Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) là một mạng lưới tin nhắn giúp kết nối toàn bộ các ngân hàng được liên kết với hệ thống trên toàn thế giới. Hơn 11.000 tổ chức tham gia vào hệ thống SWIFT và cho đến năm 2020, SWIFT đã gửi hơn 35 triệu giao dịch mỗi ngày.
Hệ thống SWIFT được thành lập vào năm 1973 với mục đích chủ yếu là để các ngân hàng quốc tế liên kết với hệ thống này gửi thông tin về giao dịch của họ mà không cần lo lắng về bất kỳ sự nhầm lẫn đáng tiếc nào. Điều quan trọng cần nhớ rằng SWIFT không duy trì bất kỳ khoản tiền nào. Do vậy, bạn không cần phải có tài khoản SWIFT cá nhân để thực hiện giao dịch; đó chỉ là một cách thức để các ngân hàng gửi tin nhắn trên khắp thế giới một cách an toàn. Mặc dù SWIFT được thành lập và bắt đầu hoạt động bởi các ngân hàng, nó cũng được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối, nhà môi giới tiền tệ, tổ chức tài chính không phải ngân hàng và một số tổ chức khác.
SWIFT là một dịch vụ dễ sử dụng và an toàn đầu tiên cho phép mọi người thanh toán cho nhau, ngay cả khi tài khoản ngân hàng của họ thuộc các ngân hàng khác nhau hoặc ở những quốc gia và đơn vị tiền tệ khác nhau.
Mã SWIFT (SWIFT code) là nền tảng căn bản cho toàn bộ hệ thống SWIFT. Đây là số ID duy nhất mà SWIFT gán cho các ngân hàng tham gia vào mạng lưới nhằm giúp nhận diện ngân hàng, chi nhánh, thành phố và quốc gia cho các tài khoản được liên kết. Nó còn được gọi là SWIFT ID, mã định danh ngân hàng (BIC) hay mã ISO 9362.
Xin lưu ý rằng SWIFT code không giống như mã IBAN, vốn cũng bao gồm số tài khoản ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, tên ngân hàng, quốc gia và thành phố.
Một SWIFT code cơ bản thường bao gồm loại 8 ký tự hoặc 11 ký tự. Đối với SWIFT code có 8 ký tự, bốn ký tự đầu tiên cho bạn biết tên ngân hàng, 2 ký tự tiếp theo chỉ quốc gia của ngân hàng, trong khi hai ký tự cuối cùng chỉ thành phố của ngân hàng. Đối với mã SWIFT có 11 ký tự, bên cạnh 8 ký tự cơ bản, ba ký tự cuối cùng giúp chúng ta nhận diện chi nhánh của ngân hàng.
Ví dụ: ngân hàng UniCredit Banca ở thành phố Milan, Italy có SWIFT code là UNCRITMM:
Khi bạn thực hiện thanh toán quốc tế thông qua mạng lưới SWIFT, bạn không chỉ cần SWIFT code. SWIFT code chỉ giúp bạn nhận diện ngân hàng và đôi khi là chi nhánh. Nó không cho bất kỳ ai biết các chi tiết cụ thể của tài khoản nhận.
Để hoàn tất thanh toán, bạn cũng cần cung cấp:
Khi các ngân hàng xử lý tin nhắn SWIFT, họ sử dụng một thứ được gọi là tài khoản Nostro và Vostro để hoàn tất giao dịch. Tài khoản Nostro liên quan đến ngân hàng gửi thanh toán trong khi tài khoản Vostro thuộc về ngân hàng nhận thanh toán.
Khi hai ngân hàng có mối quan hệ trực tiếp, có nghĩa là họ có những tài khoản thương mại với nhau, thì các khoản thanh toán SWIFT sẽ được hoàn tất nhanh chóng và trơn tru. Ví dụ: dưới đây là quy trình gửi khoản thanh toán 200 EUR từ ngân hàng UniCredit Banca ở Milan, Italy đến tài khoản của freelancer tại ngân hàng Siam Commercial Bank ở Bangkok, Thái Lan:
Tuy nhiên, nếu hai ngân hàng UniCredit và Siam Commercial Bank không chia sẻ các tài khoản thương mại với nhau, họ sẽ phải định tuyến khoản thanh toán của bạn thông qua một ngân hàng khác mà cả hai có hợp tác, chẳng hạn như ngân hàng Deutsche Bank ở Berlin, CHLB Đức.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu không có bất kỳ ngân hàng nào hiện đang hợp tác với cả ngân hàng gửi lẫn ngân hàng nhận? Nếu vậy, khoản thanh toán của bạn sẽ phải đi qua một loạt những ngân hàng hiện đang chia sẻ những tài khoản thương mại với ngân hàng gửi và nhận cho đến khi khoản thanh toán được chuyển đến ngân hàng đích là Siam Commercial Bank. Không có gì quá ngạc nhiên, điều này làm cho giao dịch thanh toán qua SWIFT của bạn trở nên đắt đỏ hơn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn tất.
SWIFT kiếm tiền bằng cách áp dụng một khoản phí cho mọi thành viên tham gia sử dụng dịch vụ của nó. Điều này có nghĩa là mỗi ngân hàng hay tổ chức tài chính được liên kết với hệ thống SWIFT sẽ phải trả SWIFT một khoản phí đóng một lần, kèm theo khoản phí hàng năm dựa trên loại và khối lượng tin nhắn SWIFT mà họ sử dụng.
Ngân hàng chuyển trách nhiệm trả các khoản phí này về phía khách hàng của họ. Do vậy, bạn sẽ phải trả phí cho mọi giao dịch thanh toán SWIFT mà bạn gửi. Số tiền bạn trả tùy thuộc khối lượng sử dụng tin nhắn của ngân hàng và chính sách riêng của từng ngân hàng về thanh toán quốc tế. Ngoài ra, nếu bạn cần chuyển đổi tiền từ đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác để thực hiện thanh toán, bạn cũng sẽ phải trả phí chuyển đổi ngoại tệ.
Thanh toán qua SWIFT không diễn ra ngay lập tức. SWIFT triển khai quy trình kiểm tra chống gian lận và chống rửa tiền đối với mọi giao dịch thanh toán, việc này tuy mất thời gian nhưng cũng giúp khoản thanh toán của bạn trở nên an toàn và bảo mật hơn. Hơn nữa, các yếu tố như múi giờ, ngày nghỉ lễ ở các quốc gia khác nhau và thủ tục của từng ngân hàng cũng có thể làm tăng thêm thời gian xử lý thanh toán.
Vì vậy, khoản thanh toán của bạn có thể mất từ một ngày để hoàn tất nếu các ngân hàng của bạn có mối quan hệ trực tiếp, cho đến bốn ngày làm việc nếu giao dịch phải đi qua nhiều ngân hàng trung gian.
Mặc dù các giao dịch SWIFT có những thế mạnh riêng nổi trội của nó, nhưng trong một mái nhà toàn cầu chung như hiện nay, bạn vẫn cần phải có khả năng thực hiện thanh toán xuyên biên giới với tốc độ nhanh hơn và chi phí thấp hơn. Payoneer cho phép bạn nhận thanh toán cũng như gửi thanh toán bằng đồng nội tệ, giúp cắt giảm phí chuyển đổi ngoại tệ. Thêm nữa, bạn sẽ hoàn toàn được miễn phí khi gửi thanh toán đến các tài khoản Payoneer khác!
Nếu bạn vẫn muốn thực hiện thanh toán thông qua hệ thống SWIFT, Payoneer có thể cung cấp cho bạn mã SWIFT mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào cho các khoản thanh toán đến, giúp bạn tiết kiệm từ 10 USD đến 15 USD cho mỗi giao dịch! Để tìm hiểu thêm, vui lòng bấm vào đường link bên dưới: