Câu chuyện Seller: Chiến thuật kinh doanh bền vững trên Amazon

Hôm nay Payoneer rất hân hạnh có một buổi trò chuyện thân mật với bạn Thái Nguyễn – khách hàng thân thiết của Payoneer và cũng là một “global eCommerce seller” ngay tại Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm bán hàng của bạn trên Amazon. Thái hiện là chủ nhân của trang ChiếnBinh.com  – chia sẻ rất nhiều những kiến thức về bán hàng trên Amazon.

Bạn có thể giới thiệu về bản thân và cuộc sống của bạn được không?

Mình tên Thái, thường biết đến với biệt danh là Thái Tử. Mình đã bước chân vào MMO từ khoảng năm 2008 qua việc tìm hiểu trên mạng và tham gia một số diễn đàn MMO thời đấy (Như Vietlockerz và KTO). Mình làm việc online toàn thời gian được khoảng năm năm và cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại. Nó mang lại cho mình sự tự do và thoải mái, giúp mình có nhiều thời gian hơn với gia đình.

 

Bạn biết đến bán hàng trên Amazon từ đâu và tại sao lại chọn Amazon?

Mình bắt đầu kinh doanh trên Amazon từ khoảng đầu năm 2014, sau khi đọc một số blog nước ngoài thì mình đã biết đến dịch vụ FBA của Amazon. Trước đó thì mình cũng đã từng tham gia làm Affiliate trên Amazon và nhận thấy sức mạnh của Amazon là một kênh bán hàng rất hiệu quả. Họ bán hầu như tất cả mọi thứ và mình cực kỳ ấn tượng với điều đó. Bên cạnh đó, sự thành công của Amazon góp một phần lớn bởi “seller” trên khắp thế giới.

Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu về cách thức hoạt động trên Amazon thì mình thấy cực kỳ tiềm năng và một cơ hội rất lớn trước mắt. Mình đã quyết định thử sức.

 

Theo bạn để thành công trên Amazon thì cần những yếu tố gì?

Khi mình chọn con đường xây dựng một dòng sản phẩm mang thương hiệu riêng thì mình đã xác định rằng đây không đơn thuần là là việc mua đi bán lại sản phẩm. Mà đây là một cuộc chiến trường kỳ và là một công việc kinh doanh nghiêm túc. Mình  cần hoàn thiện nhiều kỹ năng khác nếu muốn thành công lâu dài. Theo mình để thành công một cách bên vững trên Amazon hay bất kỳ một công việc kinh doanh nào khác thì cần cần phải có đủ những yếu tố sau:

 

  1. Sản phẩm

Sản phẩm là yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của bạn. Cho dù bạn có làm rất tốt các công việc như quảng bá sản phẩm hay thương lượng với nhà cung cấp nhưng sản phẩm của bạn không tốt thì trước sau gì cũng sẽ thất bại. Cho nên việc nghiên cứu và chọn sản phẩm để bán cần phải đầu tư thời gian và công sức thật nghiêm túc nếu không muốn mất tiền và thất bại ngay từ đầu. Bên cạnh đó, luôn luôn học hỏi để nâng cao chất lượng sản phẩm và đem lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng.

 

  1. Niềm Đam mê

Đam mê những gì bạn đang làm, đam mê sản phẩm bạn đang bán, thì mới mong thành công được. Bạn phải là người hiểu rõ nhất về sản phẩm và khách hàng của bạn. Và mình nghĩ đó là yếu tố quan trọng cần phải có khi muốn thành công ở bất cứ một lĩnh vực nào, chứ không đơn thuần là bán hàng trên Amazon.

 

  1. Phải có mục tiêu rõ ràng

Bạn cần phải xác định được bản thân mong muốn điều gì, đạt đến mức nào là thành công. Bạn muốn cuộc sống ra sao? Hay trở thành người như thế nào? Nếu bạn không có một đích đến thì làm sao có thể đến được đích?

Nếu bạn không biết bản thân muốn điều gì thì làm sao bạn có thể đạt được nó?

 

  1. Luôn có một kế hoạch chi tiết

Có thể chúng ta đều biết kế hoạch sẽ thay đổi rất nhiều trong quá trình thực hiện nhưng nếu như bạn không có một bản kế hoạch ban đầu thì giống như bạn đang bước đi một cách mù quáng vậy. Lên kế hoạch và đánh giá mục tiêu định kỳ sẽ giúp bạn biết được mình đang đứng ở đâu và phải làm gì tiếp theo để đến được đích.

 

  1. Xây dựng thói quen tốt

Khi bạn chọn con đường kinh doanh, buộc bạn phải có những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và kế hoạch để thực hiện nó. Nhưng bên cạnh đó, để làm tốt những việc đã vạch ra, để không cảm thấy chán nản những việc đang làm và không bị xuống tinh thần thì bạn cần phải có những thói quen tốt hàng ngày. Đơn giản như: tập thể dục, đọc sách, dậy sớm. Tuy những thói quen nhỏ nhưng nếu thực hiện đều đặn bạn sẽ luôn cảm thấy tươi mới

 

  1. Luôn tuân thủ chính sách và quy định

Để thành công trên Amazon bạn cần phải biết cách tuân thủ theo những chính sách và quy định của họ. Không những Amazon mà ở bất cứ đâu cũng vậy, Mình luôn đặt luật pháp và đạo đức lên hàng đầu là hai thứ mà không bao giờ được phép vi phạm nếu không muốn gặp rắc rối.

Nếu thiếu đi 1 trong 6 yếu tố trên thì bạn khó mà có thể đạt được thành công một cách bền vững.

 

Mùa lễ lớn nhất trong năm đang đến gần và bạn có lời khuyên gì cho độc giả Payoneer để tăng tối đa doanh thu trong mùa lễ không?

Mình có 3 lời khuyên nhỏ hy vọng bạn có thể áp dụng để tối đa hóa doanh thu:

  1. Quản lý tốt kho hàng.

Điều này lại càng quan trọng khi bạn bán hàng trên Amazon. Vào dịp lễ cuối năm thì nhu cầu mua sắm sẽ tăng cao đột biến bạn cần phải chắc rằng chuẩn bị đủ sản phẩm để phục vụ khách hàng.

Cho dù bạn quảng bá sản phẩm tốt đến đâu, nhu cầu khách hàng rất cao đi chăng nữa nhưng bạn không có sản phẩm để bán thì nó cũng chẳng có nghĩa lý gì cả. Không có sản phẩm – sẽ không có doanh thu. và bạn chỉ còn nước nhìn người ta bán mà thôi.

Ước lượng số lượng hàng bán trong mua lễ bằng cách xem lại các báo cáo của Amazon, so sánh lượng bán hàng quý, hàng năm để đánh giá sự tăng trưởng, từ đó bạn sẽ có cái nhìn tổng quát và ước tính lượng hàng cần bán và chuẩn bị cho phù hợp.

 

  1. Upsell và Cross-sell những sản phẩm khác mà bạn đang bán

Vào mùa lễ, do nhu cầu và tâm lý mua sắm của khách hàng được đẩy lên cao. Họ dễ có xu hướng mua những sản phẩm không cần thiết. Đây là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện Upsell và Cross-sell giúp tối đa hóa doanh thu. Đảm bảo bạn sẽ rất ngạc nhiên về kết quả thu được.

 

  1. Lên kế hoạch quảng bá cho sản phẩm từ sớm

Để tối đa hóa doanh thu mùa lễ bạn cần phải có một chiến lược quảng bá sản phẩm ngay từ đầu quý 4. Phân bổ nguồn lực, ngân sách cho các kênh marketing khác nhau. Làm cho khách hàng tiềm năng bị ấn tượng bởi sản phẩm của bạn. Có thể họ chưa mua ngay nhưng đến dịp lễ họ sẽ quay lại và nhớ đến sản phẩm của bạn.

Nếu bạn chỉ tập trung nguồn lực vào tháng cuối cùng của dịp lễ, khả năng sẽ không đem lại hiệu quả cao và có khi còn phản tác dụng, do vào thời gian đó những doanh nghiệp lớn cũng sẵn sàng chi tiền vào các kênh “paid traffic” rất nhiều và chắc chắn phí quảng cáo sẽ bị đẩy cao lên. Đừng quên, hãy thực hiện “remarketing” ở khắp các chiến dịch trực tuyến nhé.

 

Cám ơn Thái về buổi trò chuyện ngày hôm nay và những chia sẽ rất có ích của bạn dành cho độc giả! Chúc bạn luôn thành công và gặp nhiều may mắn!

 

Bạn đã sẵn sàng kinh doanh trên Amazon và nhận thu nhập nhanh chóng qua Payoneer?

 

Richard Clayton

Richard is the Head of Content at Payoneer. An accomplished marketing manager, Richard is passionate about thinking creatively to communicate effectively.