Mẹo nghề nghiệp

Quảng cáo PPC trên Amazon: Khởi chạy các chiến dịch quảng cáo được tài trợ trong 3 bước đơn giản

Quảng cáo PPC trên Amazon có thể khiến bạn choáng ngợp, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu hành trình. Có rất nhiều phần tử và chỉ số khác nhau, đôi khi bạn có thể cảm thấy như mình đang đi lạc thậm chí ngay cả trước khi bắt đầu.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết những điều cần biết trước khi bạn tạo chiến dịch quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột trên Amazon (Amazon PPC) của mình. Chúng tôi sẽ khái quát nhanh về một số phần tử quan trọng nhất mà bạn sẽ gặp phải (chẳng hạn như các chiến dịch và quảng cáo) và cách chúng kết hợp với nhau để tạo thành một chiến lược Amazon PPC gắn kết, cũng như một số cấu trúc tài khoản Amazon PPC phổ biến nhất và cách thức tự động hóa việc duy trì các chiến dịch trong khoảng thời gian ngắn hơn thời gian bạn ngồi thưởng thức một tách trà.

Cấu trúc đằng sau một chiến dịch quảng cáo PPC trên Amazon

Hãy bắt đầu với một bảng phân tách của các phần tử quan trọng nhất để bắt đầu và xem cách thức chúng được sử dụng. Điều bạn cần biết đó là các chiến dịch và mục tiêu khác nhau hoạt động như thế nào để hiểu cách thức định vị sản phẩm của bạn tốt nhất.

Hệ thống cấp bậc phần tử Amazon PPC

Mỗi phần tử trong này là một đòn bẩy mà Amazon cung cấp cho các nhà quảng cáo. Mọi quyết định về cách sử dụng chúng đều hướng đến một mục tiêu: hiển thị đúng quảng cáo đến đúng khách hàng với mức giá phù hợp. Đây chính là mục tiêu tối thượng của Amazon PPC.

Những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét khi thiết lập tài khoản là chiến dịch (Campaigns) và mục tiêu (Targets). Cụm từ tìm kiếm (Search terms) là yếu tố quan trọng nhất cần tìm hiểu khi phân tích hiệu suất.

Chiến dịch tự động (Auto Campaign) là loại hình chiến dịch đơn giản nhất. Tất cả những gì bạn cần làm để bắt đầu là cho Amazon biết bạn muốn quảng cáo cho đơn vị sản phẩm SKU hoặc ASIN nào, số tiền bạn muốn đặt giá thầu và ngân sách hàng ngày của bạn. Amazon sẽ lo phần còn lại!

Chiến dịch thủ công (Manual Campaign) cho phép bạn thiết lập các mục tiêu cụ thể và quản lý giá thầu cho mỗi mục tiêu. Loại mục tiêu phổ biến nhất là một từ khóa được thiết kế để nhắm mục tiêu đến một tập hợp các cụm từ tìm kiếm –khách hàng nhập thông tin gì vào thanh tìm kiếm trên Amazon khi họ mua sắm. Bởi vì bạn có thể nhắm mục tiêu đến những cụm từ tìm kiếm chính xác, bạn có thể yên tâm rằng quảng cáo của mình chỉ hiển thị đến những khách hàng có liên quan nhất. Bí quyết đó là tìm ra những cụm từ tìm kiếm nào mà bạn cần nhắm mục tiêu đến và cách điều chỉnh giá thầu của bạn khi hiệu suất thay đổi.

Có ba loại đối sánh từ khóa: đối sánh rộng, đối sánh cụm từ và đối sánh chính xác.

  • Từ khóa đối sánh rộng (Broad) và đối sánh cụm từ (Phrase) sẽ giúp quảng cáo của bạn được hiển thị trên một tập hợp lớn của các cụm từ tìm kiếm liên quan đến từ khóa
  • Từ khóa đối sánh chính xác (Exact) chỉ hiển thị quảng cáo của bạn trên các cụm từ tìm kiếm phù hợp với từ khóa một cách chính xác

Ví dụ, nếu bạn sử dụng từ khóa đối sánh rộng “magician’s cape” (áo choàng dành cho ảo thuật gia), quảng cáo của bạn có thể được hiển thị khi khách hàng tìm kiếm “magician kids cape”, “cape costume magician” v.v…Ngược lại, một từ khóa đối sánh chính xác sẽ chỉ hiển thị quảng cáo khi khách hàng nhập cụm từ tìm kiếm chính xác hoặc gần nhất với từ khóa của bạn (ví dụ: magician cape, magician capes, a magician’s cape v.v…). Dưới đây là bảng tham khảo nhanh.

Chiến dịch tự động là một lựa chọn tuyệt vời để có sự khởi đầu nhanh chóng và tìm hiểu nơi các thuật toán của Amazon cho rằng sản phẩm của bạn có liên quan nhất, nhưng bạn không thể kiểm soát hoặc xác định được những diễn biến của chiến dịch. Từ khóa đối sánh rộng và đối sánh cụm từ rất phù hợp khi bạn sử dụng các tập hợp từ để tìm ra những cụm từ tìm kiếm thành công mà khách hàng của bạn đang tìm kiếm trên Amazon. Trong khi đó, từ khóa đối sánh chính xác rất phù hợp khi bạn tập trung vào các cụm từ tìm kiếm riêng lẻ.

Bạn cần có khả năng tận dụng triệt để tất cả các loại từ khóa này để làm cho các hình thức quảng cáo PPC trên Amazon phát huy hiệu quả tốt nhất đối với công việc kinh doanh của bạn.

Thu hoạch cụm từ tìm kiếm

Hãy hình dung bạn đang chạy từ khóa đối sánh rộng “magician’s cape” mà chúng ta vừa đề cập ở trên. Một khách hàng nhập vào thanh tìm kiếm “magician’s cape for kids” (áo choàng ảo thuật gia dành cho trẻ em) và cuối cùng chọn mua sản phẩm của bạn. Thật tuyệt vời phải không nào! Bây giờ bạn biết rằng những khách hàng đang có nhu cầu về chủng loại sản phẩm “magician’s cape for kids” cũng thích những gì bạn đang bán.

Ngay khi bạn chuyển đổi thành công những cú nhấp chuột thành hành động mua hàng, việc tiếp theo bạn nên làm đó là tạo một từ khóa đối sánh chính xác cho “magician’s cape for kids” để bạn có thể chắc chắn rằng bất kỳ ai đang tìm kiếm nó đều nhìn thấy quảng cáo của bạn mà bạn không phải trả tiền cho tất cả các cụm từ tìm kiếm khác có liên quan đến từ khóa đối sánh rộng của bạn. Đây được gọi là thu hoạch cụm từ tìm kiếm và nó là một cách tuyệt vời để giúp mở rộng quy mô các hoạt động quảng cáo Amazon PPC của bạn một cách hiệu quả.

Những cấu trúc chiến dịch khác nhau

Một chiến dịch tự động + Một chiến dịch thủ công

Chiến dịch tự động giúp Amazon tìm ra những cụm từ tìm kiếm cho bạn. Sau đó bạn rà soát báo cáo cụm từ tìm kiếm để tìm ra cụm từ tìm kiếm chuyển đổi tốt và xây dựng các từ khóa tìm kiếm thủ công từ chúng (hoặc là từ khóa đối sánh rộng, đối sánh cụm từ hoặc đối sánh chính xác tùy theo ý muốn của bạn) để quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với số tiền bạn phải trả cho những vị trí quảng cáo đó.

Trong trường hợp chỉ triển khai chiến dịch thủ công, bạn sẽ phải sử dụng từ khóa đối sánh rộng hoặc đối sánh cụm từ vốn phát sinh nhiều vấn đề về mặt kiểm soát (cũng tương tự như các chiến dịch tự động), hoặc bạn phải cam kết sử dụng từ khóa đối sánh chính xác vốn sẽ làm giảm đáng kể khả năng tìm kiếm các cụm từ tìm kiếm thành công mới. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp đồng thời từ khóa đối sánh rộng, đối sánh cụm từ và đối sánh chính xác trong một chiến dịch nhưng sau đó bạn sẽ mất khả năng kiểm soát được mục tiêu nào sẽ kéo về lưu lượng truy cập cho mỗi cụm từ tìm kiếm.

Rất may, bạn có thể tận dụng cả hai cách thức này mà không cần thêm nhiều công đoạn phức tạp trong các hoạt động tài khoản của mình.

Một chiến dịch tự động + Hai chiến dịch thủ công

  • Một chiến dịch tự động để tìm kiếm những cụm từ tìm kiếm rộng khác nhau
  • Một chiến dịch thủ công sử dụng từ khóa đối sánh rộng hay đối sánh cụm từ để nghiên cứu thêm về từ khóa đuôi dài
  • Chiến dịch thủ công thứ hai tập trung duy nhất vào việc thúc đẩy hiệu suất chiến dịch cho các cụm từ tìm kiếm thành công nhất của bạn bằng cách sử dụng cơ chế kiểm soát đến từng chi tiết nhờ các từ khóa đối sánh chính xác.

Cấu trúc đơn giản này là cách tốt nhất để tận dụng tối đa các công cụ theo ý muốn của bạn cho hoạt động quảng cáo PPC trên Amazon. Bạn có thể ưu tiên dựa trên các cụm từ tìm kiếm thành công riêng lẻ cũng như thay đổi ngân sách giữa 3 chiến dịch của mình dựa trên việc bạn có đang ưu tiên tìm kiếm các cụm từ tìm kiếm mới hoặc thúc đẩy hiệu quả chiến dịch thông qua những từ khóa chắc chắn “chiến thắng” hay không.

Thiết lập một cấu trúc chiến dịch trong 3 bước đơn giản

Chúng tôi đã ngồi lại với Dierk Demers, Trưởng bộ phận Hỗ trợ Đối tác & Chiến lược Quảng cáo tại Prestozon, một công ty phần mềm quảng cáo Amazon, để thảo luận về cách thức thiết lập chiến dịch đầu tiên của bạn.

“Khởi chạy chiến dịch PPC trên Amazon có thể phức tạp và vì vậy, điều quan trọng đó là không chỉ tối ưu hóa chiến dịch theo hướng hiệu quả, mà còn phải lưu ý đến tính đơn giản trong công đoạn triển khai. Bạn cần hiểu biết một số khái niệm về Amazon PPC vốn đã được chắt lọc thành một vài bước dễ thực hiện”.

Dưới đây là cách thức thiết lập chiến dịch của bạn chỉ trong vài bước đơn giản.

  • Đặt tên cho chiến dịch của bạn

Cái tên này cần phải dễ nhận biết và nhất quán trong tài khoản của bạn. Bám theo ví dụ mà chúng tôi đã sử dụng ở trên, “Magician’s cape” sẽ là một cái tên hay cho các chiến dịch này. Loại và mục đích của chiến dịch sẽ được gắn vào tên để tiện cho việc tìm kiếm và lọc.

  • Chọn những sản phẩm bạn muốn quảng cáo

Nếu bạn là một người bán hàng bên thứ ba, hãy nhập SKU mà bạn muốn quảng cáo. Nếu bạn là nhà sản xuất, bạn sẽ cần nhập mã ASIN.

  • Thiết lập ngân sách, giá thầu & mục tiêu của bạn

Việc phân bổ ngân sách phụ thuộc vào vòng đời của sản phẩm. Nếu bạn đang cho tung một sản phẩm mới ra thị trường, bạn sẽ cần ưu tiên ngân sách chiến dịch của bạn theo hướng Tự động và Nghiên cứu. Sau khi sản phẩm có được sức hút nhất định trong lòng khách hàng và hầu hết các cụm từ tìm kiếm chuyển đổi tốt đã được tìm ra, bạn sẽ có thể dành phần lớn ngân sách của mình để thúc đẩy hiệu quả của quảng cáo trong chiến dịch Hiệu suất quảng cáo.

Các bước tùy chọn khác

  • Đặt một số từ khóa nghiên cứu hạt giống. Bạn có thể đã biết khách hàng nhập từ khóa tìm kiếm nào để tìm sản phẩm của bạn. Hãy đặt các từ khóa phổ biến nhất như là những từ khóa hạt giống để bắt đầu chiến dịch nghiên cứu. Đừng đặt quá nhiều ở đây – chỉ khoảng 10-20 từ khóa là được.
  • Đặt các từ khóa hiệu suất. Nếu bạn biết rằng bạn thực sự cần nhắm mục tiêu đến một cụm từ tìm kiếm cụ thể, bạn có thể đặt cụm từ đó trong chiến dịch hiệu suất ngay từ đầu.
  • Thiết lập các chiến dịch tìm kiếm tên thương hiệu. Trong tab “Special”, bạn sẽ có khả năng thiết lập chiến dịch tìm kiếm tên thương hiệu. Nếu bạn có một thương hiệu mạnh, có khả năng nhận diện cao, thì điều quan trọng là phải chia nhỏ chúng ra ở cấp độ chiến dịch để bạn có thể kiểm soát việc phân chia ngân sách của mình giữa tìm kiếm chung/ tìm kiếm tên thương hiệu và dễ dàng phân tích hiệu suất hoạt động của từng loại.

Lời kết

Amazon PPC có thể là một chủ đề phức tạp và những khái niệm được nêu trong bài viết này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi nói đến việc hiểu rõ về các chiến dịch quảng cáo PPC trên Amazon. Rất may, bạn không cần phải học mọi thứ trong một sớm một chiều. Làm theo các tips trong bài viết này sẽ giúp bạn có sự khởi đầu suôn sẻ. Bây giờ bạn đã có thể hoàn toàn yên tâm bởi vì cấu trúc cơ sở của bạn là rất tốt, bạn có thể tập trung toàn tâm toàn ý vào việc phát triển công việc kinh doanh của mình!

 

Richard Clayton

Richard is the Head of Content at Payoneer. An accomplished marketing manager, Richard is passionate about thinking creatively to communicate effectively.