• Share on Facebook
  • Tweet This Post
  • Share on LinkedIn

Giải pháp giúp bạn tuân thủ danh sách cấm vận toàn cầu

Richard ClaytonRichard Clayton
26 Tháng 02, 2020

Tóm tắt: Khi xử lý một số lượng lớn các nguồn nhận tiền và khối lượng giao dịch lớn, việc sàng lọc danh sách các cá nhân hoặc tổ chức đang chịu sự cấm vận (bắt buộc) là một rào cản lớn cho sự tăng trưởng toàn cầu. Việc tự mình giải quyết chúng là một thách thức vô cùng to lớn – nhưng Payoneer có thể giúp tạo điều kiện cho một quy trình xác thực danh tính KYC liền mạch. Bằng cách dễ dàng phát hiện các thực thể đang bị trừng phạt khi giao dịch, Payoneer có thể giúp đảm bảo an toàn cho nền tảng của bạn.

Ngày nay, việc gửi tiền liên biên giới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, có rất nhiều cá nhân và tổ chức lừa đảo dính dáng đến các hoạt động bất hợp pháp đang tìm mọi cách lợi dụng chính những nền tảng vốn đi tiên phong trong việc phá vỡ mọi rào cản biên giới và thúc đẩy giao thương toàn cầu. Nhằm ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp này trên quy mô toàn cầu, các chính phủ và cơ quan thẩm quyền quốc tế đã ban hành danh sách các đối tượng đang bị cấm vận.

Danh sách cấm vận là gì?

Danh sách cấm vận đã được các chính phủ và cơ quan thẩm quyền quốc tế (như Liên Hợp Quốc) đưa ra nhằm ngăn chặn các hoạt động tội phạm và tài chính. Danh sách này giúp các doanh nghiệp xác định những quốc gia, cá nhân hoặc đối tượng liên quan đến tội phạm tài chính cũng như hành động nhằm hạn chế hoặc ngăn cấm giao thương với các mục tiêu ở nước ngoài bị nghi ngờ tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trên toàn cầu.

Vậy, tôi có thể thấy ai trong những danh sách này?

Một điều chắc chắn đó là sẽ không thể cứu thế giới khỏi mọi hành vi sai trái. Sẽ luôn có ai đó lẩn trốn thành công hệ thống ra đa giám sát hoặc đánh lừa được những cơ quan quyền lực tinh vi nhất. Danh sách chịu lệnh trừng phạt bao gồm các cá nhân, tổ chức hoặc toàn bộ quốc gia liên quan đến loại hình tội phạm tài chính của các hoạt động sau:

  • Khủng bố
  • Buôn bán ma tuý bất hợp pháp
  • Phát triển vũ khí hạt nhân
  • Vi phạm nhân quyền
  • Vi phạm hiệp ước quốc tế
  • Buôn bán người
  • Rửa tiền

Ai bắt buộc phải tuân thủ những danh sách này?

Việc tuân thủ danh sách bị áp lệnh trừng phạt toàn cầu là bắt buộc. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào các hoạt động kinh doanh liên biên giới đều phải tuân thủ lệnh trừng phạt của các quốc gia nơi nó hoạt động. Việc không tuân thủ có thể được coi là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia hoặc quan hệ quốc tế. Theo đó, nếu không tuân thủ, bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng – cho dù là hậu quả về tài chính (tiền phạt lên tới 20 triệu USD), hay hình sự (phạt tù lên đến 30 năm). Khi mở rộng phạm vi kinh doanh trên toàn cầu, công tác thanh tra nội bộ của tất cả các bên liên quan là chìa khoá để đảm bảo sự phù hợp với các giới hạn của thị trường mà bạn đang mở rộng. Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng – đặc biệt khi xử lý khối lượng lớn của các giao dịch lên đến hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu người dùng.

Vậy, Payoneer có thể trợ giúp như thế nào?

Là một tổ chức tài chính đã được đăng ký và cấp phép hoạt động chính thức, Payoneer hoạt động theo một chương trình tuân thủ pháp lý mạnh mẽ, mà ở đó cốt lõi của nó được hỗ trợ bởi một đội ngũ vận hành quản trị rủi ro quốc tế được đào tạo bài bản và chuyên sâu. Do đó, giải pháp của chúng tôi được xây dựng dựa trên các chính sách và nguyên tắc chống rửa tiền và tài trợ khủng bố do EU, Liên Hợp Quốc và Mỹ đặt ra. Mọi khoản thanh toán tích hợp hàng loạt được giao dịch thông qua Payoneer đều được xử lý và kiểm tra kỹ lưỡng bởi Công cụ Sàng lọc Thực thể của chúng tôi – một công cụ sàng lọc nội bộ mạnh mẽ phù hợp với các danh sách của OFAC, SDN, HMT, RES 1988, AQ và CFSP v.v…Khi lựa chọn hợp tác với Payoneer, bạn sẽ đảm bảo việc tuân thủ các quy định toàn cầu cũng như danh sách cấm vận cụ thể của từng quốc gia.

Danh sách nào sẽ liên quan đến công ty của tôi?

Danh sách cụ thể mà bạn phải tuân thủ sẽ dao động dựa trên những quốc gia nơi bạn hoạt động và giao dịch. Các chính phủ trên toàn cầu duy trì từng danh sách mục tiêu cụ thể cho đất nước của họ. Các danh sách này thường là thông tin công khai và tất cả các doanh nghiệp tham gia vào quy trình xác thực KYC đều có thể tiếp cận được thông qua internet. Dưới đây là môt số danh sách cấm vận chính cần ghi nhớ:

  • OFAC: Có liên quan đến Hoa Kỳ, danh sách này do Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) ban hành.
  • HMT:Ngân khố Chính phủ (HMT) là cơ quan ban hành lệnh cấm vận của Anh. HMT áp đặt các lệnh cấm vận vũ khí, xuất nhập khẩu và lệnh cấm đi lại, cũng như trừng phạt tài chính đối với các thực thể hoặc cá nhân xuất hiện trong danh sách này.
  • CFSP:Chính sách Đối ngoại và An ninh Chung (CFSP) là danh sách hợp nhất của những cá nhân và tập thể bị cấm vận của Liên Minh Châu Âu.
  • ASF:Bộ Tài chính Nhật Bản (MOFJ) giám sát và điều chỉnh ASF.
  • Danh sách của Liên Hợp Quốc:Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ban hành một số danh sách cấm vận nhằm đối phó với các mối đe doạ về an ninh. Ví dụ, Nghị quyết số 1267 bao gồm toàn bộ các cá nhân và tổ chức liên quan đến tổ chức khủng bố Al-Qaeda. Nghị quyết số 1718 áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) và nghị quyết số 1988 nhắm vào lực lượng vũ trang Taliban.
  • Danh sách của Úc: Chính phủ Australia áp đặt lệnh trừng phạt đối với danh sách các thực thể này.

Tôi có thể tự mình giải quyết một loạt những thách thức về nghĩa vụ tuân thủ này không?

Việc tuân thủ các lệnh trừng phạt đòi hỏi một nguồn lực đáng kể và bạn sẽ phải trả giá rất đắt nếu không tuân thủ chúng.

Những danh sách được đề cập ở trên chỉ là một số trong rất nhiều danh sách cấm vận được áp dụng trên toàn thế giới. Ngoài việc là bắt buộc, các lệnh trừng phạt này giúp đảm bảo một một dòng tiền mượt mà và công bằng hơn. Với 195 quốc gia trên thế giới hiện tại, việc theo dõi toàn bộ danh sách trừng phạt trên toàn cầu là một nhiệm vụ gần như bất khả thi. Nó liên quan đến việc xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ – của các cá nhân, biệt hiệu, vị trí địa lý và mạng lưới của họ. Việc xử lý như vậy trên cơ sở từng trường hợp một là một điều không thể đối với bất kỳ doanh nghiệp toàn cầu nào vốn hàng ngày đang xử lý một khối lượng của nhiều giao dịch.

Thực hiện sàng lọc nội bộ có thể nhưng đòi hỏi bạn phải phân bổ nhiều thời gian và nguồn lực để phát triển một công cụ hoặc cơ chế sàng lọc thích hợp.

Hậu quả của việc không tuân thủ là hết sức nặng nề – bao gồm cả hậu quả về tài chính lẫn hình sự. Hãy ghi nhớ điều này khi bạn lên kế hoạch thâm nhập vào một thị trường mới. Và hãy nhớ rằng với Payoneer, bạn sẽ đồng hành cùng với một đối tác toàn diện và bảo đảm tuyệt đối mọi nghĩa vụ tuân thủ. Cơ chế sàng lọc tự động của Payoneer có thể dễ dàng được tích hợp với nền tảng hoặc thị trường buôn bán trực tuyến của bạn để đảm bảo bạn sẽ tuân thủ đầy đủ mọi danh sách đang chịu sự cấm vận khi xử lý các khoản thanh toán toàn cầu.

Bảo vệ doanh nghiệp của bạn khỏi các giao dịch bị cấm vận với Payoneer!

 

Nội dung được cung cấp trong bài viết này, bao gồm mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác, chỉ chính xác và hợp lệ kể từ ngày được phát hành. Ngoài ra, những thay đổi về quy định, chính sách, điều kiện thị trường hiện hành hoặc các yếu tố liên quan khác đều có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của giá và phí được đề cập cũng như các chi tiết liên quan khác. Theo đó, để làm rõ thêm, mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác đều có thể thay đổi và bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng mình đang xem nội dung mới nhất phù hợp với bản thân. Payoneer sẽ cung cấp thông tin mới nhất và chính xác nhất liên quan đến giá và phí như một phần của quy trình đăng ký tài khoản. Khách hàng đã đăng ký có thể xem thông tin này thông qua tài khoản trực tuyến của họ.

Đăng kí nhận tin của chúng tôi

Thank you!