• Share on Facebook
  • Tweet This Post
  • Share on LinkedIn

Các phương thức thanh toán ưa thích của doanh nghiệp B2B tại Hoa Kỳ

Richard ClaytonRichard Clayton
24 Tháng 06, 2022

Một thách thức lớn đối với những chủ sở hữu doanh nghiệp B2B đó là khả năng quản lý quỹ tiền của họ trên phạm vi quốc tế mà không phải trả các khoản phí cao hoặc gặp rủi ro với các dịch vụ thanh toán không bảo đảm an toàn và bảo mật. Những tùy chọn thanh toán truyền thống như séc, thẻ tín dụng (thẻ credit) và điện chuyển khoản quốc tế (wire transfer) đã trở nên quen thuộc, nhưng chúng cũng có thể đi kèm với một mức phí đắt đỏ và mất nhiều thời gian để xử lý thanh toán.

Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử như Payoneer có thể cung cấp dịch vụ thanh toán nhanh hơn và với chi phí thấp hơn, nhưng bạn có thể chưa biết đủ nhiều về họ để cảm thấy thoải mái khi thực hiện chuyển đổi nhà cung cấp. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu để biết rõ tất cả các tùy chọn thay thế nhằm đảm bảo bạn có thể chọn cho doanh nghiệp B2B của mình một cách thức an toàn, nhanh chóng, dễ hiểu và có chi phí thấp để thực hiện thanh toán cũng như nhận thanh toán.

Dưới đây là một số phương thức thanh toán khác nhau ở Hoa Kỳ và thông tin về các tùy chọn thanh toán phổ biến nhất được các doanh nghiệp B2B tại đây ưa thích sử dụng.

 

Thanh toán qua Séc

Séc là một hình thức thanh toán truyền thống và vì chúng được ký một cách an toàn bởi chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền cũng như có những biện pháp chống gian lận nên bạn có thể gửi séc qua đường bưu điện. Bên cạnh đó, một số công ty sử dụng séc điện tử, giúp việc ghi chép và lưu trữ thông tin thanh toán dễ dàng hơn.

Nhưng theo Statista, thanh toán qua séc là phương thức ít được ưa chuộng nhất đối với những công ty B2B ở nước Mỹ. 41% nói rằng họ không thích thanh toán hay nhận thanh toán qua séc và chỉ 11% nói rằng họ thích phương thức thanh toán này hơn.

Lý do duy nhất mà hình thức thanh toán này vẫn được sử dụng là bởi vì một số công ty vẫn chưa chuyển đổi quy trình tài chính doanh nghiệp của họ sang mô hình thanh toán số hiện đại hơn. Về cơ bản, phương thức này mất nhiều thời gian hơn để hoàn tất và có thể khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí để xử lý và gửi tiền qua séc giấy hoặc séc điện tử.

 

Điện chuyển khoản quốc tế

Thanh toán điện chuyển khoản quốc tế qua hệ thống SWIFT là một loại hình chuyển tiền điện tử (EFT) cụ thể. Phương thức điện chuyển khoản quốc tế (wire transfer) cũng không phổ biến hơn quá nhiều so với thanh toán qua séc. Nói chung, phương thức thanh toán này khá an toàn, nhanh chóng và bạn có thể sử dụng chúng để thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế 12% nói rằng điện chuyển khoản quốc tế và 35% không thích phương thức này.

Lý do chủ yếu đó là chúng có mức phí khá đắt đỏ. Hơn nữa, nếu bạn mắc sai lầm, bạn không thể hủy thanh toán. Hình thức thanh toán điện chuyển khoản quốc tế cũng rất khó để theo dõi. Do vậy, nếu khoản thanh toán bị thất lạc hoặc cần thực hiện kiểm tra, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi lộ trình thanh toán của nó.

 

Thanh toán bằng thẻ tín dụng

Doanh nghiệp B2B có thể dễ dàng thực hiện thanh toán qua thẻ tín dụng (thẻ credit) và tiền có thể được chuyển tương đối nhanh. Thanh toán qua thẻ tín dụng cũng rất có lợi đối với các doanh nghiệp đang gặp vấn đề về dòng tiền vì hình thức này cho phép họ có độ trễ thời gian giữa thời điểm thực hiện thanh toán và khi tiền thực sự rời khỏi tài khoản của. Mặc dù vậy, nó cũng tồn tại những hạn chế nhất định.

Tình trạng gian lận thẻ tín dụng đang có xu hướng gia tăng khiến cả người mua hàng và nhà cung cấp đều lo lắng về việc sử dụng hình thức này cho các khoản thanh toán định kỳ hoặc cho các khoản thanh toán lớn. Hầu hết các thẻ tín dụng đều có hạn mức nhất định về số tiền bạn có thể chi tiêu mỗi tháng, trong khi đó, nhiều giao dịch B2B đòi hỏi sử dụng rất nhiều tiền trong hạn mức hay thậm chí vượt qua hạn mức thanh toán đó.

Các công ty B2B ít nhiều đều có ý kiến khá cân bằng khi nói đến hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. 18% không mặn mà với thanh toán thẻ tín dụng trong khi 22% cảm thấy rất thuận tiện khi sử dụng hình thức này.

 

Thanh toán bù trừ ACH

ACH là viết tắt của Automated Clearing House (Hệ thống thanh toán bù trừ tự động) và đây là một loại hình thanh toán điện tử do Hiệp hội thanh toán bù trừ tự động quốc gia (NACHA) Hoa Kỳ điều hành. Có một mạng lưới ACH giúp kết nối tất cả các ngân hàng của Hoa Kỳ, vì vậy, các giao dịch thanh toán bù trừ ACH đều được thực hiện rất an toàn và nhanh chóng, đồng thời chi phí cũng tương đối thấp.

Theo Statista, vào năm 2018, phương thức thanh toán bù trừ ACH đứng đầu danh sách những phương thức thanh toán ưu tiên của nhiều doanh nghiệp B2B. 53% nói rằng đó là lựa chọn ưu tiên của họ và chỉ 6% không thích sử dụng phương thức này.

Tuy nhiên, phương thức thanh toán bù trừ ACH không quá thuận tiện đối với các giao dịch thanh toán quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay khi mà rất nhiều giao dịch kinh doanh diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Nếu một công ty B2B bán hàng cho một khách hàng nào đó tại một quốc gia khác, họ sẽ phải thiết lập một giao diện ACH phức tạp để có thể sử dụng hệ thống ACH.

 

Các dịch vụ thanh toán trực tuyến

Ngày nay, ngày càng xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số cho các công ty B2B. Đây là những nền tảng an toàn và bảo mật giúp đơn giản hóa quá trình thực hiện thanh toán. Phí của chúng thường khá thấp và tiền được chuyển đến người nhận nhanh chóng, đôi khi thậm chí ngay lập tức nếu khoản thanh toán không quá lớn.

Một số nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số sử dụng hệ thống tín dụng để gửi thanh toán, sau đó tính phí vào tài khoản ngân hàng của bạn. Một số nhà cung cấp khác kết nối trực tiếp với các tài khoản ngân hàng, do vậy, họ ghi nợ tiền từ tài khoản của người mua hàng và sử dụng lệnh chuyển tiền điện tử (EFT) để gửi khoản thanh toán thẳng đến tài khoản của người bán hàng.

Phương thức thanh toán kỹ thuật số cũng có thể kết nối với các phần mềm kế toán thông minh như QuickBooks hoặc Zoho Books. Bằng cách đó, phần mềm của bạn có thể tự động xuất hóa đơn và biên lai cũng như đảm bảo tài khoản của bạn luôn duy trì sự cân bằng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của bạn.

 

Một cách thức đơn giản hơn để gửi thanh toán B2B

Payoneer cung cấp một giải pháp hoàn toàn kỹ thuật số và dễ sử dụng để xử lý các khoản thanh toán xuyên biên giới một cách an toàn và bảo mật. Bạn có thể sử dụng Payoneer để chấp nhận thanh toán qua hệ thống SWIFT, thẻ tín dụng hoặc thanh toán bù trừ ACH cũng như gửi thanh toán thông qua thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng hoặc thanh toán bù trừ ACH. Bạn cũng có thể thực hiện thanh toán và nhận thanh toán kỹ thuật số trong nội mạng đến tài khoản Payoneer khác miễn phí và tiền có thể được chuyển chỉ sau một vài giờ.

Ngay sau khi bạn có tài khoản Payoneer, bạn có thể sử dụng nó để mở các tài khoản nhận tiền bằng nội tệ, vì vậy, bạn có thể loại bỏ chi phí chuyển đổi ngoại tệ đắt đỏ và nhận thanh toán như thể bạn có tài khoản ngân hàng tại địa phương. Payoneer giúp bạn quản lý tiền tệ, thanh toán cho các nhà cung cấp, nhà thầu hoặc nhân viên làm việc từ xa bằng đơn vị tiền tệ của riêng họ và rút tiền ở hơn 150 quốc gia và đơn vị tiền tệ, giúp bạn dễ dàng quản lý tiền cho doanh nghiệp B2B của mình.

Đăng ký tài khoản Payoneer

Nội dung được cung cấp trong bài viết này, bao gồm mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác, chỉ chính xác và hợp lệ kể từ ngày được phát hành. Ngoài ra, những thay đổi về quy định, chính sách, điều kiện thị trường hiện hành hoặc các yếu tố liên quan khác đều có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của giá và phí được đề cập cũng như các chi tiết liên quan khác. Theo đó, để làm rõ thêm, mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác đều có thể thay đổi và bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng mình đang xem nội dung mới nhất phù hợp với bản thân. Payoneer sẽ cung cấp thông tin mới nhất và chính xác nhất liên quan đến giá và phí như một phần của quy trình đăng ký tài khoản. Khách hàng đã đăng ký có thể xem thông tin này thông qua tài khoản trực tuyến của họ.

Đăng kí nhận tin của chúng tôi

Thank you!