7 thách thức đối với các khoản thanh toán của doanh nghiệp kinh doanh thuê bao và cách mà nền tảng điều phối thanh toán có thể giúp khắc phục chúng
Hãy đặt một câu hỏi: Làm thế nào để các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh tế thuê bao có thể tận dụng tối đa thiết lập chấp nhận thanh toán của họ?
Ngày nay, ngày càng nhiều khách hàng vui vẻ tham gia vào nền kinh tế thuê bao (kinh doanh thuê bao), từ bỏ quyền sở hữu sản phẩm truyền thống để có sự tự do lớn hơn về cách họ mua hàng hóa và dịch vụ như dịch vụ phát video trực tuyến hoặc giao hàng tạp hóa tươi theo yêu cầu.
Các doanh nghiệp hoạt động dựa trên mô hình kinh doanh thuê bao có thể tạo dựng luồng doanh thu theo tần suất nhất định, một yếu tố giúp họ dễ dàng ước tính và lập kế hoạch tương ứng. Mô hình này có thể giúp doanh nghiệp khám phá các phân khúc khách hàng mới, những người có thể đã không quan tâm đến hình thức mua vĩnh viễn.
Tuy nhiên, việc kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh tế thuê bao này không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Họ có thể gặp những thách thức trong việc cung ứng dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt hảo, duy trì chỉ số “Churn Rate” (chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm khách hàng hoặc người đăng ký của thương hiệu đã huỷ hoặc không gia hạn đăng ký của họ trong một khoảng thời gian nhất định) ở mức thấp và đảm bảo tỷ lệ chấp nhận thanh toán cao.
Liên quan đến mảng thanh toán, các doanh nghiệp kinh doanh đăng ký thuê bao sẽ phải giải quyết một số vấn đề. Sau đây là danh sách 7 thách thức mà họ có thể gặp phải và giải pháp cho chúng:
- Thiếu dữ liệu & “Bí quyết” về phương thức thanh toán tại địa phương và trên phạm vi toàn cầu
Một doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình thuê bao nên hoạch định chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh của nó gắn liền với sự hiểu biết về các phương thức thanh toán phổ biến tại địa phương. Nền tảng điều phối thanh toán là một giải pháp lý tưởng, cho phép doanh nghiệp có sự linh hoạt để mở rộng sang bất kỳ thị trường và quốc gia nào mà vẫn đảm bảo khả năng tích hợp thanh toán liền mạch.
-
Các thị trường tiềm ẩn rủi ro cao
Khi mở rộng kinh doanh sang những thị trường mới, các doanh nghiệp nên nhận thức rõ quốc gia hoặc thị trường nào có mức độ gian lận cao hơn. Thông tin và sự am hiểu về thị trường mới sẽ là yếu tố cốt lõi để tạo dựng thành công, đặc biệt là khi mức độ phức tạp và rủi ro tăng lên. Việc hợp tác với một nền tảng điều phối thanh toán dày dạn kinh nghiệm và được trang bị phương tiện, máy móc hiện đại có thể cho phép doanh nghiệp của bạn nhanh chóng phản ứng và thích nghi với sự phức tạp của một thị trường thanh toán toàn cầu đầy biến động và khó lường đồng thời giảm thiểu tình trạng gian lận thanh toán.
-
Đa dạng hóa rủi ro và thiếu một nhà cung cấp chiến lược dự phòng
Mọi khách hàng đều mong muốn nhận được dịch vụ ổn định và đáng tin cậy. Việc có được một nhà cung cấp dự phòng sẽ đảm bảo khách hàng nhận được dịch vụ của họ một cách ổn định và liên tục mà họ mong đợi ngay cả khi nhà cung cấp đầu tiên của họ bị gián đoạn về dịch vụ hoặc gặp sự cố kỹ thuật không mong muốn. Bạn chắc chắn không muốn mất đi các khoản thanh toán hàng tháng hoặc mất đi người dùng đã đăng ký mà bạn phải vất vả mới kiếm được; và một nhà cung cấp dịch vụ thay thế có thể dễ dàng giúp bạn loại bỏ rủi ro này. Công cụ Định tuyến Thanh toán giúp kết nối với nhiều nhà cung cấp, tạo dựng một chiến lược dự phòng và đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn có nhà cung cấp dịch vụ thanh toán ở bên trong, sẵn sàng xử lý giao dịch trong trường hợp cần thiết.
-
Rủi ro về giao dịch bồi hoàn
Từ hình thức “gian lận thân thiện” (friendly fraud) cho đến việc hoàn tiền cho khách hàng sau khi tranh chấp một khoản cước phí, khoản bồi hoàn có thể gây ra các vụ tranh chấp thanh toán cũng như khiến khách hàng hủy giao dịch thanh toán theo định kỳ. Công ty sẽ hưởng lợi rất nhiều nếu họ biết được tần suất xảy ra các tình huống này và cách thức khắc phục chúng. Việc áp dụng một số biện pháp phòng ngừa chủ động có thể hữu ích trong trường hợp này vì thông thường, bên bán hàng/ doanh nghiệp khó giành phần thắng trong những vụ tranh chấp giao dịch bồi hoàn. Một số biện pháp phòng ngừa trước những rủi ro về tranh chấp giao dịch bồi hoàn phổ biến bao gồm: sử dụng tên một tên thương hiệu dễ nhận biết trên bảng sao kê thanh toán, liệt kê các hình thức liên hệ trực tiếp trên bảng sao kê thanh toán, theo dõi hành vi khách hàng thông qua những công cụ phân tích và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tích cực và có tốc độ đáp ứng nhanh.
-
Ngăn ngừa tỷ lệ từ chối giao dịch
Bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thuê bao đều cần giữ chân khách hàng trong chu kỳ đăng ký sử dụng hàng hóa/ dịch vụ đồng thời giảm chỉ số churn rate của họ. Điều này có thể là một thách thức lớn khi doanh nghiệp không thể xử lý các khoản thanh toán do khách hàng không duy trì đủ tiền trong tài khoản hoặc thẻ tín dụng của họ bị hết hạn, hay thậm chí khi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán của bạn không hoạt động bình thường. Trong trường hợp này, công cụ cập nhật tài khoản sẽ tự động cập nhật ngày hết hạn thẻ tín dụng của khách hàng.
Công cụ quản lý tự động được sử dụng trong trường hợp giao dịch bị từ chối và công cụ này sẽ thử tính phí lại theo thời gian biểu đã xác định trước cho đến khi giao dịch có thể được xử lý. Những công cụ này giúp giao dịch được thực hiện và đảm bảo rằng khách hàng thanh toán cho gói cước thuê bao của họ và tiếp tục tận hưởng dịch vụ.
-
Thu hút khách hàng mới bằng mô hình đăng ký thuê bao của bạn
Khách hàng có thể muốn linh hoạt nâng cấp, hạ cấp hoặc tạm dừng các gói thanh toán của họ. Ngoài ra, doanh nghiệp của bạn có thể muốn thực hiện một số thay đổi về giá gói cước. Hầu hết các cổng thanh toán không thể cung cấp tùy chọn quản lý gói đăng ký nâng cao. Doanh nghiệp của bạn có thể được hưởng lợi từ một phần mềm quản lý thuê bao có thể cung cấp các chính sách đăng ký thuê bao linh hoạt và tùy chọn quản lý đồng thời có thể tích hợp với nền tảng lập hóa đơn thuê bao và nền tảng thanh toán của bạn.
-
Thiếu sự liên kết giữa các công cụ và nền tảng liên quan
Các doanh nghiệp toàn cầu hoạt động theo mô hình kinh doanh thuê bao thường có quy trình hoạt động khá phức tạp, với một chuỗi các sự việc khác nhau từ hoạt động cung cấp các dịch vụ của doanh nghiệp cho đến ghi nhận doanh thu từ các thuê bao đã đăng ký. Việc có một kênh giao tiếp hiệu quả và liền mạch giữa các hệ thống xử lý đăng ký thuê bao, lập hóa đơn và xử lý thanh toán là điều bắt buộc phải có. Sự liên kết toàn diện và thông suốt giữa nền tảng quản lý thuê bao, lập hóa đơn và thanh toán có thể giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru mọi hoạt động của nó chỉ với một cú nhấp chuột đơn giản. Yếu tố này cũng cho phép doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tự động hóa trong thanh toán, ghi nhận doanh thu, dịch vụ kế toán, quản lý chiết khấu, tiếp thị giới thiệu, quản trị tuân thủ v.v…
Có thể nói rằng các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình kinh tế thuê bao sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức hơn trong thanh toán trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường.
Trở lại câu hỏi ban đầu của chúng tôi, các doanh nghiệp toàn cầu hoạt động theo mô hình kinh doanh thuê bao hoàn toàn có thể xử lý hiệu quả một lượng lớn các khoản thanh toán theo định kỳ với sự kết hợp của mức độ am hiểu sâu về thị trường, đa dạng hóa rủi ro cũng như khả năng tương tác và liên lạc của toàn bộ hệ thống vận hành trong doanh nghiệp.
Mặc dù việc xử lý thanh toán có vẻ rất đơn giản đối với nhiều doanh nghiệp, nhưng riêng trong nền kinh tế thuê bao, nó là một yếu tố then chốt. Nếu không có một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tốt, cấu trúc hoạt động của một công ty sẽ rất dễ bị tổn thương.