• Share on Facebook
  • Tweet This Post
  • Share on LinkedIn
COVID19-ecommerce banner

Người bán hàng liên biên giới toàn cầu kiên cường giữa đại dịch COVID-19

Richard ClaytonRichard Clayton
6 Tháng 05, 2020

Trong bối cảnh cả thế giới tiếp tục phải vật lộn nhằm đối phó với sự suy thoái kinh tế gây ra bởi đại dịch thế kỷ COVID-19, các eSellers cũng đang phải giải quyết một loạt các vấn đề hóc búa. Từ chính sách hạn chế sử dụng dịch vụ FBA của Amazon cho đến lệnh phong toả trên toàn quốc của các chính phủ, ngành công nghiệp thương mại điện tử đang phải đối diện với một thực tế hoàn toàn mới có khả năng sẽ còn tồn tại rất lâu kể cả sau khi đại dịch chấm dứt. Bất chấp những khó khăn và thách thức to lớn này, các sellers vẫn luôn kiên cường, tự tin vào triển vọng trong dài hạn của lĩnh vực kinh doanh trực tuyến.

Báo cáo Chỉ số Người bán hàng Toàn cầu Quý 1 năm 2020 (Global Seller Index) là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu và phân tích tác động của đại dịch COVID-19 đối với lĩnh vực thương mại điện tử cũng như cộng đồng seller toàn cầu. Báo cáo này, vốn phần lớn dựa trên những lời xác thực từ các sellers trên toàn cầu và thống kê toàn quốc về sản lượng doanh thu và số lượng người bán hàng, đã sử dụng những xu hướng hiện tại trong ngành công nghiệp thương mại điện tử toàn cầu để dự đoán hướng đi của ngành trong thời gian sắp tới.

Dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số điểm nổi bật của báo cáo, trong đó bao gồm cách thức mà ngành công nghiệp logistics đang trên đà hồi phục của Trung Quốc hướng tới việc đưa chuỗi cung ứng trở lại trạng thái bình thường, các sellers Nhật Bản tìm kiếm hướng đi và khám phá thị trường mới cũng như cách mà các sellers Châu Âu kỳ vọng vào một sự phục hồi nhanh chóng hậu COVID-19. Để đọc trọn vẹn báo cáo Seller Index Quý 1 năm 2020, vui lòng bấm vào bên dưới.

 TRUY CẬP BÁO CÁO GLOBAL SELLER INDEX

Ngành công nghiệp logistics của Trung Quốc đang trên đà hồi phục

Chinese logistics

Ngành công nghiệp logistics Trung Quốc, vốn đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử của cả thế giới, đã rơi vào tình trạng đóng băng các hoạt động ngay sau khi virus Corona khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Mặc dù các doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa trở lại, nhưng ngành công nghiệp này đã buộc phải giải quyết một số vấn đề liên quan đến đại dịch toàn cầu, bao gồm:

  • Sự sụt giảm về số lượng đơn hàng– Đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistics, việc thiếu nguồn cung từ phía khách hàng đã khiến đơn đặt hàng của họ giảm sút đáng kể.
  • Nối lại công việc sau đại dịch – Các hoạt động nối lại công việc không thể diễn ra đồng thời tại nhiều nơi của Trung Quốc, cũng như phần còn lại của thế giới, đã gây ra tình trạng trì hoãn và suy giảm năng suất lao động.
  • Cước phí vận chuyển tăng vọt – Chính sách hạn chế vận chuyển hàng hóa trong đại dịch đã khiến chi phí vận chuyển hàng hóa tăng phi mã. Điều này đã tạo ra một vấn đề nghiêm trọng đối với các sellers. Một seller cho biết “chúng tôi không thể nhận được bất kỳ sản phẩm nào vốn theo kế hoạch sẽ được chuyển đến, dẫn đến một số lượng lớn đơn hàng bị hủy bỏ và sự sụt giảm về đơn hàng mới”.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều vấn đề, ngành công nghiệp hậu cần đang có những dấu hiệu hồi phục khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nối lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Theo ý kiến của những người trong cuộc, để phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, các doanh nghiệp logistics của Trung Quốc nên đoàn kết lại và tập hợp mọi nguồn lực hiện có để cùng nhau đưa chuỗi cung ứng trở lại đúng hướng. Một đại diện đến từ 4PX đưa ra nhận xét “ngành logistics cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau để biến cạnh tranh thành một tình huống hợp tác đôi bên đều có lợi, tích hợp đầy đủ mọi nguồn lực của ngành, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như giúp các sellers vượt qua những thời điểm đặc biệt khó khăn này.” 

Các sellers Nhật Bản tìm hướng đi mới để sớm bắt nhịp trở lại  

Japanese seller

Đại dịch toàn cầu COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào ngành thương mại điện tử của Nhật Bản. Nhiều sellers lý giải chính sách hạn chế các hoạt động FBA của Amazon là một trong những nguyên nhân chính khiến họ lao đao trong quý 1. Cụ thể, Takahiro Yamada, CEO và Giám đốc Đại diện của Global Brand Inc. đã nói rằng, “Do những rào cản, hạn chế tiếp cận dịch vụ FBA của Amazon, doanh số của chúng tôi sụt giảm khoảng 90% kể từ ngày 30 tháng Ba. Chúng tôi hy vọng sẽ hồi phục khoảng 50% doanh số lúc đầu của mình, sau khi hoạt động giao hàng được nối lại, tùy thuộc vào chất lượng của các lô hàng.”

Bất chấp những khó khăn liên quan đến dịch COVID-19, các sellers Nhật Bản đang thích nghi với tình hình mới và không ngừng tìm kiếm những hướng đi mới để đưa doanh nghiệp của họ trở lại trạng thái hoạt động bình thường,  chẳng hạn như tìm hiểu các danh mục sản phẩm mới và tập trung vào các lĩnh vực khác, vốn có nhiều khả năng nhanh chóng giúp ngành thương mại điện tử phục hồi sau khi đại dịch qua đi. Đối với Noboru Okada, CEO và Giám đốc Đại diện của Compass Point Inc. điều này có nghĩa là xem xét tiềm năng của một số lĩnh vực như “hội thảo trực tuyến và trung tâm hỗ trợ trực tuyến [mà doanh nghiệp sẽ sử dụng] để quảng bá các gian hàng trực tuyến của họ”.

Bạn có thể đọc thêm những kỳ vọng của các sellers Nhật Bản đối với việc kinh doanh của họ trong báo cáo Global Seller Index Quý 1 năm 2020 của chúng tôi.

 NHẬN BÁO CÁO GLOBAL SELLER INDEX

Những doanh nhân kinh doanh trực tuyến Châu Âu hy vọng vào sự phục hồi nhanh chóng hậu COVID-19

European sellers

Các sellers tại Pháp, Ý và Tây Ban Nha đang phải đối mặt với một loạt khó khăn khác nhau trong đại dịch COVID-19. Bên cạnh sự gián đoạn chung về chuỗi cung ứng mà toàn thế giới phải đối mặt, họ cùng năm trong ba quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực Châu Âu. Đây chính là lý do khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi nhận thấy rằng mọi người đều lạc quan khi cho rằng lĩnh vực kinh doanh trực tuyến không chỉ phục hồi sau những hậu quả khủng khiếp từ đại dịch COVID-19 mà còn phát triển thịnh vượng hơn bao giờ hết.

Trong năm vừa qua, kinh doanh trực tuyến đã trở nên một ngành nghề phổ biến ở Tây Ban Nha, Pháp và Ý với số lượng người bán hàng đã tăng lần lượt 30%, 13% và 85%. Mặc dù đại dịch chắc chắn đã tác động tiêu cực đến cộng đồng các sellers, nhưng tiềm năng phát triển trong tương lai của họ sẽ đầy hứa hẹn.

Người tiêu dùng Châu Âu, vốn từ lâu đã có thói quen mua sắm tại các cửa hàng kinh doanh truyền thống, ngày càng có xu hướng chuyển sang hình thức mua sắm trực tuyến. Đã có sự gia tăng đột biến về số lượng người tiêu dùng mua ít nhất một nửa tổng số giao dịch mua sắm của họ thông qua hình thức trực tuyến, 60% trong số họ nói rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thời hậu COVID-19. Hơn nữa, hầu hết các giao dịch mua sắm được thực hiện tại Châu Âu đến từ các sellers trong nước hoặc thuộc các nước EU. Đối với các sellers Châu Âu, như Jorge Ribera Sanchis của thương hiệu Ekeko Sports, doanh số bán hàng được thực hiện trên mạng trực tuyến sẽ ngày càng trở nên quan trọng bởi vì ngày càng nhiều hoạt động giao thương chuyển sang ứng dụng công nghệ số. Theo Ribera Sanchis, “các công ty Châu Âu vốn đã được số hóa và chuyên môn hóa về mảng kinh doanh trực tuyến sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng này nhanh hơn nhiều so với phần còn lại.”

Điều chỉnh theo trạng thái bình thường mới” với Payoneer

Khi cả thế giới đang điều chỉnh và thích nghi theo “trạng thái bình thường mới” do dịch COVID-19 mang lại, các sellers xuyên biên giới cần biết rằng Payoneer sẽ luôn ở bên bạn để giúp duy trì công việc kinh doanh của bạn cũng như mở rộng sang những thị trường buôn bán trực tuyến mới.

Iain McNicoll, Trưởng khu vực Châu Mỹ của Payoneer đã phát biểu, “Chúng tôi nhận thấy đây là một cơ hội tốt để các eSellers giảm thiểu sự kém hiệu quả cũng như tiết giảm chi phí. Các công cụ của Payoneer có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu này, cho dù là bằng cách cho phép bạn khả năng hợp nhất nhiều cửa hàng trên thị trường buôn bán trực tuyến ở một nơi duy nhất hay bằng cách giảm chi phí khi gửi đi các khoản thanh toán điện chuyển khoản quốc tế, thanh toán thuế VAT, hoặc thanh toán trực tiếp cho các đối tác tích hợp của chúng tôi.”

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các dịch vụ của Payoneer, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Để tìm hiểu xem các sellers toàn cầu khác đến từ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU đang kỳ vọng gì trong quý 2 cũng như trong tương lai, hãy đọc báo cáo Global Seller Index Quý 1 năm 2020 của chúng tôi.

 TẢI XUỐNG BÁO CÁO GLOBAL SELLER INDEX

 

 

 

Nội dung được cung cấp trong bài viết này, bao gồm mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác, chỉ chính xác và hợp lệ kể từ ngày được phát hành. Ngoài ra, những thay đổi về quy định, chính sách, điều kiện thị trường hiện hành hoặc các yếu tố liên quan khác đều có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của giá và phí được đề cập cũng như các chi tiết liên quan khác. Theo đó, để làm rõ thêm, mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác đều có thể thay đổi và bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng mình đang xem nội dung mới nhất phù hợp với bản thân. Payoneer sẽ cung cấp thông tin mới nhất và chính xác nhất liên quan đến giá và phí như một phần của quy trình đăng ký tài khoản. Khách hàng đã đăng ký có thể xem thông tin này thông qua tài khoản trực tuyến của họ.

Đăng kí nhận tin của chúng tôi

Thank you!