Đây là một bài post đăng bởi Klarna, một dịch vụ ngân hàng, thanh toán & mua sắm toàn cầu.
Klarna, một dịch vụ ngân hàng, thanh toán & mua sắm toàn cầu hàng đầu thế giới, gần đây đã đăng tải một báo cáo độc lập được thực hiện bởi Capital Economics có tên BNPL và bối cảnh kinh tế mới, nói về tác động của thị trường, lợi ích và thách thức của mô hình thanh toán “Mua Ngay Trả Sau” (Buy Now Pay Later-BNPL) đối với người tiêu dùng cũng như nhà bán lẻ.
Dưới đây là một số phát hiện chính.
Trong nhiều năm qua, người tiêu dùng đã và đang chi tiêu nhiều tiền hơn trên mạng trực tuyến và xu hướng này chỉ thực sự tăng tốc mạnh mẽ khi các chính phủ buộc phải ban hành lệnh cách ly, phong tỏa nhằm kiềm chế dịch bệnh trên quy mô toàn cầu. Doanh số bán hàng trực tuyến đã tăng lên 32%, và đồng thời, người tiêu dùng tiếp tục dần hạn chế trong việc sử dụng thẻ tín dụng và tiền mặt để thanh toán. Thay vào đó, họ tăng cường sử dụng hình thức thanh toán qua thẻ ghi nợ và ví điện tử để phục vụ việc mua sắm hàng ngày của họ.
Khi các nhà hàng, quán bar và cửa hàng không thiết yếu buộc phải đóng cửa, người tiêu dùng đã chi tiêu ít hơn. Và mặc dù đó là một năm đầy khó khăn, nhưng trung bình, chi tiêu hộ gia đình thực sự đã tăng lên gấp ba lần số tiền họ thường chi tiêu trước đây, tương ứng với mức tăng lên tới 300 tỷ bảng Anh vào năm 2020.
Tất nhiên, mặc dù những người tiêu dùng sẽ là chìa khóa giúp nền kinh tế của quốc gia phục hồi trở lại, họ sẽ – có thể hiểu được – trở nên rất cẩn trọng về cách họ tiêu tiền của mình. Giờ đây, hơn bao giờ hết, họ sẽ tìm kiếm các giải pháp giúp họ kiểm soát tài chính tốt hơn cũng như mang tới họ sự an toàn, linh hoạt và mọi cách thức có thể nhằm tránh phát sinh những chi phí không cần thiết.
Có thể nói các tùy chọn thanh toán mang tính “truyền thống” hơn không đáp ứng nhu cầu mới này của người tiêu dùng và đó là lý do tại sao mô hình Mua ngay, Trả sau (BNPL) – cũng như Klarna – đã trở nên hết sức phổ biến.
Tại Vương quốc Anh, hơn 10 triệu người đã sử dụng các dịch vụ BNPL để mua hàng trực tuyến vào năm 2020. Tuy nhiên, mặc dù BNPL đang nhanh chóng trở nên thông dụng, mô hình này hiện chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong cơ cấu tổng doanh thu bán lẻ. Vào năm 2020, người tiêu dùng Vương quốc Anh đã chi ra 4,1 tỷ bảng Anh để mua sắm hàng hóa qua tính năng BNPL, chỉ chiếm gần 4% tổng số giao dịch mua hàng trực tuyến.
Cho dù vậy, giả sử nếu tất cả các giao dịch mua sắm BNPL của năm 2020 đều được thực hiện bằng thẻ tín dụng trong cùng thời kỳ, người tiêu dùng tại đây có thể đã phải chi thêm 76 triệu bảng Anh chỉ tính riêng tiền lãi, chưa kể các khoản phí khác chẳng hạn như phí thanh toán trễ hạn hay phí thành viên. Khi mô hình BNPL trở nên phổ biến hơn và gia tăng thị phần của nó trên thị trường thanh toán, thì khoản tiết kiệm tiềm năng cho người tiêu dùng cũng sẽ tăng tương ứng.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu BNPL không phải là một tùy chọn thanh toán trong trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng? 1/3 tổng số người tiêu dùng sẽ sử dụng một hình thức tín dụng khác để mua sắm hàng hóa của họ, vốn không chỉ dẫn đến khả năng phải trả khoản lãi suất cao mà còn rất nhiều khoản phí khác đi kèm. 1/3 khác sẽ thực hiện các giao dịch mua sắm này mà không sử dụng bất kỳ hình thức tín dụng nào, một chỉ dấu cho thấy rõ những lợi ích khác của mô hình BNPL bên cạnh khả năng trả chậm hoặc chia nhỏ khoản thanh toán.
Đối với người tiêu dùng, lợi ích của BNPL bao gồm sự an toàn, tính linh hoạt và giúp người dùng quản lý tài chính tốt hơn. Trên thực tế, 78% người được hỏi nói rằng sự an toàn mà mô hình BNPL mang lại khi mua hàng từ những người bán hàng xa lạ là một yếu tố rất quan trọng trong quyết định mua hàng của họ, trong khi 71% coi sự linh hoạt trong tùy chọn trả chậm dần theo thời gian đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của họ. Chúng tôi cũng rất vui mừng khi thấy rằng khoảng 2/3 số người được hỏi nói rằng việc sử dụng giải pháp Mua ngay Trả sau đã giúp họ quản lý tài chính của mình tốt hơn “rất nhiều” hoặc “một chút”.
Đối với các nhà bán lẻ, mô hình BNPL mang lại nhiều lợi ích, trong đó bao gồm việc cho phép các khách hàng của họ linh hoạt hơn trong trải nghiệm mua sắm mà không phải chịu rủi ro về việc chậm thanh toán hoặc ngưng thanh toán. BNPL hoạt động như thế nào? Các sellers được thanh toán trước từ các đối tác BNPL của họ mỗi khi người tiêu dùng thực hiện giao dịch mua hàng, trừ đi một khoản phí nhỏ. Điều này cho phép khách hàng chia nhỏ số tiền thanh toán mà không phải trả phí lãi suất và cho phép các sellers chuyển rủi ro sang nhà cung cấp BNPL. Đó là một giải pháp đôi bên đều có lợi!
Khi nhu cầu cần có nhiều giải pháp thanh toán linh hoạt hơn của người tiêu dùng tăng lên, thì cơ hội gặt hái doanh thu trên thị trường của các sellers cũng tăng lên tương ứng. Khi hợp tác với Klarna, các sellers sẽ bổ sung giá trị cho khách hàng bên cạnh dịch vụ BNPL cho trang thanh toán (checkout) của họ – đó là một điểm đến mua sắm toàn diện, giúp các sellers có cơ hội thu hút và giữ chân khách hàng trong hệ sinh thái của Klarna. Thêm nữa, các sellers cũng hoàn toàn có thể tận dụng các kênh và cộng đồng Klarna để gặp gỡ và thu hút những người mua sắm mới, cho dù đó là thông qua mạng xã hội (154 triệu lần hiển thị hàng tháng), ứng dụng Klarna (18 triệu người dùng trung bình hàng tháng trên toàn cầu), hệ thống CRM, trang web hoặc các kênh và dịch vụ truyền thông khác thuộc sở hữu của Klarna.