Trong vài năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử mới được thành lập, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, thời điểm rất nhiều người phải tìm kiếm cơ hội mới giúp họ có thêm nguồn thu nhập khác trong thời gian mắc kẹt ở nhà.
Một trong những mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất được nhiều người lựa chọn là bán hàng trung gian (hay còn gọi là mô hình dropshipping). Đây được coi là một cách thức đơn giản để bắt đầu bán hàng trực tuyến bởi vì với mô hình này, bạn không cần phải chuẩn bị một nguồn vốn lớn và cũng không phải sắm những thiết bị chuyên dụng nhất định.
Nhưng cũng giống như mọi loại hình kinh doanh thương mại điện tử, để thành công trong mô hình dropshipping, bạn cần phải có cách tiếp cận đúng đắn, lựa chọn sản phẩm cũng như công cụ phù hợp. Về bí quyết để thành công trong mô hình kinh doanh dropshipping, điều quan trọng nhất là bạn cần tìm được nền tảng dropshipping phù hợp.
Do vậy, chúng tôi đã tổng hợp tài liệu hướng dẫn toàn diện về dropshipping này để chia sẻ tất cả những gì bạn nên biết về việc tìm kiếm nền tảng dropshipping tốt nhất cho năm 2023.
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu xem mô hình kinh doanh dropshipping là gì. Bán hàng theo mô hình dropshipping là một hình thức thương mại điện tử và bạn sẽ bán sản phẩm trên một cửa hàng trực tuyến mà không cần tự mình lưu trữ hàng hóa. Thay vào đó, bạn sử dụng các nhà cung cấp dropshipping để vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến tay khách hàng của bạn. Bằng cách này, người bán dropshipping (hay còn gọi là dropshipper) không phải vận hành hệ thống kho hàng của riêng họ hoặc lo lắng về việc hoàn thiện đơn hàng cho các sản phẩm.
Nhưng dropshipper sẽ phải đối mặt với một số thách thức khác. Mô hình dropshipping có tính cạnh tranh rất cao và biên độ lợi nhuận thấp. Vì vậy, bạn cần phải tạo dựng một cửa hàng dropshipping hấp dẫn để thu hút người mua hàng, quản lý các chiến dịch tiếp thị hiệu quả, cũng cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng ưu việt và đặc biệt chú ý đến yếu tố giá cả. Và một nền tảng dropshipping phù hợp có thể giúp bạn thực hiện tất cả các nhiệm vụ này.
Bạn có thể bán hàng dropshipping thông qua hầu hết các sàn thương mại điện tử trực tuyến như Amazon hoặc eBay; hoặc thông qua các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook Marketplace; hoặc thông qua cửa hàng trực tuyến xây dựng trên chính trang web của riêng bạn thông qua nền tảng lưu trữ như Wix.
Tuy nhiên, bán hàng dropshipping trên một nền tảng chuyên dụng mang lại rất nhiều lợi ích. Các nền tảng dropshipping chuyên dụng thường cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho người bán hơn, ví dụ như các plugin dropshipping hay các công cụ tiếp thị được thiết kế dành riêng cho dropshipper. Còn các sàn thương mại điện tử phục vụ cùng lúc nhiều đối tượng khách hàng của nhà bán lẻ trực tuyến hơn.
Dưới đây là những tiêu chí hàng đầu cần chú ý khi bạn so sánh các nền tảng dropshipping hàng đầu.
Mẹo hữu ích đầu tiên về dropshipping dành cho người mới bắt đầu là tìm được nền tảng giúp bạn dễ dàng thiết lập và quản lý trang web dropshipping của mình. Hãy tìm nền tảng cung cấp giao diện kéo thả để bạn có thể dễ dàng tự xây dựng cửa hàng trực tuyến mà không cần lập trình. Và nền tảng cũng nên tích hợp sẵn phần mềm dropshipping để giúp bạn quản lý các chiến lược dropshipping của mình.
Trong quá trình kinh doanh, bạn luôn kỳ vọng rằng doanh nghiệp dropshipping trực tuyến của mình sẽ phát triển nhanh chóng. Do đó, bạn nên chọn một nền tảng cho phép dễ dàng mở rộng quy mô để có thể hỗ trợ nhiều khách truy cập hơn. Một số trải nghiệm tồi tệ như tải trang chậm và lỗi dữ liệu chắc chắn sẽ khiến người mua nhanh chóng rời khỏi trang của bạn, vì vậy hãy đảm bảo rằng nền tảng dropshipping của bạn có thể ngay lập tức xử lý lưu lượng truy cập lớn hơn mà không bị quá tải.
Doanh nghiệp kinh doanh dropshipping thường có biên độ lợi nhuận thấp, vì vậy việc sử dụng một nền tảng có biểu phí thấp đóng vai trò rất quan trọng. Lý tưởng nhất là bạn có thể tìm được nền tảng dropshipping cho phép sử dụng miễn phí hoặc gần như là miễn phí, ít nhất là trong vài tháng đầu tiên khi bạn mới bắt đầu bán hàng.
Như đã đề cập ở trên, việc xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho thành công của doanh nghiệp dropshipping. Nhiều nền tảng cung cấp các công cụ marketing giúp bạn tối ưu hóa SEO, viết email và tin nhắn tiếp thị, lên kế hoạch cho các chương trình khuyến mãi hay ưu đãi đặc biệt, cũng như phân tích hiệu quả của các hoạt động quảng cáo tiếp thị. Để từ đó bạn có thể tinh chỉnh một chiến lược phù hợp chính mình.
Các plugin dropshipping cung cấp những tính năng bổ sung cho người bán dropship. Chính vì vậy, bạn cần một nền tảng có khả năng tích hợp chúng dễ dàng. Một số nền tảng cung cấp tính năng tự động hóa dropshipping, giúp bạn nhanh chóng tìm kiếm sản phẩm từ nhà cung cấp và liệt kê sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến của mình, hỗ trợ bạn về công tác vận chuyển hoặc cho phép bạn chấp nhận nhiều phương thức thanh toán hơn chẳng hạn như MasterCard và Visa, thanh toán qua di động và thanh toán bằng nhiều loại tiền tệ.
Ngay cả những nền tảng dropshipping tốt nhất đôi khi cũng có thể gặp sự cố và tạm ngừng hoạt động. Tuy vậy, là một dropshipper, bạn không thể để cho bất kỳ sự cố tiêu cực nào kéo dài ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của mình. Hãy chọn một nền tảng cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7, dễ dàng tiếp cận thông qua các kênh liên lạc ưa thích của bạn và phản hồi nhanh chóng về những mối quan tâm và thắc mắc của bạn.
Hầu hết các dropshipper phải quản lý các khoản thanh toán quốc tế, bao gồm cả gửi thanh toán cho các nhà cung cấp đối với những sản phẩm mà họ nhập khẩu và nhận thanh toán từ các khách hàng đối với những sản phẩm mà họ bán. Bạn cũng có thể cần thực hiện thanh toán cho các nhà thầu đối với một số dịch vụ như marketing, kê khai kế toán hoặc thanh toán cho các đối tác tiếp thị liên kết ở nước ngoài. Việc thực hiện thanh toán và nhận thanh toán sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu nền tảng dropshipping bạn lựa chọn hỗ trợ thanh toán từ các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Shopify nhiều lần được bình chọn là nền tảng dropshipping tốt nhất vì người dùng có thể bắt đầu kinh doanh dropshipping với Shopify rất dễ dàng. Với nền tảng kéo thả trực quan, người bán có thể dễ dàng thiết kế cửa hàng trực tuyến của mình. Ngoài ra, Shopify cũng là một sàn dropshipping trực tuyến khổng lồ, tích hợp sẵn nhiều plugin và công cụ tiếp thị quảng cáo.
Không những thế, Shopify cũng đủ mạnh để cho phép bạn mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng. Khi doanh nghiệp dropshipping của bạn phát triển, bạn có thể kết nối tất cả các cửa hàng trực tuyến của mình thông qua tích hợp với Magento, OpenCart, Wix, BigC Commerce v.v… Khi đó, bạn có thể theo dõi dễ dàng và quản lý hoạt động kinh doanh của tất cả các kênh bán hàng tại một chỗ. Shopify có bản dùng thử miễn phí 14 ngày, sau đó mức phí bắt đầu từ 29 USD/tháng.
Về mặt kỹ thuật, WooCommerce không phải là một nền tảng dropshipping. Đây là một plugin miễn phí của WordPress, giúp biến trang web WordPress của bạn trở thành một cửa hàng dropshipping. Tuy nhiên, WooCommerce vẫn được nhiều người bán hàng dropshipping yêu thích. Điểm mạnh lớn nhất của WooCommerce là nền tảng có khả năng mở rộng quy mô và dễ dàng tùy chỉnh, vì vậy bạn có thể xây dựng một cửa hàng trực tuyến độc đáo và xử lý lưu lượng truy cập ở bât kỳ mức độ nào.
WooCommerce cũng hỗ trợ rất nhiều plugin dropshipping của bên thứ ba, cung cấp các công cụ SEO mạnh mẽ và không thu bất kỳ phần trăm doanh số bán hàng nào của bạn. Nhưng mặc dù bản thân plugin là miễn phí, nhưng việc sử dụng WooCommerce có thể khá tốn kém. Bạn phải trả phí cho việc lưu trữ trang web, sử dụng theme, tiện ích mở rộng và một vài plugin đặc biệt. Vì vậy phí sử dụng WooCommerce cũng có thể lên tới hơn 120 USD/tháng.
AliExpress là một trong những nền tảng đầu tiên mọi người nghĩ đến khi cân nhắc tham gia bán hàng dropshipping, nhưng AliExpress không thực sự là một nền tảng dropshipping. AliExpress là một thị trường để người bán hàng tìm kiếm nhà cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp dropshipping của họ.
Hầu hết các nền tảng dropshipping và nhiều dịch vụ lưu trữ web, bao gồm Shopify, WooCommerce và BigCommerce đều có khả năng tích hợp với plugin và tiện ích mở rộng của AliExpress để giúp các hoạt động dropshipping với AliExpress trở nên dễ dàng hơn. Biểu phí cho các plugin AliExpress sẽ dao động tùy thuộc vào nền tảng bạn chọn.
BigCommerce có lẽ là đối thủ nền tảng dropshipping lớn nhất của Shopify. Nền tảng này thân thiện với người dùng và giúp bạn dễ dàng tạo và mở một cửa hàng dropshipping mới. BigCommerce có một thư viện plugin và ứng dụng dropshipping có quy mô tương tự như Shopify, cũng như cung cấp các công cụ SEO và tiếp thị tiện ích cho người dùng.
BigCommerce có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tuyệt vời và là một sự lựa chọn tối ưu cho các dropshipper có tham vọng phát triển và định hướng mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng, bởi vì nền tảng BigCommerce có khả năng mở rộng nhanh và tính linh hoạt rất cao. BigCommerce không tính phí giao dịch, và cước phí hàng tháng bắt đầu ở mức 29,95 USD.
Mặc dù Amazon không phải là một nền tảng dropshipping, nhưng bạn vẫn có thể vận hành một doanh nghiệp dropshipping thành công trên Amazon. Amazon khuyến khích dropshipper thông qua những chương trình như Hoàn thiện Đơn hàng bởi Amazon (FBA). Bạn sẽ không mất phí thiết lập cửa hàng dropshipping trên Amazon, nhưng bạn sẽ trả các khoản phí khác nhau tùy theo số lượng đơn vị sản phẩm bạn bán được và mức độ bạn sử dụng các dịch vụ của nền tảng như FBA.
Amazon không tích hợp với các plugin dropshipping, vì vậy bạn sẽ phải tự tìm nguồn cung ứng sản phẩm. Nhưng nền tảng này có kết nối với một số phần mềm kế toán và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán như Payoneer.
Những người bán hàng mới bắt đầu kinh doanh dropshipping đều muốn thiết lập một quy trình thanh toán trực tuyến trơn tru để họ có thể nhận thanh toán từ các cửa hàng và nền tảng dropshipping của mình, xử lý thanh toán từ khách hàng đồng thời dễ dàng gửi thanh toán cho các nhà cung cấp, đối tác và nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến.
Một trong những lựa chọn tốt nhất là sử dụng Dịch vụ Global Payments Service của Payoneer dành cho người bán hàng trực tuyến. Payoneer cho phép bạn thanh toán trực tuyến an toàn, tiện lợi và khả năng dễ dàng theo dõi thanh toán hơn so với hầu hết những ngân hàng truyền thống hoặc ngân hàng số. Thêm nữa, bạn cũng có khả năng quản lý hơn 150 loại tiền tệ, giúp dễ dàng gửi và nhận thanh toán bằng đồng nội tệ của bạn cũng như thanh toán cho các chi phí kinh doanh tại địa phương.
Payoneer cung cấp các tài khoản ngân hàng nội địa bằng 9 đơn vị tiền tệ, bao gồm USD, GBP, EUR, AED và JPY. Do vậy, bạn có thể kết nối các tài khoản nội địa với nền tảng dropshipping của mình và nhận thanh toán nhanh hơn mà không tốn phí chuyển đổi ngoại tệ. Bạn sẽ nhận được số BIC và IBAN, giống như một tài khoản ngân hàng “thông thường”, cho các giao dịch thanh toán qua SWIFT và điện chuyển khoản quốc tế khác.
Một khi bạn đã có nguồn tiền khả dụng trong tài khoản Payoneer của mình, bạn có thể dễ dàng thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ và nhà thầu thông qua nhiều phương thức thanh toán khác nhau, bao gồm chuyển khoản ngân hàng địa phương, thanh toán bù trừ ACH, thanh toán qua thẻ tín dụng và séc điện tử hoặc thanh toán chi phí trực tuyến như chi phí marketing cho cửa hàng dropshipping của bạn.
Payoneer cũng cung cấp một số công cụ khác giúp bạn vận hành công ty dropshipping của mình hiệu quả, chẳng hạn như công cụ lập hóa đơn trực tuyến, cho phép bạn dễ dàng tạo và gửi hóa đơn VAT như một phần của các yêu cầu thanh toán, thanh toán theo lô để thực hiện thanh toán đồng thời cho nhiều nhà cung cấp, và có sẵn một trang quản trị (dashboard) cho phép xem tất cả nguồn doanh thu của bạn. Việc đăng ký tài khoản Payoneer là hoàn toàn miễn phí và không có phí hàng tháng, phí quản lý hoặc yêu cầu duy trì số dư tối thiểu. Đây là một giải pháp tài chính hoàn hảo cho các nhà bán hàng dropship với biên độ lợi nhuận thấp.
[1] Nếu bạn không thực hiện một giao dịch thanh toán nào trong vòng 12 tháng thì bạn sẽ phải đóng một khoản phí là phí không hoạt động tài khoản. Phí này trị giá 29,95 USD và sẽ được khấu trừ từ số dư tài khoản của bạn.
Cho dù ngành công nghiệp dropshipping cực kỳ cạnh tranh nhưng rất nhiều doanh nhân đã gây dựng doanh nghiệp dropshipping trực tuyến thành công trong vài năm qua. Mặc dù việc có một chiến lược tiếp thị thông minh, định giá sản phẩm kỹ càng và lựa chọn sản phẩm sáng suốt đóng vai trò quan trọng, nhưng trên hết, việc chọn được một nền tảng dropshipping phù hợp đi kèm với các giải pháp thanh toán của Payoneer có thể giúp bạn vận hành công ty dropshipping của mình một cách suôn sẻ và nhanh chóng thúc đẩy lợi nhuận.
Nền tảng dropshipping là một môi trường trực tuyến giúp cho các nhà bán lẻ có thể mua sản phẩm trực tiếp từ nhà cung cấp và yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển sản phẩm thẳng đến tay khách hàng, loại bỏ việc lưu kho hàng hóa hoặc quản lý công tác hoàn thiện đơn hàng cho người bán.
Những tính năng chính cần tìm kiếm trên một nền tảng dropshipping là:
Có, nhiều người đã xây dựng doanh nghiệp dropshipping thành công trên Amazon thông qua việc sử dụng các công cụ tiếp thị và dịch vụ FBA của Amazon. Tuy vậy, các nền tảng dropshipping khác cũng cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ và tốt hơn như tích hợp plugin dropshipping và các phần mềm kinh doanh.
Một trong những lợi ích của mô hình kinh doanh dropshipping là bạn không cần phải có nhiều vốn để bắt đầu. Nhưng một số nền tảng áp dụng biểu phí cao, vì vậy hãy đảm bảo bạn đã tham khảo giá cả trước khi chọn nền tảng dropshipping cho mình.
Trong mạng lưới đối tác của Payoneer, bạn có thể tìm thấy các dịch vụ kinh doanh thương mại điện tử và các nhà cung cấp dropshipping như Gearment, CustomCat, Burger print, Dreamship, Prinitfy, AutoDS, v.v…