• Share on Facebook
  • Tweet This Post
  • Share on LinkedIn
freelancer tracking his time on his watch

12 cách để Freelancer tận dụng LinkedIn

Richard ClaytonRichard Clayton
6 Tháng 02, 2017

LinkedIn là một mạng xã hội trực tuyến cho các chuyên gia kinh doanh. Nó khác với các trang mạng xã hội khác như Facebook và Twitter bởi vì nó được thiết kế đặc biệt cho mạng chuyên nghiệp-tìm việc làm (hoặc các khách hàng mới), khám phá các các điểm bán hàng, kết nối với các đối tác kinh doanh tiềm năng. Nhờ mạng lưới khổng lồ và năng động với các chuyên gia của LinkedIn ( 300 triệu người và đang ngày càng nhiều hơn), rất nhiều người đang sử dụng nền tảng này để tìm kiếm freelancers cho các dự án ở tất cả các lĩnh vực và quy mô. Điều quan trọng là các freelancers cần tận dụng tối đa sự hiện diện LinkedIn của họ bởi đây là nơi bạn có thể tìm kiếm việc làm cũng như việc làm tìm đến bạn.

Dưới đây là 12 cách LinkedIn có thể giúp bạn tìm được nhiều công việc freelance:

 

  1. Tùy chỉnh hồ sơ URL công khai của bạn

Hãy làm hồ sơ cá nhân của bạn chuyên nghiệp hơn (và dễ dàng hơn để chia sẻ) bằng cách tùy chỉnh hồ sơ URL công khai của bạn. Thay vì hàng loạt các chữ và con số ngẫu nhiên, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một URL để giới thiệu tên bạn hoặc tên công ty bạn.

  1. Thêm một bức ảnh chuyên nghiệp

Bức ảnh nên chụp toàn bộ khuôn mặt của bạn (chứ không phải con chó của bạn hay thậm chí là logo của bạn). Hãy lựa chọn một bức ảnh được chụp thật đơn giản với tư thế bạn đang nhìn thẳng về phía trước. Bạn không cần phải mặc trang phục công sở nếu đó không phải phong cách bạn thích, nhưng bạn cần thiết phải nhìn thật chuyên nghiệp và dễ chịu. Hãy cười lên. Bạn phải cho mọi người thấy mình thật “ bảo đảm” và “ đáng tin cậy”. Một điều nữa cần lưu ý…Không chụp selfies!!

  1. Thêm một ảnh nền vào hồ sơ LinkedIn cá nhân của bạn

Hãy làm hồ sơ LinkedIn của bạn thêm một chút cá tính bằng cách thêm một ảnh nền của chính bạn. Chỉ có một lưu ý, LinkedIn là một mạng xã hội chuyên nghiệp, do đó bạn nên chọn ảnh phù hợp.

  1. Hãy chú ý tới tiêu đề LinkedIn của bạn

Tiêu đề đóng vai trò rất quan trọng bởi vì đây là nơi mọi người sẽ nhìn thấy trong mục search results và trong mục home feed của họ. Một tiêu đề hiệu quả phải bao gồm từ 90-120 ký tự. Theo mặc định, tiêu đề sẽ thường là vị trí công việc hiện tại của bạn. Sửa lại tiêu đề của bạn theo một cách ấn tượng hơn sẽ chắc chắn giúp bạn luôn duy trì vị trí hàng đầu.

 

  1. Hãy làm cho phần tóm tắt LinkedIn của bạn thêm thu hút

Tiếp sau phần tiêu đề, phần quan trọng nhất trong hồ sơ LinkedIn của bạn là tóm tắt. Bạn cần phải chú trọng vào một câu mở đầu thật nhiều sức mạnh để có thể thu hút nhiều người. Hãy đề cập đến loại công việc chuyên môn của mình và những kỹ năng làm bạn khác biệt với các freelancers khác.

  1. Giữ nội dung LinkedIn của bạn thật phong phú trong các từ khóa mạnh mẽ

Hãy sử dụng bản tóm tắt để chuyển tải thông điệp của bạn và kết hợp các từ khóa có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, kinh nghiệm và đam mê của bạn. Phần tóm tắt là điểm tối quan trọng của bạn, do vậy bạn cần sử dụng nó khôn ngoan và tạo nên một ấn tượng tốt.

  1. Đưa vào các thư khen của các khách hàng

Các freelancers phát triển dựa vào các thư khen của khách hàng để cho các khách hàng tiềm năng thấy được mình là một người đáng tin cậy để có thể thực thi công việc tốt. Có hai cách để có được các thư khen này. Cách đầu tiên là lấy từ các công ty mà trước đây bạn đã từng cộng tác. Cách thứ hai là lấy từ danh sách khuyến nghị của LinkedIn thông qua phần khuyến nghị trong hồ sơ LinkedIn của bạn.

  1. Tham gia vào các nhóm

Tạo một nhóm dựa trên một chủ đề thích hợp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, và trở thành administrator của nhóm LinkedIn. Sau đó bạn có thể sử dụng nhóm này để thiết lập bản thân như là một nhà lãnh đạo tư tưởng trong lĩnh vực chuyên môn của mình, phát triển một cộng đồng những người ủng hộ, tạo ra những ý tưởng nội dung tiếp thị mới, và thậm chí tạo ra trào lưu mới! Bạn cũng nên xem xét tham gia vào các nhóm thích hợp khác và tham dự các buổi thảo luận để có được tầm nhìn tốt hơn trong lĩnh vực  chuyên môn của bạn và có được khách hàng tiềm năng.

 

  1. Đăng bài post

LinkedIn đã cho phép đăng bài posts trên nền tảng của họ đến tất cả các thành viên. Mặc dù trang blog của bạn luôn là nền tảng đăng bài chính, thỉnh thoảng bạn cũng nên cung cấp nội dung chất lượng cao đến LinkedIn. Mọi thứ bạn đăng đều gắn với tên và công việc freelance của bạn, do đó hãy đảm bảo bạn chỉ đăng những gì tốt nhất của bạn trên LinkedIn.

  1. Giới thiệu công việc của bạn

Bạn có biết rằng LinkedIn cho phép bạn thêm một loạt các phương tiện truyền thông chẳng hạn như  các video, ảnh, tài liệu, đường link và lời giới thiệu vào các mục Summary, Education và Experience trong hồ sơ LinkedIn của bạn? Điều này cho phép bạn giới thiệu các dự án khác nhau, cung cấp các dẫn chứng về công việc của bạn, cũng như giúp bạn tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn của bạn. Thêm nữa, bạn có thể thêm phần sections menu trong hồ sơ LinkedIn của bạn, bạn có thể chọn để bổ sung các thứ sau đây:

  • Creative Portfolio Display: Đây là nơi hoàn hảo cho các nhà thiết kế và nghệ sỹ, mục Creative portfolio display cho phép bạn thể hiện các công việc trực quan của mình.
  • Publications: Đây là nơi lý tưởng cho các writers hoặc bất cứ freelancer nào dùng viết lách như là một chiến lược tiếp thị. Bạn có thể liệt kê các đầu sách, tạp chí và các bài viết trên blog, và bạn có tùy chọn để đưa vào các đường link đến các bài đã đăng của bạn.
  • Projects: Tùy chọn tốt nhất và phù hợp nhất cho đa số các freelancers, bao gồm cả các nhà tư vấn và lập trình viên. Projects cho phép bạn giải thích ai, cái gì, khi nào và như thế nào về những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp freelancer của bạn.
  1. Trả lời các quảng cáo việc làm

Với việc tập trung toàn bộ vào  các trang web việc làm, dễ làm chúng ta quên đi rằng LinkedIn cũng có mục danh sách việc làm. Các công việc tìm thấy trên LinkedIn có xu hướng được trả lương cao hơn và chuyên nghiệp hơn những công việc được đăng ở các trang web việc làm khác. Sử dụng tính năng tìm kiếm nâng cao, LinkedIn cho phép bạn tìm kiếm việc làm bằng các từ khóa, lĩnh vực chuyên môn, địa điểm, công ty, cấp bậc kinh nghiệm, và nhiều thứ khác. Hãy thử tìm kiếm các từ “ freelance” hay “ hợp đồng” và lĩnh vực chuyên môn của bạn. Nó thậm chí còn gợi ý các việc làm có thể bạn quan tâm dựa vào thông tin trên hồ sơ LinkedIn của bạn. Hãy lưu tìm kiếm việc làm lại và LinkedIn sẽ báo cho bạn khi có một công việc mới xuất hiện. Rất nhiều công việc được đăng trong các nhóm LinkedIn, đây cũng là một lý do tuyệt vời khác để bạn tham gia các nhóm này.

  1. Liên hệ với các cá nhân

Bạn có thể gửi 3 thư “InMails”( các tin nhắn gửi qua hệ thống email nội bộ của LinkedIn) mỗi tháng với mỗi hồ sơ LinkedIn miễn phí, hoặc gửi không giới hạn với mỗi hồ sơ có trả phí. Điều này cho phép bạn dễ dàng nghiên cứu các công ty bạn muốn cộng tác freelance và tiếp cận họ ngay ở trong LinkedIn. LinkedIn báo cáo rằng InMails có tỷ lệ hồi đáp 30%. Một tính năng thú vị khác của LinkedIn là bạn có thể nhìn thấy những ai đã đang xem xét hồ sơ của bạn. Sử dụng chức năng này để xác định các khách hàng triển vọng và sau đó tiếp cận họ thông qua quick message như sau:

Subject line: Có phải bạn đang tìm kiếm một nhà thiết kế freelance?

Hi — Tôi biết bạn đang xem xét hồ sơ của tôi. Có phải bạn đang tìm kiếm một nhà thiết kế, tôi có kinh nghiệm [ lĩnh vực chuyên môn của bạn]. Tôi rất vui được gửi cho bạn một vài sản phẩm mẫu của tôi hay hiểu hơn về nhu cầu của bạn.

Hãy cho tôi biết nếu tôi có thể giúp đỡ!

 [Tên bạn]

Có phải bạn đang sử dụng LinkedIn để phát triển công việc freelance của bạn? Hãy cho chúng tôi biết nếu bạn có gợi ý thêm để LinkedIn giúp bạn có được công việc freelance nhiều hơn nữa.

Nội dung được cung cấp trong bài viết này, bao gồm mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác, chỉ chính xác và hợp lệ kể từ ngày được phát hành. Ngoài ra, những thay đổi về quy định, chính sách, điều kiện thị trường hiện hành hoặc các yếu tố liên quan khác đều có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của giá và phí được đề cập cũng như các chi tiết liên quan khác. Theo đó, để làm rõ thêm, mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác đều có thể thay đổi và bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng mình đang xem nội dung mới nhất phù hợp với bản thân. Payoneer sẽ cung cấp thông tin mới nhất và chính xác nhất liên quan đến giá và phí như một phần của quy trình đăng ký tài khoản. Khách hàng đã đăng ký có thể xem thông tin này thông qua tài khoản trực tuyến của họ.

Đăng kí nhận tin của chúng tôi

Thank you!