Quản lý hoạt động thanh toán xuyên biên giới và xử lý tiền trên phạm vi quốc tế có thể là một nhiệm vụ khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp B2B. Mọi doanh nghiệp đều muốn có khả năng thực hiện thanh toán cho các nhà cung cấp và đối tác, nhận tiền từ khách hàng cũng như thanh toán các hóa đơn kinh doanh của doanh nghiệp mà không phải trả những khoản phí đắt đỏ hay buộc phải sử dụng những hệ thống thanh toán không an toàn và khó theo dõi thanh toán.
Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của những doanh nghiệp B2B ở Châu Á bởi vì họ phải xử lý rất nhiều loại tiền tệ khác nhau khi tham gia hoạt động kinh doanh tại đây. Ngoài ra, khu vực này là nơi hội tụ của nhiều nền kinh tế với quy mô, mức độ và tốc độ phát triển khác nhau. Một số nền kinh tế phát triển cao như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc bên cạnh một số nền kinh tế đang phát triển như Indonesia hay Malaysia.
Thêm vào đó, tình trạng các quốc gia khác nhau lại có những sở thích thanh toán khác nhau càng khiến việc thanh toán trở nên phức tạp hơn. Các tùy chọn thanh toán phổ biến hàng đầu tại khu vực này khá đa dạng, từ thẻ tín dụng cho đến ví điện tử. Trong đó mỗi quốc gia khác nhau áp dụng một nền tảng khác nhau. Người tiêu dùng ở nhiều quốc gia trong khu vực cũng chuộng sử dụng tiền mặt hơn, điều này ảnh hưởng đến tùy chọn thanh toán của bạn đối với các giao dịch B2B. Tuy nhiên, các giải pháp thanh toán kỹ thuật số mới như Payoneer có thể giúp đáp ứng nhu cầu của toàn bộ các nền kinh tế và sở thích thanh toán khác nhau đó trong một nền tảng “tất cả trong một”.
Bạn càng biết nhiều về những tùy chọn thanh toán B2B khác nhau ở Châu Á, bạn càng có nhiều cơ hội để chọn được một hệ thống thanh toán phù hợp nhất, dễ dàng nhất, chi phí thấp nhất và an toàn nhất cho doanh nghiệp của mình.
Thẻ tín dụng (thẻ credit) là tùy chọn phổ biến nhất để thanh toán trực tuyến quốc tế và trong nước tại Nhật Bản, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc), mặc dù ở Nhật Bản phương thức này chủ yếu được sử dụng cho các giao dịch thanh toán nội địa. Thẻ tín dụng cũng được sử dụng cho các giao dịch thanh toán quốc tế tại Trung Quốc.
Thẻ tín dụng là hình thức thanh toán rất dễ thực hiện, dễ theo dõi và tiền thường được chuyển đến người nhận tương đối nhanh. Các doanh nghiệp có xu hướng yêu thích dùng thẻ tín dụng hơn vì nó cho phép họ có độ trễ thời gian giữa thời điểm thực hiện thanh toán và khi tiền thực sự rời khỏi tài khoản của họ, một yếu tố có thể giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về dòng tiền.
Nhưng ở một số nước Châu Á khác, đặc biệt là tại những nền kinh tế mới nổi, tùy chọn thanh toán thẻ tín dụng lại ít phổ biến hơn, chủ yếu là do phần lớn người dân tại những quốc gia này vẫn chưa có thói quen sử dụng ngân hàng mà việc sử dụng thẻ tín dụng thường đòi hỏi nhiều thủ tục giấy tờ. Ước tính hiện có tới hơn 174 triệu người trưởng thành ở Châu Á không có tài khoản ngân hàng hoặc sở hữu thẻ tín dụng. Tại Indonesia, chỉ có khoảng 4% người dân sử dụng thẻ tín dụng.
Ngay cả những quốc gia có bề dày lịch sử trong việc sử dụng thẻ tín dụng cũng bắt đầu có xu hướng hạn chế sử dụng thẻ tín dụng so với trước đây bởi vì biểu phí cao của nó. Một số tùy chọn thanh toán mới hơn như thanh toán di động (Mobile payment) và ví điện tử (E-wallet) đang dần trở nên phổ biến do sự tiện lợi tuyệt vời mà chúng mang lại.
Nhiều quốc gia trên khắp khu vực Đông Nam Á và Nam Á đang dịch chuyển mạnh mẽ từ thanh toán sử dụng tiền mặt sang ví điện tử. Tại Ấn Độ và Indonesia, hình thức thanh toán qua ví điện tử thậm chí còn được ưa chuộng hơn so với thẻ tín dụng. Mỗi quốc gia khác nhau đều có nền tảng ví điện tử ưa thích khác nhau, chẳng hạn như nền tảng Paytm, vốn đang thu hút 85% lượng người tiêu dùng ở Ấn Độ, TrueMoney ở Thái Lan và PayPay và RakutenPay ở Nhật Bản. Các chuyên gia dự báo rằng 84% người dân đã có tài khoản ngân hàng và 58% người dân hiện không có tài khoản ngân hàng sẽ sử dụng ví điện tử vào năm 2025.
Nhưng hình thức thanh toán qua ví điện tử cũng có mặt hạn chế của nó. Mặc dù khu vực Châu Á có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số khác nhau nhưng chúng lại không có sự tích hợp và đồng bộ tốt với nhau. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử chỉ phục vụ một loại tiền tệ nhất định, vì vậy, người dùng khó có thể sử dụng chúng để thực hiện các giao dịch thanh toán xuyên biên giới. Bên cạnh đó, có sự chênh lệch đáng kể về mức độ an toàn và bảo mật giữa các nhà cung cấp ví điện tử trong khu vực. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp ví điện tử không có khả năng cung cấp những công cụ theo dõi thanh toán đủ tốt và hiệu quả, gây nhiều khó khăn cho hoạt động theo dõi thanh toán của bạn nếu có sự cố xảy ra.
Thanh toán bằng mã QR và thanh toán di động là xu hướng thanh toán lớn nhất trên khắp khu vực Châu Á, bao gồm tại Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. Cả những người tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp B2B đều đánh giá cao hình thức thanh toán hiện đại này bởi vì tính tiện lợi và dễ sử dụng của chúng, đồng thời các tùy chọn thanh toán này cũng không yêu cầu bạn phải có tài khoản ngân hàng. Việc cung cấp mã QR cho các khoản thanh toán di động sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với việc phải hỗ trợ thanh toán thẻ tín dụng. Thanh toán bằng mã QR rất phổ biến ở Ấn Độ, đến mức ngay cả ngân hàng trung ương Ấn Độ cũng đã triển khai ứng dụng thanh toán trên điện thoại thông minh và ở Trung Quốc, phương thức thanh toán phổ biến nhất cho các giao dịch thương mại điện tử là AliPay và WeChat Pay.
Nhưng hiện tại, thanh toán di động ở Châu Á thường chỉ được sử dụng tại thị trường nội địa do những quy định hiện hành làm hạn chế khả năng của các nền tảng thanh toán di động trong việc hỗ trợ người dùng thực hiện giao dịch thanh toán xuyên biên giới. Do vậy, các giải pháp thanh toán kỹ thuật số khác vốn hoạt động không dựa trên ứng dụng mới có thể và thực sự cho phép thực hiện thanh toán xuyên biên giới và là một trong những phương thức thanh toán thường được sử dụng nhất. Tuy vậy, về cơ bản, mô hình thanh toán kỹ thuật số đang nhanh chóng đẩy lùi thẻ tín dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thanh toán xuyên biên giới, vốn luôn khiến người dùng phải chi trả các khoản phí cao.
Chuyển khoản ngân hàng là một phương thức thanh toán có tính an toàn cao và giúp người dùng dễ dàng theo dõi thanh toán nhưng chúng cũng thường đi kèm với các khoản phí đắt đỏ và đôi khi mất nhiều thời gian để xử lý giao dịch. Ở Châu Á, hình thức chuyển khoản ngân hàng thông qua hệ thống SWIFT không mấy phổ biến.
Chỉ một số ít quốc gia, cụ thể là Malaysia, Singapore và Hàn Quốc sử dụng phương thức này cho một lượng đáng kể các giao dịch thanh toán, chủ yếu là giao dịch xuyên biên giới. Trong những trường hợp này, họ có xu hướng sử dụng chuyển khoản ngân hàng trực tuyến kỹ thuật số. Dịch vụ chuyển khoản ngân hàng trực tuyến là phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất tại Malaysia.
Giải pháp thanh toán trực tuyến của Payoneer cho phép các doanh nghiệp B2B ở khu vực Châu Á nhanh chóng và dễ dàng thực hiện thanh toán xuyên biên giới với mức phí thấp, kết hợp những dịch vụ tốt nhất của phương thức thanh toán bằng ví điện tử, thẻ tín dụng và chuyển khoản ngân hàng cùng với đó là chi phí chuyển đổi ngoại tệ thấp. Payoneer đã thiết lập kết nối với hai nhà cung cấp ví điện tử lớn của Châu Á là G-Cash (Philippines) và JazzCash (Pakistan), giúp những người sở hữu ví điện tử gửi và nhận thanh toán quốc tế dễ dàng hơn.
Sau khi bạn có tài khoản Payoneer, bạn có thể dùng nó giống như một ví điện tử, mang đến sự linh hoạt tuyệt vời để sử dụng tiền của bạn bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào bạn muốn. Bạn có thể thanh toán miễn phí cho những người dùng Payoneer khác trong toàn bộ mạng lưới bằng hơn 150 loại tiền tệ khác nhau. Payoneer cũng cung cấp tài khoản tiếp nhận tiền địa phương bằng đồng HKD, SGD, AUD, JPY và CNY, do đó, bạn có thể cung cấp chi tiết tài khoản địa phương cho khách hàng ở từng thị trường.
Bạn cũng có thể sử dụng Payoneer để chấp nhận thanh toán và thực hiện thanh toán một cách dễ dàng bằng tất cả các loại hình thanh toán phổ biến nhất tại Châu Á như thẻ tín dụng, thanh toán kỹ thuật số cũng như khả năng rút tiền mặt với chi phí thấp.