Mẹo nghề nghiệp

Phần II: Khi nào hoặc bạn có nên bán doanh nghiệp của mình?

Đây là một bài post đăng bởi Gregory Elfrink, Giám đốc tiếp thị của Empire Flippers.

Việc bán đi doanh nghiệp của bạn, cho dù đó là lần đầu tiên hay chỉ là một trong số hàng tá doanh nghiệp bạn từng bán, luôn là một quá trình riêng biệt. Thời gian để bán nó thành công mang nhiều tính nghệ thuật hơn là khoa học. Không có một công thức chung thích hợp cho câu hỏi khi nào bạn nên bán doanh nghiệp của mình cho người khác; thay vào đó, bạn phải cân đối yếu tố thời gian bạn bán nó cho người khác với những mục tiêu mà bạn đang cố gắng hoàn thành.

Có một cách giúp bạn làm điều đó là xem xét một số lý do mang tính kinh tế và cá nhân phổ biến lý giải tại sao các doanh nhân lại bán doanh nghiệp của mình cho nhà đầu tư khác.

Những lý do mang tính kinh tế

  • Đầu tư vốn vào các khoản đầu tư offline: Các khoản đầu tư này thường là dưới dạng bất động sản hoặc cổ phiếu.
  • Mệt mỏi với chuyện kinh doanh: Lý do này phổ biến hơn so với bạn nghĩ. Nếu bạn chán nản mỗi khi nghĩ đến công việc kinh doanh của mình và muốn làm một thứ gì đó mới mẻ hơn, hãy bán doanh nghiệp của bạn càng sớm càng tốt trước khi nó bắt đầu làm tổn thương bạn.
  • Cần có thêm thời gian và công sức cho các dự án khác: Ngay cả khi bạn không cần nhiều thời gian để điều hành công việc kinh doanh của mình, nó vẫn làm cho bạn phân tâm ít nhiều. Nếu bạn đang thực hiện nhiều dự án có khả năng sinh lợi hơn, đây có thể là lúc bạn nghĩ đến việc chuyển giao doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của mình cho người khác và nhận một khoản tiền thích hợp trong lúc bạn đang ở tình trạng kiểm soát tốt mọi thứ.
  • Tận dụng khả năng của bản thân mình tốt hơn trong một thị trường mang tính cạnh tranh cao hơn: Khi bạn có thể tìm được người mua lại doanh nghiệp của mình với một số tiền từ sáu con số trở lên, bạn sẽ có một cơ hội tuyệt vời để thâm nhập và thử thách bản thân tại một thị trường mới và mang tính cạnh tranh cao hơn.

Những lý do mang tính cá nhân

  • Nhận con nuôi: Chúng tôi đã thực sự chứng kiến điều này xảy ra; có một seller đã quyết định rao bán doanh nghiệp nhỏ của mình ở trên nền tảng của chúng tôi nhằm có đủ số tiền cần thiết để nhận con nuôi.
  • Ly hôn: Đôi khi một vụ ly hôn cũng đòi hỏi chủ sở hữu phải bán đi doanh nghiệp trực tuyến của mình-đây không phải là một lý do tích cực để bán đi một doanh nghiệp, nhưng điều đó đã thực sự xảy ra.
  • Nghỉ hưu: Đến tuổi nghỉ hưu hoặc muốn nghỉ hưu là một lý do cá nhân hết sức phổ biến để các doanh nhân bán đi doanh nghiệp của mình.

Đây chỉ là một vài lý do khiến mọi người bán doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của họ và đó không phải là một danh sách đầy đủ. Một số trong số những lý do này có thể phù hợp tương tự với bạn và tình trạng kinh doanh của bạn.

Ngoài những lý do trên đây, có một cách khác để đánh giá xem liệu bạn có nên bán doanh nghiệp của mình cho nhà đầu tư khác và liệu bạn có cảm thấy hài lòng từ những gì bạn có thể nhận được từ việc bán nó đi hay không.

Bạn có thể sử dụng công cụ định giá của chúng tôi để ước tính trị giá doanh nghiệp của mình, hoặc sử dụng hình thức tính toán nhanh bằng cách lấy biến số 23x nhân với lợi nhuận ròng trung bình của 12 tháng. Con số đó có làm bạn phấn khích không? Liệu nó có phải là một sự thay đổi lớn và có khả năng cải thiện cuộc sống của bạn một cách nghiêm túc hay không?

Hay con số đó là hơi thấp đối với kỳ vọng của bạn?

Biến số 23x là một cách tiếp cận tương đối thận trọng, vì vậy nếu bạn cảm thấy hài lòng với con số này thì đây có thể là thời điểm thích hợp để thực sự xem xét nghiêm túc việc chuyển nhượng doanh nghiệp của bạn cho đối tác khác.

Một lưu ý nhanh cho người bán — Bạn có hai sự lựa chọn trước khi bạn:

Tự bán doanh nghiệp không qua trung gian: Lợi ích chính của cách thức chuyển đổi chủ sở hữu doanh nghiệp này đó là bạn không phải trả bất kỳ khoản phí nào cho nhà môi giới. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn nhận được nhiều tiền nhất. Bởi vì các công ty môi giới mua bán sáp nhập thường là những người có uy tín trong lĩnh vực và có một danh sách lớn các nhà đầu tư tiềm năng ở mọi lĩnh vực, do đó họ thường có thể định giá doanh nghiệp của bạn cao hơn nhiều so với việc bạn tự bán doanh nghiệp của mình — quá đủ để bù đắp cho khoản hoa hồng phải chi trả cho nhà môi giới.

  • Sử dụng một nhà môi giới: Một nhà môi giới sẽ mang đến bạn rất nhiều lợi ích, một trong những lợi ích chính đó là họ sẽ thực hiện những phần việc nặng nhọc nhất thay cho bạn. Họ sẽ giải quyết phần lớn các cuộc đàm phán, tìm những người mua tiềm năng nhất, loại bỏ những kẻ phá đám và mang đến cho bạn những lời đề nghị có chất lượng và đã được thẩm định. Một nhà môi giới tốt cũng giúp bạn chuyển giao toàn bộ các tài sản kỹ thuật số của bạn sang chủ sở hữu mới. Hạn chế của cách thức này đó là bạn phải trả phí môi giới cho họ sau khi họ giúp bạn bán thành công doanh nghiệp cho người khác.

 

Nên bán hay không nên bán?

Bây giờ bạn đã nắm bắt được các yếu tố và cách thức định giá một doanh nghiệp, bạn có thể quyết định liệu đây đã là thời điểm thích hợp hay chưa hoặc khi nào sẽ là thời điểm chín muồi để bán doanh nghiệp cho người khác.

Cho dù bạn quyết định bán nó hay không, tôi thực sự khuyên bạn nên tiếp tục xây dựng doanh nghiệp của mình theo hướng bạn sẽ bán nó đi trong tương lai. Điều đó sẽ cho phép bạn tạo ra một bộ máy vận hành doanh nghiệp theo hướng gọn gàng, hiệu quả hơn nhằm dễ dàng chuyển nhượng cho người mua trong trường hợp vì lý do nào đó mà bạn nghĩ đến việc bán nó đi.

Cuối cùng, đó chẳng phải là mục tiêu của mọi doanh nhân trực tuyến hay sao?

Bạn muốn biết doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của mình có giá trị như thế nào?

Hãy tìm hiểu công cụ định giá tự động miễn phí của chúng tôi 

Nó sử dụng dữ liệu THỰC TẾ của các doanh nghiệp được bán thành công với tổng giá trị hơn 40 triệu USD trên nền tảng của chúng tôi.

Gregory Elfrink gia nhập Empire Flippers vào năm 2016 với vị trí Giám đốc nội dung và hiện tại là Giám đốc Tiếp thị. Ông chịu trách nhiệm quản lý thương hiệu Empire Flippers và triển khai việc hợp tác, nội dung và các chiến dịch nhằm tăng sự hiện diện của Empire Flippers với tư cách là một công ty tư vấn Mua bán và sáp nhập hàng đầu khi nói đến lĩnh vực hỗ trợ mua bán các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Gregory cũng tham dự một số hội nghị ngành trên khắp thế giới với tư cách một người tham dự, nhà tài trợ và diễn giả chính.

Richard Clayton

Richard is the Head of Content at Payoneer. An accomplished marketing manager, Richard is passionate about thinking creatively to communicate effectively.