• Share on Facebook
  • Tweet This Post
  • Share on LinkedIn
Amazon sellers google ads

Tại sao những người bán hàng trên nền tảng Amazon nên chạy quảng cáo Google Ads (và một số Tips hữu ích để bắt đầu)!

Richard ClaytonRichard Clayton
5 Tháng 03, 2021

Đây là một bài post đăng bởi Joshua Gebhardt, CEO & Đồng sáng lập tại Ampd.

Là một trong số ít các lĩnh vực phát triển tích cực trong thời kỳ đại dịch toàn cầu, thương mại điện tử toàn cầu đang ở một vị thế hết sức thuận lợi để tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ của nó.

Đặc biệt đối với những doanh nhân đang kinh doanh trên các thị trường Amazon, tiềm năng tạo doanh thu của nền tảng này là vô hạn, nhưng đồng thời sự cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn. Trong bối cảnh nhiều người tiêu dùng vẫn buộc phải dành phần lớn thời gian của họ trong nhà, điều quan trọng là bạn không được bỏ lỡ những đối tượng khách hàng tiềm năng mới này. Quảng cáo trên Google Ads mở ra một tiềm năng khổng lồ giúp thúc đẩy thêm hàng triệu khách hàng truy cập đến các gian hàng Amazon—nhưng nó cũng yêu cầu bạn phải triển khai đúng cách.

Sử dụng quảng cáo Amazon Ads vs Google Ads trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến

Những cam kết đầu tư mạnh mẽ của Amazon liên quan đến các khía cạnh đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa và phân tích dữ liệu đã giúp gã khổng lồ thương mại điện tử toàn cầu này đạt được những con số tăng trưởng chưa từng có, đặc biệt khi chúng ta nhìn vào xuất phát điểm của nó quay trở lại năm 1995, khi nó chỉ là một cửa hàng bán sách. Tuy nhiên, ngay cả với một nền tảng và cơ sở dữ liệu người dùng khổng lồ như hiện nay, số lượng 2,44 tỷ lượt truy cập hàng tháng của nó chỉ gói gọn trong vỏn vẹn 5,8 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày trên Google.

Đúng như vậy, dữ liệu cụ thể đó dựa trên lượt truy cập vào trang web thương mại điện tử so với toàn bộ công cụ tìm kiếm, nhưng điều quan trọng nên nhớ rằng Google thường là điểm đến đầu tiên của người dùng khi tìm kiếm sản phẩm hoặc giải pháp—và cuối cùng dẫn họ đến quyết định mua hàng.

Đó là lý do vì sao các Amazon sellers nên mở rộng phạm vi tiếp cận của họ thông qua Google Ads để quảng cáo các sản phẩm/ dịch vụ của họ một cách hiệu quả (và cuối cùng là bán hàng!) đến những khách hàng tiềm năng đó.

Một số phương pháp tốt nhất để cải thiện chất lượng quảng cáo Google Ads

Giống như việc tối ưu hóa hình ảnh và mô tả sản phẩm, điều quan trọng là bạn cần đảm bảo rằng quảng cáo của bạn cũng đạt tiêu chuẩn chất lượng ở mức cao nhất.

Google sử dụng một tập hợp những phép đo lường của riêng nó để xác định xem liệu một quảng cáo có hội đủ điều kiện hay không—và sau đó, Google sẽ quyết định thứ hạng quảng cáo đó sẽ nằm ở đâu. Thêm nữa, một quảng cáo có chất lượng cao hơn cũng thường có chi phí CPC thấp hơn, có nghĩa là bạn sẽ chi tiêu ít hơn cho chính quảng cáo đó. Quảng cáo của bạn do vậy cần phải thực sự hấp dẫn, có mức độ liên quan cao và chứa các từ khóa thương mại điện tử phù hợp.

Chất lượng là một yếu tố rất quan trọng giúp quảng cảo của bạn xuất hiện nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh, không những trong các quảng cáo trả phí khác mà còn trong các kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Ngoài ra, có một lưu ý chung đó là đừng ngần ngại gửi lưu lượng truy cập từ những kênh khác của bạn (email marketing, mạng xã hội, blog v.v…) đến các danh mục liệt kê sản phẩm của bạn trên Amazon. Bạn càng có nhiều khách truy cập có liên quan vào cửa hàng và dẫn đến tăng tỷ lệ chuyển đổi, thứ hạng tìm kiếm tự nhiên của bạn càng cao. Điều này cũng giúp cải thiện điểm chất lượng của bạn khi bạn muốn đẩy mạnh doanh thu hơn nữa bằng cách chạy các chiến dịch quảng cáo trả phí, đảm bảo các sản phẩm của bạn hiển thị ở những vị trí hàng đầu vốn đang quảng cáo các sản phẩm có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Cách thức cải thiện chiến dịch quảng cáo Google Ads

Việc tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Ads sẽ giúp bạn giảm chi phí mỗi lần nhấp (CPC), tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và cải thiện chỉ số doanh thu trên chi phí quảng cáo (ROAS).

Mục tiêu của bạn là phải bảo đảm rằng sản phẩm của bạn luôn nằm trong năm vị trí hàng đầu đối với những cụm từ tìm kiếm cạnh tranh. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn quảng cáo trên thiết bị di động vì Google chỉ hiển thị ba quảng cáo tại cùng một thời điểm.

Thứ hạng quảng cáo của bạn sẽ được xác định bởi giá thầu tối đa của bạn, chất lượng trải nghiệm trang đích của bạn và cụm từ tìm kiếm được sử dụng bởi mỗi người dùng. Thứ hạng quảng cáo của bạn càng cao, vốn được tính bởi chất lượng quảng cáo của bạn cộng với chỉ số CPC, thì càng tốt cho bạn.

Quảng cáo của bạn được chấm điểm chất lượng theo thang điểm từ 1 đến 10 dựa trên mức độ liên quan của quảng cáo và hiệu suất của chúng. Đối với những vị trí quảng cáo nằm phía trên các kết quả tìm kiếm, Google ưu tiên quảng cáo có điểm chất lượng cao nhất (xem phần trên) và chỉ những quảng cáo vượt qua ngưỡng thứ hạng quảng cáo cao hơn mới có thể được xuất hiện tại các vị trí ưu tiên này.

Quảng cáo Google Ads dành cho các Amazon sellers

Nếu bạn đã sẵn sàng nắm bắt cơ hội quảng cáo các sản phẩm Amazon của mình thông qua Google nhưng hiện tại chưa đủ khả năng để khởi chạy và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo Google Ads, chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp.

Payoneer đã hợp tác với Ampd—một bộ công cụ tự động hóa quảng cáo giúp tăng cường hiệu quả và tối ưu hóa chi phí quảng cáo Google Ads—nhằm hỗ trợ các khách hàng khởi chạy, quản lý và tối đa hóa quảng cáo Google Ads. Để bắt đầu, hãy cài đặt bộ công cụ Ampd trên BigCommerce hoặc Shopify.

Joshua AmpdJoshua Gebhardt là CEO và đồng sáng lập của Ampd, một bộ công cụ tự động hóa quảng cáo giúp tăng cường hiệu quả và tối ưu hóa chi phí quảng cáo. Ông điều hành đội ngũ nhân viên tài năng thực thi sứ mệnh của công ty trong việc cung cấp cách thức nhanh nhất, đơn giản nhất và hiệu quả nhất để khởi chạy, quản lý và tối đa hóa quảng cáo Google Ads. Trước khi bắt đầu với Ampd, Joshua đã từng lãnh đạo mảng chiến lược và bán hàng cho doanh nghiệp tư vấn Google Analytics số 1 trên thế giới, nơi ông đã được vinh dự làm việc cùng với các CMO và VP danh tiếng tại những công ty hàng đầu thế giới trong danh sách Fortune 500.

Nội dung được cung cấp trong bài viết này, bao gồm mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác, chỉ chính xác và hợp lệ kể từ ngày được phát hành. Ngoài ra, những thay đổi về quy định, chính sách, điều kiện thị trường hiện hành hoặc các yếu tố liên quan khác đều có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của giá và phí được đề cập cũng như các chi tiết liên quan khác. Theo đó, để làm rõ thêm, mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác đều có thể thay đổi và bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng mình đang xem nội dung mới nhất phù hợp với bản thân. Payoneer sẽ cung cấp thông tin mới nhất và chính xác nhất liên quan đến giá và phí như một phần của quy trình đăng ký tài khoản. Khách hàng đã đăng ký có thể xem thông tin này thông qua tài khoản trực tuyến của họ.

Đăng kí nhận tin của chúng tôi

Thank you!