• Share on Facebook
  • Tweet This Post
  • Share on LinkedIn
build or buy payment platform

7 yếu tố chính cần cân nhắc để quyết định liệu bạn nên xây dựng hay mua nền tảng thanh toán cho doanh nghiệp của mình

Lochan SimLochan Sim
17 Tháng 01, 2022

Nếu bạn là một seller quốc tế với doanh thu tạo dựng được trên nền tảng lớn hơn 250 triệu USD, thử thách này chắc chắn sẽ rất quen thuộc với bạn…

Đối với nhiều doanh nhân giàu tham vọng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp có thể là một con dao hai lưỡi. Đó là bởi vì đối với mọi thị trường hoặc quốc gia mới mà bạn thâm nhập kinh doanh, cơ sở hạ tầng thanh toán của bạn cũng sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Khi bạn đã mở rộng thị trường đến một mức độ mà nhà cung cấp dịch vụ thanh toán không còn có thể theo kịp nhu cầu của bạn nữa, bạn có nhiều khả năng sa vào một cuộc chiến không có hồi kết trong việc tối ưu hóa nền tảng thanh toán của mình.

Tại sao việc tối ưu hóa thanh toán lại khó khăn đến vậy?

Nói một cách ngắn gọn, bởi vì việc kết hợp một cách hài hòa 9 yếu tố cốt lõi, góp phần tạo nên một cơ sở hạ tầng thanh toán tiên tiên ngày này là vô cùng phức tạp.

  • Khả năng kết nối
  • Chống gian lận
  • Định tuyến thông minh
  • Logic thử lại
  • Kiểm tra, đối chiếu
  • Phân tích hiệu suất
  • Trang thanh toán
  • Công nghệ Tokenization
  • Năng lực tuân thủ

Cho dù các khách hàng của bạn ở bất kỳ đâu trên thế giới và đang sử dụng bất kỳ thiết bị nào, họ đều mong đợi được tận hưởng một trải nghiệm thanh toán trơn tru, liền mạch và đơn giản. Nhưng mong muốn đó chỉ có thể đạt được nếu nền tảng thanh toán của bạn được thiết kế sẵn để xử lý các giao dịch từ mọi thị trường bạn đặt chân đến.

Vì vậy, những người chủ doanh nghiệp quốc tế lớn – hoặc những doanh nhân giàu tham vọng và đang kỳ vọng chuẩn bị gia nhập nhóm đó – phải đưa ra một quyết định quan trọng.

Họ có thể lựa chọn tự xây dựng một nền tảng thanh toán ngay từ đầu bằng việc đầu tư đáng kể về ngân sách và nguồn lực nội bộ để thiết kế, triển khai và quản lý giải pháp thanh toán của riêng doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của họ.

Hoặc họ có thể dựa vào sự trợ giúp bên ngoài và năng lực chuyên môn của các nền tảng điều phối thanh toán có uy tín hiện nay.

Nếu đây chính là chủ đề mà bạn đang quan tâm, bạn nên tiếp tục đọc ở bên dưới…

Dành thời gian xem xét 7 yếu tố chính dưới đây có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn về việc nên xây dựng một hệ thống thanh toán của riêng mình hay mua một nền tảng điều phối thanh toán phù hợp với tình hình của bạn.

  1. Lòng tin của bạn lớn đến mức nào?Bạn có thể yên tâm phó thác những kết quả kinh doanh của mình vào tay một nền tảng điều phối thanh toán không? Cũng như bất kỳ đối tác hoặc nhà cung cấp nào, điều quan trọng cần chắc chắn rằng bạn có kinh nghiệm và nguồn lực để tự tin vượt qua những thời điểm tốt đẹp nhất cũng như tồi tệ nhất của mối quan hệ.
  2. Bạn có thể xử lý các cuộc đàm phán hợp đồng không?Bạn có kiến thức, kỹ năng và chuyên môn để đàm phán các thỏa thuận phù hợp với nhiều nhà cung cấp dịch vụ thanh toán không? Quan trọng hơn – và khó hơn – bạn có khả năng nhận ra khi nào các chi phí tiềm năng mà bạn phải đối mặt đang bị thổi phồng lên quá mức vì lợi ích của bên khác không?
  3. Đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp của bạn lớn mạnh đến mức nào?Việc xây dựng một nền tảng thanh toán tinh vi, phức tạp sẽ đòi hỏi bạn phải thường xuyên đầu tư thời gian và công sức trong mọi giai đoạn từ lúc lên kế hoạch, phát triển, triển khai cho đến công tác bảo trì hệ thống sau này. Nó cũng đòi hỏi bạn phải có một số kỹ năng nhất định bên cạnh chuyên môn về CNTT. Ví dụ: đội ngũ nhân viên vận hành của bạn có đủ kiến thức chuyên môn về lĩnh vực thanh toán tại từng quốc gia/ khu vực nơi bạn dự định hoạt động không?
  4. Bạn có linh hoạt và phản ứng nhanh không?Khi có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến công nghệ hoặc nghĩa vụ tuân thủ, liệu bạn có thể nhanh chóng thực hiện tất cả các bản vá lỗi/ cập nhật cần thiết mà không làm gián đoạn toàn bộ hệ thống thanh toán của mình không?
  5. Điều gì xảy ra nếu mọi thứ diễn ra không như mong muốn?Bạn sẽ cần một hệ thống dự phòng mạnh mẽ để sẵn sàng hoạt động ngay khi có thông báo (ví dụ: bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu một trong số những nhà cung cấp của bạn lâm vào tình trạng khó khăn trong ngắn hạn hoặc dài hạn).
  6. Bạn muốn phát triển nhanh đến mức nào? Bạn có một lộ trình chiến lược cho phép bạn có thời gian để lập kế hoạch và phát triển hệ thống thanh toán phù hợp cho từng thị trường mới mà bạn thâm nhập không? Hoặc bạn sẽ đưa ra quyết định mở rộng nhanh chóng – và mong chờ đội ngũ nhân viên nội bộ của bạn theo kịp?
  7. Môi trường hiện tại của bạn đang ở tình trạng như thế nào? Nó có tương đối đơn giản để tích hợp với một nền tảng điều phối thanh toán không? Hay bạn sẽ phải đối mặt với một số thiết lập kết nối thanh toán sử dụng các APIs không đạt chuẩn?

Thông thường, việc xây dựng một hệ thống thanh toán mới sẽ phát sinh chi phí pháp lý, CNTT và quản lý dữ liệu. Mặc dù các chi phí đó có thể đạt mức cao nhất trong hai năm đầu tiên của quá trình xây dựng hệ thống thanh toán của bạn, nhưng nhu cầu cần phải quản lý và cập nhật thường xuyên của hệ thống có nghĩa là chúng sẽ không giảm xuống đáng kể như nhiều doanh nghiệp kỳ vọng.

Những doanh nghiệp lựa chọn xây dựng nền tảng điều phối thanh toán của riêng mình thường là những gã khổng lồ thương mại điện tử với nguồn lực vô tận. Hoặc họ có thể có những yêu cầu rất nhỏ và cụ thể mà việc mua một nền tảng điều phối thanh toán không đảm bảo đáp ứng được.

Những doanh nghiệp lựa chọn mua nền tảng điều phối thanh toán thường có xu hướng tập trung vào việc mở rộng thị trường quốc tế & triển khai hoạt động một cách nhanh chóng, mong muốn giảm thiểu đòi hỏi về nguồn lực nội bộ và tận hưởng chỉ số lợi tức đầu tư rõ ràng, có thể đo lường và ổn định.

Bạn muốn có sự so sánh chi tiết hơn? Hãy tải xuống bảng phân tích đầy đủ và chi tiết về những chi phí và lợi ích cốt yếu của cả lựa chọn xây dựng một hệ thống thanh toán hay mua nền tảng điều phối thanh toán trong cuốn sách trắng mới của chúng tôi, với tên gọi Payment Infrastructure: Build or Buy?

Tải xuống sách trắng

Nội dung được cung cấp trong bài viết này, bao gồm mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác, chỉ chính xác và hợp lệ kể từ ngày được phát hành. Ngoài ra, những thay đổi về quy định, chính sách, điều kiện thị trường hiện hành hoặc các yếu tố liên quan khác đều có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của giá và phí được đề cập cũng như các chi tiết liên quan khác. Theo đó, để làm rõ thêm, mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác đều có thể thay đổi và bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng mình đang xem nội dung mới nhất phù hợp với bản thân. Payoneer sẽ cung cấp thông tin mới nhất và chính xác nhất liên quan đến giá và phí như một phần của quy trình đăng ký tài khoản. Khách hàng đã đăng ký có thể xem thông tin này thông qua tài khoản trực tuyến của họ.

Đăng kí nhận tin của chúng tôi

Thank you!