Những thay đổi về chính sách thuế VAT của EU và tác động của chúng đối với lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới
Với việc Liên minh Châu Âu (EU) đã thay đổi đáng kể các chính sách liên quan đến thuế VAT của họ vào ngày 1 tháng 7, bây giờ là thời điểm thích hợp để xem những thay đổi này đang ảnh hưởng như thế nào đến lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới, cũng như các esellers có thể làm gì để đảm bảo một quá trình chuyển đổi suôn sẻ cho doanh nghiệp của họ.
Những cải cách sâu rộng về quy định Thuế GTGT ( thuế VAT) có thể được chắt lọc trong những thay đổi sau đây:
- Ra mắt cơ chế kê khai thuế VAT một cửa (OSS) tại EU
- Ra mắt cơ chế kê khai thủ tục một cửa nhập khẩu (IOSS) và chấm dứt chính sách miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị thấp
- Phân loại thị trường buôn bán trực tuyến là nhà cung cấp
Mục tiêu bao quát hàng đầu của những cải cách này đó là nhằm thúc đẩy thương mại xuyên biên giới bằng cách cắt giảm nghĩa vụ tuân thủ thuế. Để hiểu rõ hơn về những cải cách này, hãy xem xét từng thay đổi và tác động của nó đối với các esellers.
Cơ chế khai thuế VAT một cửa (OSS) tại EU
Cơ chế kê khai thuế VAT một cửa (OSS) tại EU cho phép các sellers báo cáo tất cả doanh thu bán hàng có được trong toàn khối EU cho cơ quan thuế tại địa phương của họ. Nó thay thế ngưỡng doanh thu bán hàng theo khoảng cách hiện tại, vốn yêu cầu các sellers phải đăng ký nghĩa vụ thuế ở từng quốc gia EU sau khi họ vượt qua ngưỡng doanh thu bán hàng theo từng quốc gia riêng biệt.
Điều này giúp đơn giản hóa đáng kể quá trình thanh toán thuế VAT cho nhiều esellers bởi vì nó cho phép họ đóng đăng ký nghĩa vụ thuế VAT ở nước ngoài. Thay vào đó, họ có thể chỉ cần nộp tờ khai thuế VAT hàng quý tại quốc gia của họ. Ngoài ra, những cư dân không thuộc EU có thể tận dụng tối đa cơ chế kê khai thuế VAT một cửa (OSS), cho phép họ linh hoạt hơn trong việc vận hành công việc kinh doanh của mình trên khắp Châu Âu.
Cơ chế kê khai thủ tục một cửa nhập khẩu (IOSS)
Việc miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu vào khu vực EU có trị giá dưới 22 bảng Anh đã được xóa bỏ kể từ đầu tháng Bảy. Thay vào đó, thuế VAT phải được tính trực tiếp tại điểm bán hàng (POS) đối với mọi đơn đặt hàng có trị giá dưới150 bảng Anh, mà các sellers có thể thanh toán qua nền tảng IOSS mới, do đó, đảm bảo quá trình thông quan & nhập khẩu hàng hóa diễn ra suôn sẻ.
Đối với các sellers có trụ sở bên ngoài EU, cơ chế IOSS mang đến những tác động sau:
- Họ cần đăng ký IOSS tại một quốc gia thành viên EU để kê khai thuế VAT đối với các lô hàng hóa nhập khẩu có trị giá dưới 150 bảng Anh.
- Nếu họ đang bán hàng trên một thị trường buôn bán trực tuyến vốn được phân loại là nhà cung cấp, thì thị trường buôn bán trực tuyến đó phải chịu trách nhiệm thanh toán thuế VAT.
- Nếu họ không sử dụng IOSS, các chi phí thuế VAT sẽ được chuyển cho khách hàng.
Phân loại thị trường buôn bán trực tuyến là nhà cung cấp
Các thị trường buôn bán trực tuyến có trụ sở bên ngoài khu vực EU, vốn được coi là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bán hàng xuyên biên giới, hiện tại được phân loại là nhà cung cấp. Điều này có nghĩa là họ được yêu cầu thu và kê khai các khoản thuế VAT đối với những đơn hàng nhập khẩu vào EU có trị giá dưới 150 bảng Anh.
Điều này giúp đơn giản hóa đáng kể các hoạt động bán hàng xuyên biên giới cho cả các sellers thuộc EU cũng như không thuộc EU, những người được hưởng lợi từ việc cắt giảm các nghĩa vụ thuế VAT. Do đó, họ có thể đóng đăng ký nghĩa vụ thuế VAT ở nước ngoài, giúp họ linh hoạt hơn trong việc phát triển công việc kinh doanh tại thị trường EU.
Payoneer luôn sẵn sàng trợ giúp bạn
Từ hệ quả của Brexit, những quy định thuế cũng thay đổi nhanh chóng ở EU và Vương quốc Anh, khiến các sellers xuyên biên giới gặp nhiều khó khăn và bối rối trong việc xử lý. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về cách mà những thay đổi về chính sách thuế VAT của EU có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh trực tuyến xuyên biên giới của bạn, vui lòng liên hệ với chúng tôi.