ở các quốc gia thành viên khác của EU. Chỉ thị 13 của EU là một cơ chế tương tự áp dụng cho những doanh nghiệp thành lập ngoài EU nhưng phát sinh thuế VAT tại khu vực EU. Mỗi quốc gia thành viên EU đều đã triển khai những cơ chế này gắn với quy định tại quốc gia của họ. Bạn có thể sẽ chứng kiến một số khác biệt nhỏ bởi vì EU để từng quốc gia thành viên quyền tùy ý áp dụng tại quốc gia của họ trong khuôn khổ cho phép. Tuy nhiên, có một điểm chung đó là thời hạn cho việc kê khai hoàn thuế là rất nghiêm ngặt. Nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai hoàn thuế muộn hơn so với thời hạn quy định, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các khoản thuế VAT đầu vào trong cả năm của họ.

  1. Chương trình khuyến mại / bán hàng 

Các chương trình khuyến mại kinh doanh thường được sử dụng như một cách thức tạo và gia tăng doanh số bán hàng cũng như duy trì sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp của bạn kinh doanh một loạt các mặt hàng với nhiều mức thuế suất khác nhau (thuế suất 0%, thuế suất giảm hoặc thuế suất tiêu chuẩn), thì hình thức bán thẻ quà tặng/ voucher có thể là một cách tuyệt vời để bơm thêm một lượng tiền mặt vào trong doanh nghiệp của bạn. Các loại voucher này sẽ được coi là voucher đa chức năng. Vì vậy, bạn sẽ không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế VAT tại thời điểm bán voucher. Thay vào đó, nó sẽ bắt đầu tính tại thời điểm mà voucher được người mua chính thức sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể triển khai chương trình thẻ quà tặng/voucher trên mạng trực tuyến, đặc biệt là tại thời điểm này.

  1. Coi chừng rủi ro về cư trú 

Đại dịch COVID-19 đã làm nảy sinh nguy cơ cư trú thuế đối với cả người dân và doanh nghiệp. Hơn nữa, nó đã vô tình khiến bạn đối diện với nguy cơ phát sinh cả thuế doanh nghiệp lẫn thuế VAT, do đó làm sai lệch những quy tắc về cung ứng và bạn cần phải hết sức cẩn thận. Rủi ro hoàn toàn có khả năng phát sinh khi những cá nhân chủ chốt trong công ty có thể phải cư trú ở một địa điểm không lường trước được trong một khoảng thời gian kéo dài vô định và cũng trong khoảng thời gian đó họ vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Các giám đốc có thể buộc phải tham dự những cuộc họp hội đồng quản trị và ký hợp đồng từ những địa điểm không lường trước được do lệnh phong tỏa hoặc hạn chế đi lại – nếu vấn đề này trở nên nghiêm trọng, công ty có thể ủy quyền tạm thời cho người khác, người đang cư trú ở nơi có phạm vi quyền hạn phù hợp.
  • Quy định về cư trú thuế đối với những cá nhân ít nhất sẽ phụ thuộc một phần vào số ngày họ đã cư trú ở một khu vực phạm vi quyền hạn cụ thể. Luật của Vương quốc Anh quy định thời gian tối đa là 60 ngày, trong đó sẽ không tính các trường hợp đặc biệt. Cơ quan Thuế và Hải quan Anh (HMRC) đã xác nhận một thông tin tích cực rằng đại dịch toàn cầu COVID-19 thuộc một trong số các trường hợp đặc biệt như vậy. Nhưng những người thuộc diện này cần lưu ý rằng sự chiếu cố này chỉ áp dụng trong 60 ngày, và hoàn toàn tùy thuộc vào thông báo tiếp theo.

Bạn quan tâm đến một số tips khác nhằm quản lý thuế VAT của mình một cách tốt nhất? Hãy liên hệ với vatglobal ngay hôm nay!

Liên hệ với vatglobal

Richard BarrettTôi là một cố vấn thuế giám định tại Vương quốc Anh và chuyên về hệ thống thuế VAT của Vương quốc Anh cũng như quốc tế. Tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và báo cáo thuế VAT cho các doanh nghiệp theo hướng tuân thủ hoàn toàn luật pháp quốc tế mà vẫn đảm bảo sự hiệu quả cao nhất về thuế VAT cho khách hàng của mình.

 

 

 

 

 

Nội dung được cung cấp trong bài viết này, bao gồm mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác, chỉ chính xác và hợp lệ kể từ ngày được phát hành. Ngoài ra, những thay đổi về quy định, chính sách, điều kiện thị trường hiện hành hoặc các yếu tố liên quan khác đều có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của giá và phí được đề cập cũng như các chi tiết liên quan khác. Theo đó, để làm rõ thêm, mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác đều có thể thay đổi và bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng mình đang xem nội dung mới nhất phù hợp với bản thân. Payoneer sẽ cung cấp thông tin mới nhất và chính xác nhất liên quan đến giá và phí như một phần của quy trình đăng ký tài khoản. Khách hàng đã đăng ký có thể xem thông tin này thông qua tài khoản trực tuyến của họ.

Đăng kí nhận tin của chúng tôi

Thank you!