Mẹo nghề nghiệp

Vận hành doanh nghiệp Dropshipping của bạn trong thời kỳ đại dịch COVID-19

Đây là một bài post đăng bởi Demi Li, một chuyên gia tiếp thị nội dung giàu kinh nghiệm của CJDropshipping.

Đại dịch COVID-19 đã tác động sâu rộng đến toàn bộ ngành công nghiệp kinh doanh trực tuyến toàn cầu, vốn hiện tại đang phải vật lộn đối mặt với các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng, bao gồm tình trạng hoãn, hủy trong vận chuyển hàng hóa, những tổn thất to lớn trong sản xuất và sự sụt giảm lớn về đơn đặt hàng. Đối với những người kinh doanh theo mô hình dropshipping, đại dịch COVID-19 đã nảy sinh một số thách thức, nhưng cũng đồng thời xuất hiện những cơ hội để duy trì và phát triển doanh nghiệp của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào phân tích những cách thức tốt nhất để điều hành doanh nghiệp dropshipping của bạn trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Tác động của dịch COVID-19 đối với thói quen mua sắm trực tuyến

Theo dữ liệu khảo sát COVID-19 hàng ngày của Statista, trong đó đo lường sự thay đổi về lối sống tại Trung Quốc, CHLB Đức, Anh Quốc và Mỹ, đại dịch toàn cầu COVID-19 đã dẫn đến sự gia tăng đột biến trong các hoạt động mua sắm trực tuyến. Trong số những người được khảo sát, 62% số người ở Trung Quốc, 45% số người ở Hoa Kỳ, 33% số người ở Vương quốc Anh và 26% số người ở Đức trả lời rằng họ đã thực hiện mua sắm online nhiều hơn trước khi xảy ra đại dịch.

Trong khi đó, theo một nền tảng SaaS uy tín là Quantum Metric, doanh số bán hàng qua kênh online của các một số cửa hàng truyền thống trong diện khảo sát của họ đã tăng 52% so với một năm trước, đồng thời tỷ lệ chuyển đổi cũng đã tăng lên 8,8%.

Các sản phẩm có tốc độ tăng doanh thu cao nhất chủ yếu liên quan đến sức khoẻ, bao gồm các loại khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, khăn lau khử khuẩn và vitamin. Ngoài ra, một số danh mục sản phẩm như thực phẩm ăn liền, giấy vệ sinh, dụng cụ vệ sinh nhà cửa, vật dụng dành cho cá nhân và gia đình cũng đã ghi nhận mức tăng kỷ lục về doanh thu.

Hạn chế việc kinh doanh các mặt hàng thuộc danh mục thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE)

Bắt đầu từ tháng Ba, những nền tảng truyền thông xã hội và công cụ tìm kiếm lớn như Facebook, Instagram và Google, đã ngừng hiển thị nội dung quảng cáo tài trợ đối với các loại hàng hóa thuộc danh mục thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) có liên quan đến COVID-19. Sau đó, các sàn thương mại điện tử lớn như eBay, Amazon và Shopify cũng đã cấm bán các loại khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, khăn lau khử trùng, diệt khuẩn v.v…Trong khi eBay và Shopify đã gỡ bỏ toàn bộ quảng cáo liên quan đến coronavirus, Amazon đã nói rằng họ sẽ tiếp tục cho phép các sellers bán số hàng tồn kho hiện tại của họ nhưng không cho phép họ tải lên hàng tồn kho mới. Mặc dù một số sellers đã cố gắng “lách” chính sách hạn chế này bằng cách sử dụng một số thủ thuật như thuê influencer quảng bá sản phẩm của họ, nhưng hầu hết mọi nền tảng đã nỗ lực tìm mọi biện pháp nhằm phát hiện và xoá các chương trình khuyến mại này.

Tại sao các nền tảng kinh doanh trực tuyến loại bỏ những sản phẩm và quảng cáo liên quan đến COVID-19?

Có ba lý do khiến các nền tảng quyết định loại bỏ các sản phẩm và quảng cáo liên quan đến COVID-19:

  1. Rất nhiều sellers đang lợi dụng dịch bệnh nhằm trục lợi và tăng mạnh giá sản phẩm của họ.
  2. Có rất nhiều sản phẩm PPE vẫn chưa được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cũng như không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ hiệu quả trước mối đe dọa virus Corona.
  3. Người ta lập luận rằng việc kinh doanh các sản phẩm này trên mạng trực tuyến gián tiếp gây ra sự thiếu hụt về các thiết bị bảo vệ cho đội ngũ nhân viên y tế đang làm việc trên tuyến đầu chống lại coronavirus. Các sellers hoàn toàn có thể tích trữ nhiều sản phẩm để phục vụ mục đích tối đa hoá lợi nhuận thay vì chia sẻ các nguồn lực khan hiếm này.

Tăng chi phí vận chuyển và tình trạng hoãn, hủy, chậm giao hàng

Đại dịch COVID-19 đã làm tăng chi phí vận chuyển ở hầu hết các quốc gia từ 40-60% và có xu hướng tiếp tục tăng lên nếu tình hình đại dịch vẫn có những diễn biến phức tạp như hiện nay. Điều này xuất phát từ nguyên nhân đó là rất nhiều chuyến bay thương mại đã bị huỷ. Trong khi đó, những chuyến bay có thể thực hiện được thì chủ yếu dành ưu tiên để vận chuyển các trang thiết bị, vật tư y tế thay vì những sản phẩm thuộc danh mục hàng hoá không thiết yếu.

Với sự hạn chế về năng lực vận chuyển và nhu cầu tăng cao liên tục, các hãng vận tải đã tăng phí vận chuyển với hy vọng rằng rào cản về giá sẽ hạn chế việc vận chuyển các mặt hàng không thực sự thiết yếu. Ngoài ra, các chính phủ trên toàn thế giới đều đang áp dụng chính sách đóng cửa, phong toả biên giới, càng làm hạn chế hơn nữa số lượng các chuyến bay đến và đi cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian vận chuyển hàng hóa.

Chỉ đến khi có các dấu hiệu cụ thể cho thấy rằng COVID-19 đang được ngăn chặn và kiểm soát, tình trạng trì hoãn này có thể sẽ ngày càng tăng lên và dự kiến mức phí vận chuyển sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.

Các dropshippers có thể làm gì

Với tình hình hiện tại, nhiều dropshippers đã buộc phải tạm dừng các hoạt động kinh doanh của họ. Tuy nhiên, một số người khác lại đang tìm cách tận dụng một thực tế là sự cạnh tranh trở nên ít khốc liệt hơn so với trước đây để tạo ra một thị trường ngách mới cho chính họ. Nếu bạn đang tìm cách mở rộng việc kinh doanh, một số gợi ý dưới đây có thể là sự tham khảo hữu ích cho bạn.

Tối ưu hoá dòng sản phẩm của bạn

Với việc các sellers bị hạn chế trong việc bán các sản phẩm PPE, bạn sẽ cần nghiên cứu một số thị trường ngách khác để xác định dòng sản phẩm nào sẽ có tiềm năng bán tốt nhất.

Một báo cáo gần đây được thực hiện bởi Stackline đã thống kê các danh mục tăng và giảm doanh thu mạnh nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử vào tháng Ba năm 2020. Báo cáo cho thấy cấu trúc thương mại điện tử của nước Mỹ đã thay đổi đáng kể trong bối cảnh lệnh phong toả được thực thi trên phạm vi cả nước. Người tiêu dùng thực hiện mua sắm trực tuyến nhiều hơn và doanh thu của các mặt hàng tạp hoá, giấy vệ sinh, dụng cụ & thiết bị vệ sinh nhà cửa và các sản phẩm gia dụng khác tăng mạnh.

Với việc các phòng gym phải đồng loạt đóng cửa trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, đã có sự gia tăng đột biến về nhu cầu mua sắm đối với các sản phẩm tập thể dục thể thao tại nhà. Theo một báo cáo của Abode Analytics, doanh số bán hàng trực tuyến của các mặt hàng trang thiết bị tập thể dục đã tăng tới 535% từ tháng 2 đến tháng 3 năm nay, so với mức tăng 70% cùng kỳ trong năm 2019.

Thêm nữa, khi ngày càng nhiều người lao động được khuyến khích làm việc từ xa tại nhà, nhu cầu của người tiêu dùng về các phụ kiện laptop, máy tính để bàn cũng tăng nhanh chóng. Trong khi đó, doanh thu của các sản phẩm vali, máy ảnh và quần áo đã sụt giảm đáng kể vì nhiều người đã và đang huỷ kế hoạch du lịch của họ trong thời gian tới.

Tiếp thị các sản phẩm của bạn tương ứng với hoàn cảnh

Trong hoàn cảnh hầu hết các nền tảng kinh doanh trực tuyến cấm bán các sản phẩm PPE, chi phí vận chuyển gia tăng, cùng với đó là tình trạng hoãn, hủy giao hàng, nhiều dropshippers đã buộc phải tạm dừng các hoạt động quảng cáo bán hàng. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định tạm dừng đó, bạn có thể cân nhắc một số cách thức tiếp thị sau đây:

  • Thực hiện chiến dịch Email marketing– Tiếp thị bằng email là một cách thức hiệu quả để bán sản phẩm, làm cho khách hàng hiểu rõ về lợi ích mà họ có được khi sử dụng sản phẩm của bạn và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Riêng trong lĩnh vực thương mại điện tử, email marketing là một công cụ tuyệt vời để gửi đi thông tin về các giao dịch và chương trình khuyến mại sản phẩm. Ngoài ra, việc sử dụng hình thức email không phải tuân theo những quy định của các nền tảng tập trung, nơi mà một số thuật toán ngoài ý muốn có thể làm hỏng hoàn toàn một chiến lược phân phối. Nó là một công cụ tuyệt vời khi chiến lược tiếp thị của bạn trên các nền tảng khác bị hạn chế.
  • Mở rộng kinh doanh các sản phẩm khác– Có rất nhiều sản phẩm đang có nhu cầu mua sắm cao mà bạn vẫn có thể tiếp thị trên Facebook và các nền tảng khác. Báo cáo của Stackline được đề cập ở trên là một kênh tham khảo rất tuyệt vời để bạn bắt đầu nghiên cứu sản phẩm mới.

Tìm thêm các sản phẩm có sức tiêu thụ tốt trên CJDropshipping

  • Mở rộng sang những thị trường mới– Nếu bạn không có khả năng bán sản phẩm tại khu vực của mình, hãy thay đổi thị trường mục tiêu của bạn. Bởi vì bạn không cần phải trực tiếp xử lý các sản phẩm, các nhà cung cấp có thể gửi sản phẩm của bạn tới bất kỳ nơi nào bạn muốn. Bạn chỉ cần chú ý đến những rào cản về ngôn ngữ có thể phát sinh khi mở rộng việc kinh doanh tới những thị trường xa lạ.
  • Giữ liên lạc với các nhà cung cấp và khách hàng của bạn– Điều quan trọng là luôn duy trì liên lạc với các nhà cung cấp hoặc đại lý phân phối của bạn để đảm bảo mọi thứ đang đi đúng hướng, ngay cả khi có sự thay đổi đột ngột về vận chuyển hay sản xuất của bạn v.v…Hãy thông báo cho khách hàng của bạn biết rằng họ có thể sẽ không nhận được đơn hàng đúng hạn và chú ý đến dịch vụ hậu mãi sau bán hàng, điều này sẽ quyết định sự thành bại đối với doanh nghiệp của bạn.

Kiếm thêm tiền thưởng với CJDropshipping khi sử dụng Payoneer

Kiếm phần thưởng 2% khi bạn nạp ví CJ của mình qua Payoneer, bất kể bạn đang tải bao nhiêu tiền! Mặc dù phần thưởng này trước đây thường chỉ được áp dụng khi bạn nạp ít nhất 50.000 USD vào ví tiền CJ của bạn, nhưng giờ đây, bạn sẽ nhận thưởng mà không có bất kỳ giới hạn nào cả! Ưu đãi này sẽ có hiệu lực cho đến hết ngày 30 tháng 6. Vì vậy, đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này.

Tìm hiểu thêm về cách thức sử dụng CJDropshipping với Payoneer

Demi Li là một chuyên gia tiếp thị nội dung giàu kinh nghiệm của CJDropshippping, chuyên phụ trách đào tạo marketing cho những người mới bắt đầu kinh doanh mô hình dropshipping.

Richard Clayton

Richard is the Head of Content at Payoneer. An accomplished marketing manager, Richard is passionate about thinking creatively to communicate effectively.