5 tips tốt nhất để tăng cường sự hiện diện thương hiệu của bạn trên Amazon
Bạn đang muốn tạo dựng và củng cố sự hiện diện thương hiệu của mình trên Amazon? Đó thường là mục tiêu hàng đầu đối với những thương hiệu mới ra mắt công chúng hoặc lần đầu tiên ra mắt trên thị trường buôn bán trực tuyến Amazon.
Rất may, Amazon mang đến bạn một số công cụ và chương trình để giúp bạn tạo dựng thương hiệu, phát triển kinh doanh và gặt hái thành công trên nền tảng.
Trong số các tips xây dựng thương hiệu của chúng tôi trên Amazon, Brand Registry là sự lựa chọn không thể bỏ qua, vì vậy, chúng ta sẽ bắt đầu từ đó. Việc đăng ký thương hiệu trên Amazon là một biện pháp tốt nhất để giúp bảo vệ thương hiệu của bạn.
Trong quá trình đầu tư nguồn lực vào việc xây dựng và thúc đẩy sự hiện diện thương hiệu trên Amazon, bạn có thể cân nhắc áp dụng 5 chiến lược sau:
- Xây dựng cửa hàng Amazon
- Khởi chạy chiến dịch quảng cáo ‘’Thương hiệu được tài trợ’’
- Sử dụng quảng cáo nhắm mục tiêu theo đối tượng
- Sử dụng quảng cáo nhắm mục tiêu theo thuộc tính sản phẩm
- Tận dụng triệt để nghệ thuật “social sellling” trên Amazon
Đối với mỗi chiến lược thúc đẩy sự phát triển thương hiệu này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn biết tại sao nó có thể là một phương pháp hữu ích cho thương hiệu của bạn và cách thức sử dụng nó, bao gồm đường link đến hướng dẫn cũng như hướng dẫn trả lời câu hỏi của bạn về các chiến lược này.
Xây dựng cửa hàng Amazon
Nếu bạn có một thương hiệu trên Amazon, bạn thực sự cần phải có một Cửa hàng Amazon. Bạn đừng nên chần chừ suy nghĩ xem liệu bạn có nên đầu tư xây dựng một cửa hàng hay không. Hãy hành động ngay. Ngay sau khi hoàn tất đăng ký thương hiệu của mình, bạn bắt đầu có quyền truy cập để tạo một cửa hàng và bạn không phải trả bất cứ chi phí nào. Vậy bạn còn chờ đợi gì nữa?
Bạn có thể tận hưởng nhiều lợi ích khi tạo Cửa hàng Amazon. Về cơ bản, nó là một trang web thu nhỏ miễn phí cho thương hiệu của bạn ở bên trong trang web Amazon.com. Người tiêu dùng có thể truy cập vào đó bằng cách nhấp vào thương hiệu của bạn trong danh mục liệt kê sản phẩm. Bạn có nhiều sự tự do trong việc lựa chọn cách thức tổ chức Cửa hàng của mình cũng như dãy sản phẩm bạn sẽ giới thiệu.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Cửa hàng vào mục đích phát triển thương hiệu và hướng dẫn khách hàng lướt qua catalog để tìm hiểu về dãy sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Cửa hàng là một nơi hoàn hảo để giới thiệu cũng như thể hiện phong cách và bản sắc thương hiệu của bạn với mọi khách hàng. Bạn nên sử dụng càng nhiều hình ảnh càng tốt và cung cấp một trải nghiệm thương hiệu ấn tượng cho người mua sắm của bạn mỗi khi họ ghé thăm gian hàng của bạn. Tùy thuộc vào cách bạn tổ chức trang, bạn có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn về danh mục sản phẩm trong catalog của bạn và cách thức mà họ có thể tìm kiếm sản phẩm của bạn phù hợp với nhu cầu của họ.
Bạn nên sử dụng quảng cáo Thương hiệu được tài trợ để thúc đẩy lưu lượng truy cập đến Cửa hàng bởi vì chiến lược này thường tạo ra kết quả tốt hơn là hướng họ đến một danh sách sản phẩm cụ thể. Sử dụng quảng cáo Thương hiệu được tài trợ là một trong những lời khuyên tiếp theo của chúng tôi để giúp bạn xây dựng và phát triển thương hiệu trên Amazon.
Khởi chạy các chiến dịch quảng cáo ”Thương hiệu được tài trợ”
Quảng cáo Thương hiệu được tài trợ của Amazon là một công cụ tuyệt vời để giúp doanh nghiệp được gặp gỡ trực tiếp với các khách hàng trong hành trình mua sắm của họ cũng như để giới thiệu với họ về thương hiệu và chuỗi sản phẩm của bạn. Đây là loại hình quảng cáo trả phí theo mỗi lượt nhấp chuột (PPC) mà bạn có thể tự tạo và quản lý trong bảng điều khiển quảng cáo Amazon.
Với quảng cáo Thương hiệu được tài trợ, bạn được tận hưởng một số lợi ích tuyệt vời. Thứ nhất, so với hình thức quảng cáo Sản phẩm được tài trợ (Sponsored Products), quảng cáo Thương hiệu được tài trợ (Sponsored Brands) cho phép bạn khả năng sử dụng các tài sản thương hiệu trong hoạt động marketing trên nền tảng Amazon của bạn. Chúng gồm có logo, slogan, giao diện đồ họa và cả tùy chọn video v.v…Tất nhiên, điều này có nghĩa là bạn sẽ cần có sẵn các tài sản thương hiệu này hoặc tạo dựng chúng để sử dụng trong hoạt động quảng cáo trên Amazon.
Một khía cạnh hữu ích khác của loại hình quảng cáo Thương hiệu được tài trợ đó là chúng cho phép bạn quảng cáo nhiều sản phẩm cùng một lúc, thay vì một sản phẩm duy nhất. Bản thân quảng cáo có thể giới thiệu tối đa ba sản phẩm khi nó được phân phối và như đã nêu ở trên, bạn rất nên sử dụng quảng cáo Thương hiệu được tài trợ trên Cửa hàng của mình để luôn duy trì một trải nghiệm thương hiệu tuyệt vời cho mọi khách hàng của mình.
Một cách khác để đo lường thành công của quảng cáo Thương hiệu được tài trợ đó là sử dụng tính năng “new-to-brand metric”. Tính năng này cung cấp cho bạn thông tin về những người mua sắm đã không mua hàng từ thương hiệu của bạn trong năm qua, từ đó cho phép bạn xác định xem liệu những nỗ lực xây dựng thương hiệu của bạn có thực sự giúp mang lại khách hàng mới cho bạn không.
Sử dụng quảng cáo nhắm mục tiêu theo đối tượng
Bạn cũng có thể tận dụng những lợi ích tuyệt vời của hình thức quảng cáo Sản phẩm được tài trợ. Có thể bạn không nghĩ đến việc sử dụng quảng cáo Sản phẩm được tài trợ để xây dựng và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó vào mục đích khai thác tối đa sức mạnh thương hiệu của bạn và thậm chí thương hiệu của đối thủ cạnh tranh của bạn để tạo doanh thu và giành lấy thị phần mong muốn.
Khi thương hiệu của bạn phát triển, chúng sẽ được biết đến nhiều hơn trên Amazon và ngân sách quảng cáo của chúng tăng lên. Điều quan trọng là bạn cần triển khai một cấu trúc chiến dịch có tính đến yếu tố nhận thức thương hiệu. Chúng tôi khuyên bạn nên chia các loại từ khoá tìm kiếm thành từng chiến dịch riêng biệt tùy theo chúng là từ khóa tìm kiếm của đối thủ cạnh tranh, được gắn thương hiệu hay tự nhiên.
Chúng tôi gọi đây là quảng cáo nhắm mục tiêu theo đối tượng vì nó có tính đến mục đích và nhận thức của đối tượng được nhắm mục tiêu đến. Giả sử bạn có một thương hiệu Crayola, buôn bán sản phẩm bút chì màu. Câu hỏi đặt ra đó là liệu các khách hàng tiềm năng đã biết đến bạn và quan tâm đến thương hiệu của bạn không? Khách hàng có thể tìm kiếm cụm từ được gắn thương hiệu “Crayola crayons” (bút chì màu Crayola) của bạn. Khách hàng chỉ tìm kiếm bất kỳ giải pháp nào cho nhu cầu mua hộp bút chì màu của họ? Họ có thể tìm kiếm từ khóa tự nhiên (từ khóa chung chung) như “crayon box” (hộp bút chì màu). Khách hàng có đang suy nghĩ về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh không? Có thể họ tìm kiếm cụm từ “Prang crayon set” (Hộp bút chì màu của Prang-đối thủ của bạn).
Khi bạn tổng hợp các loại từ khóa này lại để chuẩn bị cho chiến dịch quảng cáo Sản phẩm được tài trợ, bạn có thể đưa ra quyết định về cách thức phân bổ ngân sách quảng cáo của mình. Thông thường, các sellers nên hạn chế chi tiêu quảng cáo cho từ khóa tìm kiếm được gắn thương hiệu bởi vì chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ “lấn chiếm” các vị trí tìm kiếm tự nhiên. Tuy nhiên, bạn nên duy trì một khoản ngân sách cho loại chi tiêu quảng cáo này để chủ động phòng thủ trước các đối thủ cạnh tranh. Số tiền bạn phân bổ cho từ khóa tìm kiếm được gắn thương hiệu sẽ phụ thuộc vào bạn biết như thế nào về các đối thủ cạnh tranh của mình và mức độ quyết tâm của bạn trong việc chiếm lấy thị phần của họ.
Quay trở lại thương hiệu Crayola của bạn và bạn đặt giá thầu cho từ khóa tìm kiếm mục tiêu của đối thủ cạnh tranh “Prang crayon set’’. Rất có thể sản phẩm bút chì màu của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm đó và những người tiêu dùng có thể biết đến thương hiệu của bạn và quyết định mua sản phẩm của bạn.
Sử dụng quảng cáo nhắm mục tiêu theo thuộc tính sản phẩm
Một cách thức nữa để tăng sự hiện diện trên mạng trực tuyến và tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu là sử dụng quảng cáo nhắm mục tiêu theo thuộc tính sản phẩm (PAT ads). Với dạng quảng cáo này, thay vì đặt giá thầu theo từ khóa, bạn sẽ đặt giá thầu theo ASIN, theo danh mục sản phẩm hoặc theo các thuộc tính sản phẩm khác.
Bạn có thể sử dụng PAT ads theo một số cách tuyệt vời khác nhau để tăng cường sự hiện diện thương hiệu của bạn. Bạn có thể nhắm mục tiêu đến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để “đánh cắp” khách hàng khỏi những sản phẩm đó. Chiến thuật này đặc biệt phát huy hiệu quả nếu bạn có thể đưa ra mức giá thấp hơn, có điểm xếp hạng sản phẩm tốt hơn hoặc cung cấp cho khách hàng một số lợi ích đặc biệt hơn nếu khách hàng chọn lựa sản phẩm của bạn thay vì của đối thủ cạnh tranh.
Bảo vệ thị phần của bạn bằng cách nhắm mục tiêu đến các sản phẩm của chính bạn. Điều này khuyến khích khách hàng gắn bó với thương hiệu của bạn và hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm của bạn. Bạn nên lập kế hoạch kỹ càng cho loại quảng cáo này để đảm bảo rằng bạn cung cấp ưu đãi bổ sung cho khách hàng bên cạnh các sản phẩm chính. Ví dụ: nếu một người mua sắm đang trong quá trình cân nhắc mua một đôi giày mới trên gian hàng của bạn, có thể họ cũng quan tâm đến sản phẩm xi đánh giày của bạn. Việc chiếm lĩnh lãnh thổ quảng cáo này cũng giúp ngăn không cho nhà cung cấp sản phẩm xi đánh giày đối thủ chiếm lĩnh mảng kinh doanh bổ sung này của bạn đồng thời ngăn không cho khách hàng của bạn mua xi đánh giày từ thương hiệu đối thủ để chăm sóc cho đôi giày mà họ mua từ bạn.
Thêm nữa, bạn cũng có thể tìm kiếm cơ hội tăng cường sự hiện diện thương hiệu nhờ vào hiệu ứng thành công của những thương hiệu nổi tiếng khác. Nếu sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn là hoàn toàn mới trên thị trường, làm cho sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn xuất hiện mỗi khi một thương hiệu nổi tiếng nào đó xuất hiện là một cách thức tuyệt vời để giới thiệu thương hiệu của bạn với các nhóm khách hàng tiềm năng, có khả năng chuyển đổi cao. Tương tự như vậy, nếu sản phẩm của bạn có tên tuổi hơn nhưng trong thời điểm thương hiệu của đối thủ đang tạo ra làn sóng mới và đang gây bão trên TikTok hoặc trên các phương tiện truyền thông xã hội khác, bạn hãy tranh thủ “đánh cắp” sự chú ý bằng cách nhắm mục tiêu từ khóa tìm kiếm đến các sản phẩm của họ.
Tận dụng triệt để nghệ thuật “social sellling” trên Amazon
Nói đến mạng xã hội, bạn không nên bỏ qua những cơ hội bán hàng tuyệt vời trên mạng xã hội bắt nguồn từ Amazon. Ngày nay, người tiêu dùng cảm thấy khá thoải mái trong việc khám phá sản phẩm, thương hiệu cũng như thực hiện mua sắm trong quá trình trải nghiệm mạng xã hội của họ. Vì vậy, hãy gặp gỡ khách hàng theo tư duy và thói quen mà họ thích bằng cách triển khai áp dụng các công cụ truyền thông xã hội của chính Amazon.
Chuỗi dịch vụ mạng xã hội của Amazon bao gồm Amazon Live, một tính năng tương tự như hình thức livestream trên Facebook hay TikTok và Amazon Posts, vốn tương tự như Instagram. Tin tốt đó là bạn có thể tham gia vào những chương trình này miễn phí và bạn thường có thể chỉnh sửa và sử dụng nội dung từ nhiều kênh khác nhau theo mục đích riêng của bạn nhằm phù hợp với bạn trên Amazon.
Tương tự như việc tạo dựng thương hiệu của Cửa hàng, chương trình ‘’social selling’’ không những cho phép bạn giới thiệu các sản phẩm của mình mà còn sử dụng các tài sản truyền thông để mang đến nhóm khách hàng, đối tượng tiềm năng của bạn một cảm xúc và trải nghiệm thương hiệu mà bạn muốn họ có.
Người tiêu dùng có thể theo dõi thương hiệu của bạn để duy trì tương tác với nội dung mới của bạn. Với Amazon Live, họ thậm chí còn có thể tương tác trực tiếp với bạn thông qua tính năng livechat. Tất cả điều này giúp bạn tăng cơ hội chuyển đổi những người mua sắm đó từ người theo dõi sang người mua hàng.
Thử nghiệm các tips này
Vậy là bạn đã có cho mình 5 tips hữu ích nhất để tạo dựng và thúc đẩy sự hiện diện thương hiệu trên Amazon. Hầu hết trong số các tips đều yêu cầu đăng ký nhãn hiệu. Hai trong số đó là miễn phí đối với những thương hiệu đã đăng ký với Amazon. Ba trong số đó là những chiến lược quảng cáo mà có thể bạn vẫn chưa thử qua.
Tất cả các tips này đều có thể giúp thúc đẩy sự hiện diện thương hiệu của bạn để các khách hàng trên Amazon có khả năng nghĩ đến bạn nhiều hơn và có nhiều khả năng mua hàng của bạn hơn. Nếu họ là những khách hàng hoàn toàn mới, bạn nên chạy thử nghiệm, phân tích hiệu suất và sử dụng thông tin đó để xác định điều gì cần hạn chế và điều gì cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
Nếu bạn cần trợ giúp trong việc lập chiến lược cho các loại hình quảng cáo này, cấu trúc của quảng cáo và đặt giá thầu quảng cáo tự động, chúng tôi hoàn toàn có thể là người bạn đồng hành đắc lực của bạn. Teikametrics Flywheel giúp các sellers tối ưu hoá hoạt động quảng cáo trên Amazon của họ và bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì những chuyên gia phân tích của chúng tôi có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực quản lý quảng cáo cho thị trường Amazon (và cho cả nền tảng Walmart nữa!). Hãy yêu cầu một bản demo ngay hôm nay để thảo luận với đội ngũ của chúng tôi về cơ hội kinh doanh của bạn trên Amazon.
Chúc bạn tạo dựng và phát triển thương hiệu thành công!
Giới thiệu về Teikametrics
Teikametrics giúp các sellers và chủ sở hữu thương hiệu phát triển doanh nghiệp của họ trên Amazon và Walmart.com thông qua sự kết hợp của dữ liệu, công nghệ có yếu tố AI và kiến thức chuyên môn về thị trường. Yêu cầu một bản demo.
Sarah Whedon, là một Tiến sĩ và là một người viết nội dung quảng cáo cấp cao tại Teikametrics, nơi cô cung cấp cho các esellers thuộc mọi quy mô những thông tin chuyên sâu và hết sức hữu ích để giúp họ tạo dựng doanh nghiệp Amazon bền vững của riêng mình.