Các phương thức thanh toán xuyên biên giới được ưa chuộng ở Châu Âu cho doanh nghiệp B2B
Quản lý tiền một cách hiệu quả có thể là một nhiệm vụ tương đối khó khăn đối với những doanh nghiệp B2B xuyên biên giới, đặc biệt là ở Châu Âu. Các giao dịch xuyên biên giới diễn ra phổ biến ở khu vực này, và mặc dù Liên minh Châu Âu (EU) đã tạo ra khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu, nhiều quốc gia vẫn sở hữu đồng nội tệ và quy định của riêng mình.
Mọi chủ doanh nghiệp B2B hoạt động tại khu vực này cần phải quản lý nhiều loại tiền tệ, hệ thống ngân hàng và yêu cầu tài chính khác nhau. Thêm nữa, doanh nghiệp ở từng quốc gia khác nhau lại có sở thích khác nhau về phương thức thanh toán quốc tế.
Các doanh nghiệp B2B tại khu vực EU đều đang nỗ lực tìm kiếm một phương thức giúp họ nhận và thực hiện thanh toán quốc tế nhanh chóng, chi phí thấp và dễ sử dụng, nhưng họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm được một nền tảng phù hợp với mong muốn đó. Không dễ dàng để họ quyết định giữa các phương thức thanh toán truyền thống như điện chuyển khoản quốc tế (wire transfer) hay những tùy chọn mới hơn như ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng trực tuyến, thanh toán di động và một số giải pháp thanh toán kỹ thuật số khác.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến những hình thức thanh toán phổ biến nhất dành cho các doanh nghiệp B2B ở Châu Âu nhằm giúp bạn lựa chọn được một nền tảng giúp quản lý tiền của mình một cách hiệu quả và trơn tru nhất.
Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Thẻ tín dụng (thẻ credit) là một phương thức thanh toán dễ sử dụng và an toàn, khiến nó trở thành một tùy chọn thanh toán quốc tế phổ biến nhất ở khu vực này. Tại nhiều quốc gia như Pháp, Estonia, Bồ Đào Nha, Ireland và Đức, thanh toán bằng thẻ tín dụng luôn nằm ở top đầu danh sách các tùy chọn thanh toán xuyên biên giới được ưa thích nhất.
Tuy nhiên, nếu bạn đang nhận thanh toán, bạn có thể phải chờ tương đối lâu để khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng được chuyển đến tài khoản của mình. Ngược lại, thanh toán bằng thẻ ghi nợ (thẻ debit) thường có tốc độ chuyển tiền nhanh hơn so với thẻ tín dụng. Do đó, hình thức thanh toán thông qua thẻ ghi nợ cũng là một lựa chọn khá phổ biến ở một số quốc gia. Tuy vậy, hình thức thanh toán này cũng kém an toàn hơn và bạn có nhiều khả năng bị giới hạn về số tiền mà bạn có thể chuyển trong một giao dịch thanh toán.
Ngoài ra, có một nhược điểm lớn khi sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ đó là biểu phí cao của chúng. Hầu hết mọi công ty thẻ tín dụng đều áp mức phí từ 2-4% của khoản thanh toán, cộng với phụ phí thanh toán xuyên biên giới, cộng với một khoản phí nữa nếu bạn cần chuyển đổi tiền sang một đơn vị tiền tệ khác.
Chuyển khoản ngân hàng
Bạn có thể sử dụng một số hình thức chuyển khoản ngân hàng khác nhau để thực hiện thanh toán B2B ở Châu Âu như điện chuyển khoản quốc tế (wire transfer), chuyển khoản ngân hàng trực tuyến và ghi nợ trực tiếp. Chúng chủ yếu được sử dụng cho các giao dịch thanh toán B2B trong nước bởi vì hiện nay không có nhiều ngân hàng lớn hiện diện tại nhiều quốc gia, cùng với đó là phí chuyển đổi tiền tệ quá cao. Ví dụ: ở CHLB Đức, chuyển khoản ngân hàng trong nước và ghi nợ trực tiếp là các tùy chọn thanh toán rất phổ biến, nhưng chúng không được sử dụng nhiều cho các giao dịch thanh toán quốc tế.
Hầu hết các doanh nghiệp vốn đang sử dụng phương thức chuyển khoản ngân hàng quốc tế ưa thích thanh toán thông qua hệ thống SWIFT vì đây là tùy chọn rất an toàn và tiền được chuyển đến người nhận tương đối nhanh. Châu Âu có một phiên bản thanh toán được gọi là SWIFT gpi, giúp giao dịch chuyển tiền diễn ra nhanh hơn và minh bạch hơn. Nhưng thanh toán qua SWIFT lại rất tốn kém, đặc biệt nếu bạn cần quy đổi tiền từ loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác để thanh toán.
Tuy vậy, chuyển khoản ngân hàng quốc tế đang bắt đầu trở nên phổ biến và phí thanh toán ngày càng trở nên dễ chịu hơn nhờ vào những chương trình chuyển tiền SEPA mới dành cho các doanh nghiệp trong Khu vực Thanh toán chung bằng đồng EUR (SEPA), cho phép người dùng tại khu vực tận hưởng mức phí thấp hơn và thời gian nhận tiền ngắn hơn.
Chương trình Chuyển tiền Tín dụng Tức thời SEPA (SCT Inst) là một định dạng tin nhắn tiêu chuẩn mới dành cho các ngân hàng trong khu vực SEPA để thực hiện giao dịch chuyển khoản tín dụng tức thời bằng đồng EUR và tiền được chuyển chỉ trong vòng 10 giây. Chương trình chính thức ra mắt vào tháng 11 năm 2017 và hiện tại, hơn 2.000 nhà cung cấp dịch vụ thanh toán ở 20 quốc gia đang triển khai cung cấp dịch vụ. SCT Inst được sử dụng phổ biến nhất ở Đức, tiếp theo là Áo và Pháp.
Một phương thức chuyển khoản ngân hàng khác có tên là RT1, được vận hành bởi EBA Clearing, cũng hỗ trợ thanh toán ngay lập tức. Ngoài ra, Dịch vụ Thanh toán TIPS, được vận hành bởi Eurosystem, cung cấp dịch vụ giải quyết thanh toán ngay lập tức bằng tiền của ngân hàng trung ương trên khắp khu vực SEPA. Những tùy chọn thanh toán này hy vọng sẽ sớm được sử dụng nhiều hơn trong tương lai, nhưng cho đến lúc này, chúng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
Nhược điểm của phương thức thanh toán SEPA này là nếu bạn không có tài khoản ngân hàng ở một quốc gia sử dụng đồng EUR, bạn sẽ vẫn phải trả phí chuyển đổi ngoại tệ cho các khoản thanh toán của mình và phí chuyển đổi ngoại tệ có thể tương đối cao.
Thanh toán kỹ thuật số
Doanh nghiệp B2B ở Châu Âu có khả năng sử dụng rất nhiều giải pháp thanh toán kỹ thuật số mới. Chúng bao gồm ví điện tử, giải pháp thanh toán trực tuyến và dịch vụ mua ngay trả sau (BNPL) như PayPal, Skrill, Klarna và iDEAL. Tại thời điểm hiện tại, những tùy chọn này phổ biến hơn trong các giao dịch thanh toán B2C hoặc giao dịch B2B có giá trị nhỏ. Chúng vẫn chưa được sử dụng nhiều cho các giao dịch thanh toán B2B quốc tế.
Thanh toán kỹ thuật số thường có mức phí thấp hơn và thời gian chuyển tiền nhanh hơn. Cách thức hoạt động của chúng cũng tương đối đơn giản và dễ sử dụng, đặc biệt nếu bạn đang chuyển tiền từ hệ thống ngân hàng này sang hệ thống ngân hàng khác. Đối với doanh nghiệp, việc sử dụng một nền tảng thanh toán kỹ thuật số có khả năng tích hợp với phần mềm kế toán và sổ sách kế toán giúp họ dễ dàng lập tờ khai thuế, theo dõi chi phí và thu nhập, đồng thời tuân thủ các quy định tài chính hiện hành của địa phương.
Tuy vậy, các doanh nghiệp xuyên biên giới cần phải lựa chọn giải pháp thanh toán của họ một cách cẩn thận. Một số giải pháp chỉ dành riêng cho từng quốc gia, nhóm quốc gia hoặc đơn vị tiền tệ cụ thể. Chính vì vậy, bạn có thể cần phải sử dụng nhiều giải pháp thanh toán khác nhau cho tất cả các đơn vị tiền tệ và khu vực khác nhau. Các nền tảng thanh toán kỹ thuật số khác nhau cũng có tiêu chuẩn và mức độ bảo mật khác nhau, do vậy, bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ càng trước khi chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với công việc kinh doanh của mình.
Một cách tiếp cận thân thiện hơn với người dùng để quản lý tiền xuyên biên giới
Payoneer cung cấp một giải pháp thanh toán trực tuyến, trực quan và có chi phí thấp, giúp bạn dễ dàng thực hiện thanh toán và nhận thanh toán quốc tế bằng nhiều loại tiền tệ phổ biến trên thế giới. Với Payoneer, bạn có thể mở tài khoản tiếp nhận tiền bằng đồng GBP, EUR hoặc USD và nhận thanh toán như thể bạn đã có tài khoản ngân hàng địa phương tại những quốc gia này.
Payoneer cho phép bạn nhận thanh toán SWIFT an toàn và với chi phí thấp, chuyển khoản ngân hàng và thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, đồng thời chuyển đổi tiền từ đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác với mức phí thấp chỉ khoảng 0,5%. Ngay sau khi bạn có tài khoản Payoneer, bạn có thể sử dụng tài khoản của mình để gửi và nhận tiền giữa những người dùng Payoneer khác miễn phí bằng hơn 150 loại tiền tệ và tiền sẽ được chuyển vào tài khoản người nhận chỉ trong vài giờ.
Thêm nữa, bạn có thể rút tiền từ tài khoản Payoneer về tài khoản ngân hàng địa phương của mình bằng nội tệ hoặc sử dụng chúng để thanh toán các chi phí trực tuyến hoặc thanh toán cho các nhân viên làm việc từ xa, nhà thầu và nhà cung cấp bằng đồng nội tệ của họ.