• Share on Facebook
  • Tweet This Post
  • Share on LinkedIn

Tác động của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc đối với lĩnh vực thương mại điện tử: Chỉ dẫn tuyến đường & vận chuyển FBA

Guest PostGuest Post
20 Tháng 02, 2019

Đây là một bài post đăng bởi Milan Borkovic, Trưởng phòng điều hành bộ phận Thương mại điện tử tại Shypple.

Được coi là dự án cơ sở hạ tầng tham vọng nhất mọi thời đại, “sáng kiến Vành đai và Con đường hay còn gọi là OBOR” của Trung Quốc trải dài từ rìa phía Đông Châu Á cho đến khu vực Đông Phi và Trung Âu. Thông qua một mạng lưới nối liền của các tuyến đường cao tốc, đường sắt, đường biển và hệ thống cảng biển, dự án sẽ tăng đáng kể sự kết nối xuyên biên giới và khuyến khích sự hội nhập sâu rộng hơn nữa của thị trường kinh tế quốc tế. Bằng cách đó, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng cường tầm ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế và chính trị thế giới, đồng thời tăng cường hợp tác khu vực.

Khi nói về sáng kiến OBOR, chúng ta cần phải phân biệt hai tuyến đường chính: “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa”, vốn chạy qua Trung Á đến Châu Âu, và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”, vốn chạy qua Đông Nam Á, Châu Phi, và Châu Âu. Tuy nhiên, một ý tưởng đã xuất hiện khi tích hợp các lĩnh vực kỹ thuật số như viễn thông, Internet vạn vật và thương mại điện tử vào trong OBOR. Đó là tuyến đường thứ ba  – còn gọi là “Con đường tơ lụa kỹ thuật số mới” hay “Con đường tơ lụa thông tin”.

Hầu hết nguồn kinh phí đầu tư cho hệ thống cảng nước sâu, tuyến đường sắt siêu dài, và nhà máy điện sẽ đến từ các doanh nghiệp Trung Quốc. Một số nguồn kinh phí này sẽ được tài trợ, nhưng rất nhiều nguồn kinh phí khác sẽ được cấp dưới dạng cho vay. Trung Quốc đã đề xuất thành lập các tổ chức tài chính nhằm hỗ trợ tài chính cho việc phát triển cơ sở hạ tầng tại những quốc gia có liên quan đến dự án (Ví dụ như ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc-China Eximbank, ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á-AIIB, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc-CDB và Quỹ Con đường Tơ lụa-SRF).

Tóm lại, quá trình số hóa phải làm gì để thích nghi với thực tế này?

Hệ thống đường sắt và cảng biển đang trở thành những điểm mốc của sáng kiến Vành đai và Con đường. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng viễn thông, vốn ít được chú ý hơn, sẽ tạo thành xương sống cho sự hội nhập kinh tế khu vực. Dự án của một “con đường tơ lụa kỹ thuật số” liên quan đến các khoản đầu tư từ lĩnh vực thương mại điện tử cho đến viễn thông, hợp tác khoa học và nền kinh tế thông minh.

Các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc bao gồm Tổng công ty Viễn Thông Trung Quốc-China Telecom, tập đoàn Viễn thông Unicom Trung Quốc-China Unicom và tập đoàn viễn thông di động Trung Quốc-China Mobile đang xây dựng cơ sở hạ tầng với mục đích làm nền tảng cho con đường tơ lụa kỹ thuật số. Một trong số những chương trình đầy tham vọng đó là việc xây dựng các tuyến cáp đất liền kết nối giữa Châu Á và Châu Âu, do Trung Quốc và CHLB Nga thực hiện. Các công ty tư nhân như Huawei và ZTE cũng đã tham gia vào các dự án bao gồm một mạng lưới cáp quang ở Afghanistan. Ngoài các mạng cáp quang, OBOR cũng mang đến cho chính phủ Trung Quốc cơ hội khuyến khích việc triển khai áp dụng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu (Beidou), một đối thủ cạnh tranh của GPS.

Sự phát triển về kết nối cũng tác động đáng kể đến lĩnh vực thương mại điện tử. Hai gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc (Alibaba và JD.com) đã cam kết đầu tư mạnh mẽ vào mảng logistics nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại liên biên giới. Kế hoạch của JD.com cho năm 2017 là vận hành hơn 20 kho chứa hàng tự động hoàn toàn ở nước ngoài và cung ứng hàng hóa tới hơn 100 quốc gia và khu vực. Cùng trong năm đó, Alibaba đã ký kết hợp tác với Pakistan và Malaysia nhằm mục đích phát triển lĩnh vực thương mại điện tử, cải thiện quy trình pháp lý và xây dựng nền tảng dịch vụ và kho hàng. Điều này giúp các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Chẳng có con đường nào trải đầy hoa hồng

Sẽ có hàng loạt rào cản khác nhau xuất hiện, từ vấn đề kinh tế đến chính trị và thậm chí là những yếu tố có liên quan đến an ninh.

Chúng ta đã đề cập đến các mô hình tài chính ở phần đầu. Tuy nhiên, trong trường hợp các quốc gia bị vỡ nợ, nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, tại Pakistan, dự án cảng nước sâu ở thành phố Gwadar đang được tài trợ bởi những khoản vay đến từ các ngân hàng Trung Quốc với số tiền lên tới 15 tỷ USD. Lãi suất là hơn 13% và nếu Pakistan vỡ nợ, Trung Quốc có thể không còn cách nào khác ngoài việc phải lấy đi tất cả các loại tài sản thế chấp dưới hình thức nhận bồi thường – từ các mỏ than cho đến đường ống dẫn dầu. Một trường hợp tương tự đã từng xảy ra ở Sri Lanka khi quốc gia này không thể trả khoản vay trị giá 8 tỷ USD cho cảng biển Hambantota. Vào giữa năm 2017, Sri Lanka đã từ bỏ quyền lợi kiểm soát tại cảng biển này và trao nó vào tay một công ty nhà nước của Trung Quốc để đổi lấy việc xóa nợ.

Mạng lưới vệ tinh và di động, cũng như các dự án cáp quang, có thể mang lại lợi ích cho các nền kinh tế đang phát triển bằng cách cải thiện khả năng kết nối của họ. Tuy nhiên, có những lo ngại cho rằng chính quyền Bắc Kinh có thể sử dụng mạng lưới này vào những mục đích giám sát điện tử.

Mặc dù hầu hết các nền kinh tế ở Châu Á đều sẵn sàng chấp nhận một số mức độ rủi ro nhất định để tham gia vào OBOR, vẫn có một quốc gia không có chút hứng thú nào với siêu dự án này. Quốc gia đó là Ấn Độ và có một số lý do khiến nó không hào hứng tham gia. Thứ nhất, Hành lang Kinh tế Pakistan-Trung Quốc (CPEC) được bắt đầu ở một vị trí nhạy cảm, vốn đi thẳng qua vùng đất Kashmir (một vùng lãnh thổ đang tranh chấp). Thứ hai, những khoản đầu tư của Trung Quốc vào các tuyến đường thương mại trên biển thông qua Ấn Độ Dương có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự thống trị trong khu vực truyền thống của Ấn Độ.

Hướng dẫn tuyến đường & vận chuyển FBA của Amazon

Chúng ta có thể xác nhận đối với tất cả sự vận động được đề cập ở trên, đặc biệt là khi nói đến khía cạnh thương mại điện tử của câu chuyện. Trong những năm qua, chúng ta đã thấy một nhu cầu ngày càng tăng đến từ các khách hàng cũng như sellers trên Amazon ở Châu Âu nhằm có sự hiểu biết sâu hơn và có khả năng kiểm soát nhiều hơn đối với các lô hàng của họ. Shypple đã giúp rất nhiều doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đối với quá trình vận chuyển từ khâu mua hàng, gom hàng và dán nhãn hàng hóa cho đến khâu nhập kho hoặc giao hàng. Chúng tôi cung cấp tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu một ứng dụng web trung tâm và kỹ thuật số hoạt động như một bảng điều khiển chuỗi cung ứng cho tất cả mọi chuyến hàng từ lúc lên kế hoạch, đang vận chuyển cho tới lúc giao hàng. Ứng dụng web này hỗ trợ cho các nhà xuất nhập khẩu rất nhiều bởi vì nó dự đoán được nhiều khả năng khác nhau từ lúc đặt chỗ, lên kế hoạch, liên lạc cho đến lúc giao hàng.

Khi nói đến việc gửi hàng hóa đến các kho hàng của Amazon, một trong những yêu cầu quan trọng nhất đó là những thứ liên quan đến khâu vận chuyển & tuyến đường. Chúng tôi muốn cung cấp cho bạn thông tin chuyên sâu về tất cả các chi tiết từ lớn nhất đến nhỏ nhất và đóng vai trò tối quan trọng cho một quá trình gửi hàng trơn tru và hoàn hảo.

Vận chuyển & Tuyến đường

Amazon đề ra một số yêu cầu tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả mọi kiện hàng được chuyển đến các trung tâm hoàn thiện đơn hàng của nó cho dù là các kiện hàng nhỏ, kiện hàng lớn (từ hơn 5000 kg trở lên-vận chuyển dưới hình thức FTL) hoặc kiện hàng nhỡ (ít hơn 5000 kg-vận chuyển dưới hình thức LTL). Những yêu cầu này liên quan đến thông tin nội dung kiện hàng, kích thước kiện hàng (“Các kiện hàng chứa đồng thời nhiều sản phẩm có kích thước tiêu chuẩn phải có kích thước không được vượt quá 63 cm ở bất kỳ cạnh nào”), trọng lượng kiện hàng (“Các kiện hàng không được vượt quá giới hạn trọng lượng tiêu chuẩn là 30kg, các kiện hàng có trọng lượng từ 15-30 kg phải được đánh dấu là “Heavy Package”), các container đã được chấp thuận và kể cả các hình thức chèn, lót, chống đỡ hàng hóa đã được chấp thuận! Để biết thêm thông tin chi tiết về những vấn đề này, vui lòng truy cập vào phần hướng dẫn của Amazon.

Bên cạnh đó, có một số yêu cầu bổ sung, dựa trên một số phương thức vận chuyển được sử dụng:

  • Vận chuyển kiện hàng nhỏ
  • Vận chuyển kiện hàng lớn hơn dưới hình thức LTL hoặc FTL tới Amazon

Chúng tôi đã chia sẻ một số hướng dẫn ngắn gọn về những yêu cầu đối với kiện hàng nhỏ ở phần trên. Đối với các lô hàng hóa được vận chuyển dưới hình thức LTL hoặc FTL, bao gồm cả các pallets được đóng gói, Amazon có những yêu cầu bổ sung sau:

  • Sử dụng pallet được chấp thuận (Ở tất cả các nước EU – 800×1200 mm Euro/CHEP được chứng nhận DIN 15146)
  • Quy cách đóng pallet (các pallets có thể được đóng cao tối đa 1,8 m, bao gồm cả chiều cao của chính pallet. Đối với các pallets xếp chồng đôi: 2,7 m tại CHLB Đức /Đông và Trung Âu và 3 m tại Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha)
  • Tuân thủ các yêu cầu về dán nhãn pallet (Ví dụ, tất cả các pallets đều phải được bọc bằng nilon trong suốt với dòng chữ thông báo ‘do not break stretch-wrap’ hoặc ‘do not break down’ cho nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển. Các pallets được bọc bằng nilon màu đen/ màu đục có thể bị từ chối)
  • Cung cấp vận đơn (BOL)
  • Bất kể tùy chọn đóng pallet là gì, trọng lượng gộp của pallet không được vượt quá 500 kg bao gồm cả trọng lượng của chính pallet

Thậm chí Amazon còn có một số yêu cầu riêng đối với nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển. Vậy, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển cần phải làm gì?

  • Có số Reference ID của Amazon, số ID của lô hàng gửi đi, và mã số theo dõi-tracking number (PRO)
  • Có kế hoạch giao hàng từ sớm
  • Tuân thủ mọi yêu cầu về tình trạng an toàn của phương tiện vận chuyển

Để biết thêm thông tin chi tiết về tất cả những vấn đề này, vui lòng truy cập vào phần hướng dẫn của Amazon hoặc liên hệ với đội ngũ vận hành của chúng tôi.

Liên hệ với Shypple

Milan Borkovic là một thanh tra hải quan chuyên trách các vấn đề liên quan đến quy định hải quan, thương mại quốc tế, thủ tục xuất nhập khẩu và luật hải quan. Anh kiểm soát và quản lý các loại tài liệu (biểu mẫu nhập cảnh, hóa đơn và bảng kê hàng hóa, chứng từ vận chuyển, tài liệu xuất xứ hàng hóa ưu đãi) do các nhà môi giới hải quan nộp thay cho khách hàng của họ, các nhà xuất nhập khẩu truyền thống. Anh tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế và có nhiều thành tích được ghi nhận trong lĩnh vực quản lý hải quan. Bên cạnh đó, anh là trưởng phòng điều hành bộ phận thương mại điện tử của Shypple, và có kinh nghiệm sâu rộng về lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, đặc biệt là trong khâu quản lý hàng lưu kho, logistics và vận chuyển cho các kho hàng ở Hoa Kỳ và các nước EU.

Nội dung được cung cấp trong bài viết này, bao gồm mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác, chỉ chính xác và hợp lệ kể từ ngày được phát hành. Ngoài ra, những thay đổi về quy định, chính sách, điều kiện thị trường hiện hành hoặc các yếu tố liên quan khác đều có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của giá và phí được đề cập cũng như các chi tiết liên quan khác. Theo đó, để làm rõ thêm, mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác đều có thể thay đổi và bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng mình đang xem nội dung mới nhất phù hợp với bản thân. Payoneer sẽ cung cấp thông tin mới nhất và chính xác nhất liên quan đến giá và phí như một phần của quy trình đăng ký tài khoản. Khách hàng đã đăng ký có thể xem thông tin này thông qua tài khoản trực tuyến của họ.

Đăng kí nhận tin của chúng tôi

Thank you!