• Share on Facebook
  • Tweet This Post
  • Share on LinkedIn
metrics for business growth

4 chỉ số quan trọng bắt buộc phải theo dõi để đảm bảo khả năng tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp của bạn

Richard ClaytonRichard Clayton
1 Tháng 09, 2020

Khi nói đến việc phát triển doanh nghiệp của bạn, bạn cần phải hiểu rõ các chỉ số quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và tăng trưởng của doanh nghiệp. Bạn có thể thực hiện một số chiến lược khác nhau nhằm phát triển công việc kinh doanh của mình, nhưng nếu không sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để theo dõi kết quả, bạn sẽ không bao giờ biết được liệu những nỗ lực của mình có tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa hay không.

Từ tỷ lệ chuyển đổi, giá trị trọn đời khách hàng cho đến các chỉ số theo dõi dưới đây đều là những yếu tố rất quan trọng để bạn phân tích và đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Chìa khóa để thành công là tập trung vào những chỉ số giúp mang lại sự tăng trưởng thực tế. Tóm lại, việc tích hợp các quy trình phân tích thông minh vào trong hoạt động quản lý doanh nghiệp của bạn cũng như theo dõi các chỉ số đo lường hiệu suất chính (KPI) sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời liên quan đến việc vận hành doanh nghiệp của mình.”

– Nathan Resnick, CEO của Sourcify, một nền tảng tìm kiếm nguồn cung ứng hàng đầu chuyên kết nối các doanh nghiệp với nhà sản xuất nước ngoài.

Dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số chỉ số kinh doanh quan trọng cần theo dõi, cùng với những yếu tố khiến chúng trở nên quan trọng tương tự như các chỉ số tăng trưởng.

1.Tỷ lệ chuyển đổi 

Tỷ lệ chuyển đổi là điểm khởi đầu cực kỳ quan trọng cho hoạt động phân tích dữ liệu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chỉ số này thường được sử dụng trên quy mô rộng, chẳng hạn như xác định số lượng khách truy cập trang web cuối cùng chuyển đổi thành khách mua hàng. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng ở cấp độ vi mô hơn, chẳng hạn như đánh giá tỷ lệ đăng ký danh sách email trên trang đích.

Tất nhiên, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, tỷ lệ chuyển đổi quan trọng nhất chính là con số dẫn đến doanh số bán hàng. Mỗi lĩnh vực sẽ có quy chuẩn khác nhau về tỷ lệ chuyển đổi và việc biết tỷ lệ chuyển đổi bình quân trong lĩnh vực của bạn sẽ giúp bạn xác định được doanh nghiệp của mình đang đứng ở đâu so với đối thủ cạnh tranh.

2.Chỉ số chi phí trên mỗi chuyển đổi

Mặc dù việc tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang web của bạn là một điểm khởi đầu quan trọng, nhưng nó không thể hiện toàn bộ hiệu suất hoạt động và kết quả kinh doanh của bạn. Bạn phải đánh giá số lượng khách hàng mà bạn đã đạt được với chi phí mà bạn đã bỏ ra để có được họ.

Chi phí trên mỗi chuyển đổi lấy tổng số tiền chi tiêu cho quảng cáo của bạn chia cho số lượng khách hàng bạn mới có được từ những hoạt động quảng cáo đó. Ví dụ, nếu bạn chi trả 1.000 USD cho một chiến dịch quảng cáo trên Facebook và có được 10 khách hàng mới, điều đó có nghĩa là chi phí trên mỗi chuyển đổi của bạn là 100 USD. Sẽ thật là tuyệt vời nếu mỗi khách hàng mua một sản phẩm trị giá 500 USD và tất nhiên, bạn sẽ rất thất vọng nếu họ chỉ chi ra 5 USD cho sản phẩm của bạn.

Đương nhiên, chỉ số chi phí trên mỗi chuyển đổi của bạn càng thấp thì chiến lược của bạn càng hiệu quả. Hãy nhớ rằng đây chính là chỉ dấu quan trọng để nhận diện các vấn đề tiềm tàng với thương hiệu của bạn. Phải đón nhận một chỉ số chi phí trên mỗi chuyển đổi tồi tệ có nghĩa là bạn cần tinh chỉnh các chiến dịch quảng cáo của mình. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trang đích của bạn đã đến lúc cần một sự chỉnh sửa lớn. Việc phân tích liên tục chỉ số này sẽ giúp bạn tiếp tục thực hiện cải tiến để giảm chi phí của doanh nghiệp.

3.Giá trị trọn đời của khách hàng

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của bạn, các khách hàng có thể chỉ thực hiện mua sắm một lần duy nhất và không bao giờ quay trở lại trang web của bạn hoặc họ có thể phải trả tiền cho các dịch vụ của bạn hàng tháng. Bạn càng có khả năng giữ chân khách hàng tốt hơn, thì giá trị trọn đời của khách hàng sẽ càng lớn hơn.

Một trong những thống kê phổ biến nhất trong kinh doanh đó là tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng của bạn lên 5% có thể làm tăng lợi nhuận của bạn lên mức từ 25% đến 95%. Để có thể đạt được mức tăng trưởng theo như kế hoạch đặt ra, mục tiêu của bạn là phải tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng để cải thiện chỉ số giá trị trọn đời của khách hàng. Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, một cuộc khảo sát của Statista đã chỉ ra rằng công tác vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả, kiến thức chuyên môn của doanh nghiệp và trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cao độ là 3 yếu tố sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ giữ chân khách hàng.

Tất nhiên, việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp cao cũng sẽ làm tăng giá trị trọn đời của khách hàng, vì họ có nhiều khả năng tiếp tục mua sắm các sản phẩm của bạn sau khi có được một trải nghiệm tích cực bạn đầu. Giá trị trọn đời của khách hàng càng tăng cũng làm cho chi phí quảng cáo của bạn trở nên hiệu quả hơn.

4.Chỉ tiêu bán hàng

Rất nhiều thương hiệu B2B dựa vào đội ngũ bán hàng trực tiếp của họ để thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Là một phần của quá trình này, các nhóm bán hàng thường được áp chỉ tiêu kinh doanh mà họ dự kiến sẽ đạt được hàng tháng hoặc hàng quý. Những mục tiêu này thường được sử dụng để đưa ra dự đoán về lợi nhuận và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Công tác phân tích dữ liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng, không chỉ để đánh giá hiệu suất của nhân viên bán hàng mà còn để đánh giá hiệu quả của chính chỉ tiêu bán hàng. Theo nguyên tắc chung, ít nhất 60% các thành viên nhóm phải đạt được chỉ tiêu của họ. Nếu điều đó không xảy ra, có thể là do chỉ tiêu kinh doanh của bạn không thực tế, hoặc là do khả năng của những thành viên bán hàng trong nhóm, hãy tìm hiểu những khó khăn và hạn chế của họ để giúp họ cải thiện. Mặt khác, nếu 90% thành viên trong đội ngũ của bạn đạt được chỉ tiêu bán hàng đề ra, đó là một dấu hiệu cho thấy mục tiêu đã đặt ra là quá thấp.

Việc điều chỉnh chỉ tiêu bán hàng khi cần thiết có thể thúc đẩy đội ngũ của bạn hoàn thành nhiều chỉ tiêu doanh thu hơn hoặc giúp bạn thiết lập dự báo tăng trưởng thực tế hơn cho doanh nghiệp của mình. Việc tinh chỉnh chỉ tiêu bán hàng của bạn sẽ đảm bảo rằng kết quả bán hàng thực tế sẽ không gây sốc.

Tập trung vào những chỉ số phù hợp để phát triển thương hiệu của bạn

Cho dù bạn đang cân nhắc mở rộng thị trường quốc tế hay đơn giản chỉ muốn tăng doanh thu cho một dòng sản phẩm cụ thể, việc theo dõi các chỉ số này là vô cùng cần thiết để xác định xem chiến lược hiện tại của bạn có đang mang lại những kết quả như kỳ vọng của bạn hay không.

Bằng cách sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về kết quả chiến dịch, bạn có thể tìm ra những cách thức mới để tối ưu hóa phương pháp kinh doanh của mình nhằm tạo dựng doanh thu và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.

Nội dung được cung cấp trong bài viết này, bao gồm mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác, chỉ chính xác và hợp lệ kể từ ngày được phát hành. Ngoài ra, những thay đổi về quy định, chính sách, điều kiện thị trường hiện hành hoặc các yếu tố liên quan khác đều có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của giá và phí được đề cập cũng như các chi tiết liên quan khác. Theo đó, để làm rõ thêm, mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác đều có thể thay đổi và bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng mình đang xem nội dung mới nhất phù hợp với bản thân. Payoneer sẽ cung cấp thông tin mới nhất và chính xác nhất liên quan đến giá và phí như một phần của quy trình đăng ký tài khoản. Khách hàng đã đăng ký có thể xem thông tin này thông qua tài khoản trực tuyến của họ.

Đăng kí nhận tin của chúng tôi

Thank you!