• Share on Facebook
  • Tweet This Post
  • Share on LinkedIn
seller app amazon advertising automation

Tại sao doanh nghiệp của bạn cần có chiến lược tự động hóa quảng cáo Amazon

Nhi PhanNhi Phan
17 Tháng 01, 2022

Đây là bài post đăng bởi Arishekar N, Giám đốc Marketing tại SellerApp


Quảng cáo PPC trên Amazon là một trong những cách thức nhanh nhất để tăng khả năng hiển thị sản phẩm và thúc đẩy doanh số bán hàng tổng thể cho seller. Nhưng bạn có biết rằng việc kết hợp hình thức PPC này với một số công cụ tự động hóa quảng cáo của Amazon như Trình quản lý Chiến dịch của SellerApp, bạn không những được cung cấp thông tin chi tiết chính xác hơn về hiệu suất tổng thể của chiến dịch mà còn cải thiện xếp hạng tự nhiên của bạn không?

Quảng cáo trả phí là một chiến lược mà bạn không nên bỏ qua. Cho dù bạn có ngân sách quảng cáo lớn hay nhỏ, vẫn luôn có một kế hoạch quảng cáo nhất định cho tất cả mọi người trên Amazon và lợi ích của nó đã được kiểm chứng bởi nhiều sellers thành công trên thị trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một cách đầy đủ và chi tiết về chiến lược tự động hóa các hoạt động quảng cáo PPC trên Amazon cùng với đó là một số tips hữu ích của chuyên gia để giúp bạn tăng cường doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi đồng thời duy trì chỉ số ROI tối ưu cho thương hiệu của bạn!

Quảng cáo Amazon PPC là gì?

Quảng cáo PPC là hệ thống quảng cáo nội bộ của Amazon, cho phép các sellers trên nền tảng của nó đặt các quảng cáo cho dãy sản phẩm của họ một cách có chiến lược trong những kết quả tìm kiếm của Amazon cũng như trên trang sản phẩm.

Với hình thức quảng cáo Amazon PPC, các thương hiệu có cơ hội tiếp cận được một lượng khách hàng tiềm năng ở quy mô rộng hơn và tăng khả năng hiển thị của họ trên trang web. Cả các sellers bên thứ ba và doanh nghiệp đều có quyền tiếp cận hệ thống quảng cáo này và điều đó cho phép họ giới thiệu sản phẩm có liên quan cho người dùng trên nền tảng thông qua các từ khóa được nhắm mục tiêu hoặc trang đăng tải sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Trước khi đi vào chi tiết, hãy cùng tìm hiểu các chỉ số quan trọng của một chiến dịch quảng cáo Amazon PPC và cách thức hoạt động của chúng.

Chi phí quảng cáo bán hàng (ACoS): Được tính toán bằng cách chia tổng chi tiêu quảng cáo cho tổng doanh thu bán hàng và chuyển đổi nó thành tỷ lệ phần trăm. Ví dụ: nếu tổng doanh thu thu được tạo ra thông qua chiến dịch quảng cáo là 25 USD và bạn đã chi tiêu 5 USD cho quảng cáo, thì ACoS của bạn sẽ là 20%. Công thức này được sử dụng để đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo của bạn.

Doanh thu chia sẻ (Attributed Sales): Tổng doanh số bán hàng có được trong vòng một tuần của chiến dịch quảng cáo. Bạn có thể tìm thấy phần doanh thu chia sẻ từ quảng cáo được tài trợ trong báo cáo hiệu suất chiến dịch của SellerApp. Nó hiển thị một biểu đồ tròn về Doanh thu, giúp bạn biết được chính xác doanh thu tạo ra từ chiến dịch quảng cáo được tài trợ của bạn là bao nhiêu và chúng đến từ đâu.

Lượt hiển thị (Impressions): Số lần mà quảng cáo của bạn được hiển thị cho các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Lượt nhấp chuột (Clicks): Số lần mà quảng cáo của bạn được khách hàng nhấp vào. Bạn cần mất nhiều nhất là 3 ngày để xóa các lượt nhấp chuột không hợp lệ khỏi báo cáo và điều chỉnh thông tin chi tiết một cách thích hợp.

Bạn có thể xem tất cả các chỉ số trên và phân tích hiệu suất chiến dịch của mình từ bảng điều khiển quảng cáo của SellerApp.

Tại sao doanh nghiệp của bạn cần áp dụng tự động hóa quảng cáo trên Amazon?

Mọi doanh nghiệp thuộc mọi quy mô trên Amazon đều cần có một chiến lược quảng cáo hiệu quả vào năm 2021. Rốt cuộc, có tới hơn 350 triệu sản phẩm khác nhau đang được liệt kê trên Amazon và listing của bạn có thể dễ dàng “chìm nghỉm” trong một biển cạnh tranh bao la. Khi bạn thực hiện quảng cáo sản phẩm của mình trên Amazon bằng cách sử dụng những công cụ tự động hóa PPC, nó đem đến một số lợi ích quan trọng sau:

Xếp hạng cao hơn: Để tăng khả năng hiển thị hơn cho các sản phẩm, nhà quảng cáo (advertiser) có thể đặt giá thầu trên các từ khóa. Đổi lại, điều này giúp họ có khả năng hiển thị tốt hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm Amazon (SERP), tăng tỷ lệ chuyển đổi và cuối cùng là tăng tỷ suất lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp.

Cải thiện xếp hạng tự nhiên (Organic ranking): Amazon PPC đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện lịch sử bán hàng của sản phẩm. Các thuật toán của Amazon tự động đặt listing lên đầu trang kết quả tìm kiếm bất cứ khi nào một sản phẩm tạo ra lượng doanh thu lớn.

Tối ưu hóa ACoS: Bằng cách sử dụng công cụ tính toán chỉ số ACoS của SellerApp, bạn có thể lên kế hoạch cho các chiến dịch PPC của mình và cho phép đưa ra các quyết định quan trọng dựa trên dữ liệu. Công cụ này sẽ giúp bạn xác định điểm hòa vốn, từ đó giúp thúc đẩy những lựa chọn PPC của bạn. Nó cũng xác định tính khả thi của listing cũng như các chỉ số PPC lý tưởng của bạn. Bạn chỉ cần nhập số ASIN của sản phẩm hoặc URL của trang sản phẩm Amazon, thêm chi phí sản xuất và thiết lập mục tiêu lợi nhuận và bạn đã sẵn sàng để bắt đầu. Công cụ này sẽ tự động tính toán ACoS của bạn và cung cấp cho bạn một số tips để tối đa hóa chỉ số ROI của bạn.

Số lượt nhấp chuột tính phí, chứ không phải số lượt hiển thị: Amazon PPC chỉ tính phí khi người mua nhấp vào các sản phẩm của seller, nó không tính số lượt hiển thị của quảng cáo đó.

Tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng rộng hơn: Các chiến dịch quảng cáo Amazon PPC có khả năng tạo ra hàng triệu lượt xem trong vòng vài phút. Nó giúp các sản phẩm của bạn đạt được khả năng hiển thị trên toàn cầu.

Xác định từ khóa phủ định: Từ khóa phủ định là các từ khóa có hiệu suất kém được xác định bởi SellerApp nhằm tìm kiếm cách thức giúp bạn giảm chỉ số ACoS của mình. Trong điều kiện lý tưởng, bạn nên luôn duy trì một chỉ số ACoS thấp để có thể đạt được ROI cao hơn. Từ khóa phủ định là một cách tuyệt vời để tối ưu hóa quảng cáo PPC trên Amazon của bạn, thúc đẩy lưu lượng truy cập có liên quan đến listing của bạn và tăng tỷ suất lợi nhuận. Chúng có thể được sử dụng để loại bỏ các từ khóa tìm kiếm đang hoạt động không hiệu quả vốn chỉ thúc đẩy nhiều lưu lượng truy cập không liên quan và hầu như mang tới rất ít chuyển đổi thực sự cho bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các từ khóa phủ định để loại bỏ các cụm từ hoặc từ khóa ít liên quan đang không tạo được nhiều tiếng vang và sức hút cho sản phẩm/ thương hiệu của bạn.

Làm thế nào để tạo chiến lược tự động hóa quảng cáo Amazon?

Dưới đây là một số yếu tố quan trọng để tạo dựng một chiến lược quản lý hoạt động quảng cáo Amazon PPC thật mạnh mẽ:

  1. Chọn (các) sản phẩm bạn muốn quảng cáo trên Amazon.
  2. Thực hiện nghiên cứu từ khóa chuyên sâu cho sản phẩm đó. Bạn có thể sử dụng công cụ Nghiên cứu Từ khóa của SellerAppvà xác định những từ khóa nào là phù hợp nhất với listing sản phẩm của bạn. Bạn cũng có thể phân tích chất lượng listing sản phẩm hiện tại của mình bằng cách điều hướng đến mục Product Intelligence. Với sự trợ giúp của các chỉ số dễ hiểu như listing score, index score và key word quality (chất lượng của từ khóa), bạn có thể dễ dàng xác định được mình cần cải thiện ở đâu và nhận được thông tin chi tiết về chúng.
  3. Xem xét mọi loại hình chiến dịch quảng cáo PPC – thương hiệu được tài trợ, sản phẩm được tài trợ hay quảng cáo hiến thị và tiến hành thử nghiệm với cả hai hình thức nhắm mục tiêu tự động và thủ công để tìm ra phương pháp tốt nhất cho listing của bạn.
  4. Sau khi khởi chạy chiến dịch, bạn phải đợi ít nhất từ 2-3 tuần trước khi tiến hành phân tích Báo cáo Hiệu suất Chiến dịch của mình và thực hiện những sự điều chỉnh cần thiết.
  5. Để theo dõi chiến dịch của mình, bạn hãy sử dụng Trình quản lý Chiến dịch của SellerApp để nhận báo cáo chi tiết về tất cả các chỉ số KPI quan trọng như số lượt nhấp chuột, lượt hiển thị, tổng doanh thu, số tiền đã chi cho quảng cáo v.v…Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng ứng biến trước mọi hoàn cảnh cả trong chiến dịch hiện tại cũng như tương lai của mình.
  6. Bạn cũng có thể tận dụng triệt để số lượng từ khóa thu thập được từ các chiến dịch tự động để phục vụ cho các chiến dịch thủ công của mình nhằm đạt được những kết quả tốt hơn.

Làm thế nào để tạo quảng cáo sản phẩm được tài trợ có nhắm mục tiêu theo cách thủ công?

Trước khi bạn khởi chạy chiến dịch quảng cáo được nhắm mục tiêu thủ công, điều quan trọng là phải chọn đúng loại từ khóa khớp với những truy vấn tìm kiếm của khách hàng và giúp quảng cáo của bạn dễ dàng xuất hiện trên đầu trang SERPs. Để bắt đầu:

  • Đăng nhập vào bảng điều khiển của SellerApp – giải pháp “tất cả trong một” để cải thiện doanh thu trên Amazon.
  • Tìm kiếm các từ khóa có liên quan bằng cách sử dụng tính năng ‘Keyword Research’ (Nghiên cứu từ khóa). Bạn có thể sử dụng một từ khóa liên quan và thực hiện tìm kiếm.

sellerapp

Nếu bạn không biết nên tìm kiếm từ khóa nào, hãy đi tới tab ‘Reverse ASIN’ và chèn ASIN của một trong những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh của bạn. Bằng cách này, công cụ Reverse ASIN của SellerApp sẽ hiển thị cho bạn danh sách các từ khóa làm cho listing của đối thủ cạnh tranh của bạn được xếp hạng cao.

sellerapp amazon

  • Sau khi đã tìm ra danh sách các từ khóa giúp listing được xếp hạng cao trên SERPs, bạn hãy xuất ra báo cáo bằng cách nhấp vào tùy chọn download (tải xuống).
  • Bây giờ, hãy lặp lại các bước tương tự như quảng cáo sản phẩm được tài trợ có nhắm mục tiêu tự động nhưng bấm vào “manual’’ (thủ công) trong mục “Targeting” (Nhắm mục tiêu).
  • Tiếp theo, hãy chọn ‘’Keyword targeting” (Nhắm mục tiêu theo từ khóa) để đặt giá thầu trên các từ khóa mà bạn vừa nhập vào từ báo cáo nghiên cứu từ khóa của SellerApp và tải chúng lên như hình ảnh xuất hiện ở bên dưới. Bạn cũng có thể chọn “Product Targeting” (Nhắm mục tiêu theo sản phẩm) nhưng chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng “Keyword targeting” để đạt được các kết quả tối ưu.

seller app targeting

  • Điều chỉnh mức giá thầu ban đầu cho các từ khóa của bạn khi bạn cảm thấy đã phù hợp.
  • Sau đó, hãy bấm vào “Launch Campaign” (Khởi chạy chiến dịch). Trước khi khởi chạy, hãy chắc chắn bạn đã kiểm tra kỹ toàn bộ các thông tin bạn đã cung cấp.

launch sellerapp

Tự động hóa quảng cáo Amazon – Một số tips của Chuyên gia giúp thúc đẩy doanh số bán hàng

Quá trình thiết lập quảng cáo Amazon là tương đối đơn giản. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu cách thức tối ưu hóa các chiến dịch Amazon PPC.

Chọn sản phẩm bạn muốn quảng cáo

Đầu tiên, bạn sẽ cần quyết định quảng cáo những sản phẩm nào. Bạn có thể chọn sản phẩm dựa trên nhiều yếu tố chẳng hạn như doanh số bán hàng, xếp hạng và mức độ phổ biến của sản phẩm. Cho dù bạn chọn hình thức quảng cáo sản phẩm được tài trợ hay quảng cáo thương hiệu được tài trợ, sẽ có những thông số khác nhau và dựa vào đó bạn có thể chọn được sản phẩm cần quảng cáo. Ví dụ: nếu bạn đang bán các sản phẩm có giá thành cao, bạn nên sử dụng quảng cáo thương hiệu được tài trợ để thúc đẩy số lần nhấp chuột và có được tỷ lệ chuyển đổi hơn.

Đừng quên thực hiện một số nghiên cứu về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trước khi khởi chạy chiến dịch của bạn. Nhằm xác định sản phẩm nào đang bán chạy nhất và tìm hiểu các chi phí, reviews và một số khía cạnh khác của chúng, bạn có thể sử dụng công cụ Nghiên cứu Sản phẩm của SellerApp để phân tích chi tiết.

Xây dựng chiến dịch quảng cáo có cấu trúc rõ ràng – Nhắm mục tiêu

Quảng cáo Amazon là một chiến lược hữu ích để tối ưu hóa doanh số bán hàng trên Amazon của bạn. Amazon cung cấp một số loại hình quảng cáo PPC khác nhau cho bạn sử dụng để bán hàng trên nền tảng của nó. Chúng tôi khuyên bạn nên thử tất cả các loại quảng cáo do Amazon cung cấp, đặc biệt là Quảng cáo sản phẩm được tài trợ có nhắm mục tiêu từ khóa tự động và nhắm mục tiêu thủ công.

Hai loại chiến dịch quảng cáo này sẽ đem tới bạn một ý tưởng tốt về loại từ khóa/ cụm từ tìm kiếm nào phù hợp nhất cho sản phẩm của bạn khi xem dữ liệu bán hàng từ mỗi loại hình chiến dịch. Trước khi xem xét tính năng nhắm mục tiêu tự động và thủ công, hãy cùng tìm hiểu các loại hình quảng cáo được tài trợ khác nhau hiện nay trên Amazon.

Các loại quảng cáo được tài trợ

  1. Quảng cáo sản phẩm được tài trợ

Quảng cáo sản phẩm được tài trợ (Sponsored Product ads) là loại quảng cáo Amazon PPC xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm và trang listing sản phẩm. Nó gần giống với một listing tự nhiên, khiến nó trở thành hình thức quảng cáo tài trợ bên thứ ba phổ biến nhất trên Amazon. Khi tạo Quảng cáo Sản phẩm được Tài trợ, có hai loại chiến lược nhắm mục tiêu theo từ khóa cần xem xét – nhắm mục tiêu tự động và nhắm mục tiêu thủ công – mà chúng ta sẽ khám phá ngay bây giờ!

Nhắm mục tiêu thủ công: Với chiến lược nhắm mục tiêu thủ công, bạn có thể lựa chọn các từ khóa theo cách thủ công thể hiện tốt nhất về sản phẩm của mình. Bạn lựa chọn các loại đối sánh (match type) khác nhau cho những từ khóa này và có thể giảm giá thầu hoặc tạm dừng các từ khóa có hiệu suất chuyển đổi thấp nếu cần. Điều này cho phép các nhà quảng cáo Amazon có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với ngân sách chi tiêu quảng cáo của họ so với những cách thức tối ưu hóa khác.

Nhắm mục tiêu tự động: Với chiến lược nhắm mục tiêu tự động, bạn sẽ không có nhiều quyền kiểm soát đối với chiến dịch PPC của mình. Tất cả những gì bạn có thể làm là đặt giá thầu CPC và thêm tất cả các từ khóa có liên quan của bạn trong khi Amazon quyết định cách hiển thị quảng cáo và nhắm mục tiêu đến những khách hàng nào.

  1. Quảng cáo thương hiệu được tài trợ 

Quảng cáo thương hiệu được tài trợ (Sponsored Brands ads) cho phép bạn xây dựng nhận thức cho đồng thời nhiều sản phẩm với hình ảnh, giao diện trực quan bắt mắt hơn hình thức quảng cáo Sản phẩm được tài trợ. Với hai định dạng quảng cáo hiện có – tiêu đề banner ở trên đầu kết quả tìm kiếm hoặc video ở cuối trang – định dạng quảng cáo này có thể phát huy hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy lợi nhuận.

  1. Quảng cáo hiển thị 

Quảng cáo hiển thị (Sponsored Display ads) là một loại hình quảng cáo PPC mới nhất mà các sellers bên thứ ba trên Amazon vẫn chưa sử dụng nhiều. Vai trò chính của Quảng cáo hiển thị là nhắm mục tiêu lại nhóm khách hàng hiện tại hoặc khách truy cập trang web đã xem các trang chi tiết sản phẩm của họ. Không giống như quảng cáo Sản phẩm được tài trợ hay Thương hiệu được tài trợ, Quảng cáo hiển thị có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên các trang web liên kết của Amazon như Facebook, Netflix và các ứng dụng di động khác.

Thêm các từ khóa liên quan vào chiến dịch của bạn

Từ khóa đóng vai trò tối quan trọng trong việc tạo dựng lưu lượng truy cập và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Vì vậy, mọi sellers bắt buộc phải thông thạo khái niệm đặt giá thầu từ khóa có liên quan cho chiến dịch quảng cáo Amazon PPC của họ. Bạn nên sử dụng Công cụ Nghiên cứu Từ khóa của SellerApp để xác định các từ khóa thực sự kích hoạt danh mục sản phẩm và listing của bạn.

Tối ưu hóa đăng tải sản phẩm của bạn của bạn

Cho dù bạn chọn chiến dịch thủ công hay tự động, điều quan trọng là phải tối ưu hóa đăng tải sản phẩm (listing) của bạn và cải thiện hoạt động SEO của nó để đạt được thứ hạng cao hơn trên SERPs của Amazon. Điều này cũng sẽ cho phép bạn tận dụng tối đa ngân sách chiến dịch quảng cáo của mình.

Tại bước trước đây, nếu bạn đã thu thập được những từ khóa tìm kiếm có liên quan cho listing của mình, hãy đảm bảo rằng bạn đã đưa chúng vào trong tiêu đề sản phẩm, mô tả sản phẩm và tính năng sản phẩm. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng từ khóa trong phần tính năng sản phẩm của bạn, đặc biệt là trong các “bullet points’’ giới thiệu bởi vì điều đó có thể làm giảm uy tín của listing.

Bạn cũng nên sử dụng hiệu ứng ảnh chụp chuyên nghiệp để hiển thị sản phẩm. Hãy cố gắng lựa chọn các bức ảnh giúp nêu bật thế mạnh của sản phẩm và bạn cũng có thể hiển thị ảnh chụp sản phẩm đang được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi khuyên bạn nên đăng tải nhiều nhất là 6 ảnh sản phẩm. Để tìm hiểu thêm về việc tối ưu hóa trang listing sản phẩm của bạn, hãy bấm vào báo cáo này.

Biết cách giảm thiểu chi phí quảng cáo Amazon PPC

Quảng cáo được tài trợ của Amazon được thiết kế theo cách mà các nhà quảng cáo thu được lợi ích tối đa. Nhằm xác định ngân sách bạn muốn chi tiêu cho các hoạt động quảng cáo được tài trợ của mình, hãy sử dụng trình quản lý chiến dịch của SellerApp để có cái nhìn tổng quan chi tiết về những chỉ số KPI quan trọng để đo lường ROI của bạn.

Có một quy tắc tổng hợp từ những kinh nghiệm thực tế đã đúc kết được: khi nghiên cứu từ khóa cho quảng cáo của mình, bạn không được chọn những từ khóa có chi phí vượt quá 2,5% giá bán sản phẩm của bạn. Chính vì vậy chúng tôi gọi đây là Quy tắc 2,5.

Ví dụ: nếu bạn đang bán một sản phẩm trên thị trường Amazon có tỷ lệ chuyển đổi 10%, điều đó có nghĩa là bạn cần trung bình 10 lượt nhấp chuột để bán được hàng. Nếu ACoS mục tiêu (chi phí bán hàng thực tế) của bạn là 25% của tổng giá bán sản phẩm, thì chi phí Amazon PPC của bạn không được vượt quá 2,5% của tổng giá bán.

Bạn có thể dự đoán chi phí quảng cáo PPC trên Amazon của mình bằng một số phép toán đơn giản cũng như sử dụng trình quản lý chiến dịch của SellerApp.

Để tính toán chi phí quảng cáo Amazon PPC, bạn hãy sử dụng công thức sau:

GIÁ BÁN SẢN PHẨM x 2.5% = Chi phí Amazon PPC mục tiêu của bạn

Để có cái nhìn tổng quan chi tiết về Doanh thu PPC, Chi tiêu PPC, Số lượt nhấp chuột, Số lần hiển thị, CTR và một số chỉ số quan trọng khác, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Đăng nhập vào bảng điều khiển SellerApp
  • Điều hướng đến Advertising (Quảng cáo)
  • Nhấp vào Overview (Xem tổng quan)
  • Nhấp vào nút “Calculate RoAS” (Tính toán RoAS) và một màn hình sẽ bật lên.
  • Thêm tất cả các thông tin chi tiết tại đây – Ngân sách quảng cáo hàng tháng, Giá vốn hàng hóa, ACoS mục tiêu. Bạn cũng sẽ cần chọn loại hình seller – launch (mới bắt đầu), growth (đang phát triển) và mature (trưởng thành).
  • Tại đây, bạn có thể theo dõi các chỉ số KPI của mình bằng cách điều chỉnh phạm vi ngày mà bạn muốn xem dữ liệu.
  • Sau khi bạn chọn một phạm vi cụ thể, bạn có thể hiểu rõ ràng hơn về các chỉ số PPC chính sau đây:

 

  • PPC Revenue (Doanh thu PPC): Tổng doanh thu được tạo ra thông qua các chiến dịch PPC.
  • PPC Spend (Chi phí PPC): Tổng số tiền đã chi tiêu cho các chiến dịch PPC.
  • Orders (Đơn đặt hàng): Số lượng đơn đặt hàng đã được chốt thành công.
  • ACoS: Tỷ lệ phần trăm số tiền đã chi tiêu cho quảng cáo so với tổng doanh thu được tạo ra từ chúng. Số liệu này được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời đối với chiến dịch của bạn. Chỉ số ACoS càng thấp, khả năng sinh lời của chiến dịch càng cao.
  • Impressions (lượt hiển thị): Số lần quảng cáo của bạn được mọi người xem.
  • Clicks (lượt nhấp chuột): Tổng số lần nhấp chuột vào quảng cáo
  • CPC: Chi phí trung bình mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo của các chiến dịch của bạn
  • CTR: Tỷ lệ nhấp trung bình trong các chiến dịch của bạn. Nó được xác định bởi số lượng nhấp chuột có được bởi một lần hiển thị quảng cáo.
  • Phân tích doanh thu đã chi tiêu và doanh thu đã tạo ra từ biểu đồ tròn ‘’Revenue Share’’ (Chia sẻ Doanh thu) có tính đến dữ liệu từ 31 ngày qua.

Đây là một trong số cách thức đơn giản nhưng rất hiệu quả để tối ưu hóa chi phí PPC của bạn cũng như tối đa hóa ROI cho thương hiệu của bạn.

Theo dõi hiệu suất của chiến dịch

Với hình thức quảng cáo Sản phẩm được tài trợ, các nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu quảng cáo của họ xuất hiện trên những từ khóa hoặc danh mục sản phẩm cụ thể. Nếu bạn chọn nhắm mục tiêu theo từ khóa, điều đó có nghĩa là sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện dựa trên những truy vấn tìm kiếm của khách hàng. Quảng cáo sản phẩm có nghĩa là bạn nhắm mục tiêu đến các danh mục sản phẩm và listing cụ thể.

Bạn có thể theo dõi hiệu suất của chiến dịch theo hai cách – hiệu suất từ khóa và hiệu suất sản phẩm.

Bạn có thể xem được tổng quan về hiệu suất từ khóa bằng cách sử dụng tính năng Search Term Analysis (Phân tích từ khóa tìm kiếm) trên ứng dụng SellerApp. Nó hiển thị số lượng từ khóa chia theo 3 phân nhóm hiệu suất – Non-performing (Không hoạt động), Under-Performing (Hoạt động kém hiệu quả) và Performing (Hoạt động hiệu quả).

  • Performing: Đây chính là các từ khóa tốt nhất của bạn. Chúng có tỷ lệ chuyển đổi cao, chỉ số ACoS thấp và tạo ra doanh số bán hàng tốt.
  • Under-performing: Các từ khóa này tạo ra lượt nhấp chuột nhưng không dẫn đến chuyển đổi. Điều này cho thấy bạn phải tối ưu hóa các từ khóa tìm kiếm của mình.
  • Non-performing: Đây là các từ khóa phủ định và đang ’ăn mòn’ vào ngân sách quảng cáo của bạn. Chúng không nhận được nhiều lượt nhấp chuột và hầu như không có bất kỳ chuyển đổi nào.

Tương tự như từ khóa, bạn cũng có thể theo dõi hiệu suất sản phẩm của mình dựa trên các chỉ số KPI giống như vậy. Ngoài ra, công cụ này còn cung cấp cho bạn tổng quan chi tiết về phễu chuyển đổi của bạn và tạo ra các chỉ số sau:

  • Lượt hiển thị (impressions)
  • Lượt nhấp chuột (clicks)
  • Đơn đặt hàng (orders)
  • Chi tiêu (spend)
  • Chi phí quảng cáo bán hàng (ACoS)
  • Chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC)

Phễu chuyển đổi này là đại diện trực quan về các chỉ số lượt hiển thị quảng cáo, lượt nhấp chuột và đơn đặt hàng của bạn. Đó cũng là một cách dễ dàng để biết liệu các chỉ số này đã tăng hay giảm trong 14 ngày qua.

Lời kết

Tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo PPC trên Amazon của bạn có thể là một quá trình rất phức tạp vì không có bất kỳ chiến lược hay công thức chung nào có thể phát huy hiệu quả tốt cho mọi chiến dịch hoặc cho mọi lĩnh vực.

Amazon là một thị trường buôn bán trực tuyến có tính cạnh tranh rất cao đối với các sellers. Do vậy, việc thử nghiệm các chiến lược quảng cáo khác nhau và rà soát các chiến dịch của bạn từ hai hoặc ba tuần một lần chắc chắn sẽ giúp tăng lợi nhuận cho cửa hàng của bạn. Chưa kể, chúng còn giúp thúc đẩy ROI và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nếu bạn phân tích tốt các chỉ số chính của chúng và cho phép bạn đưa ra các quyết định quan trọng dựa trên những thông số và dữ liệu đó.

Arishekar Seller App

Arishekar N, Giám đốc Tiếp thị tại SellerApp, một nền tảng chuyên cung cấp các dịch vụ tiếp thị kỹ thuật số và giải pháp tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm của trang web cho các công cụ tìm kiếm. Chuyên môn chính của anh là quảng cáo trực tuyến và cải thiện xếp hạng tự nhiên của trang web trên các công cụ tìm kiếm bằng cách áp dụng các chiến lược SEO sáng tạo.

 


Nội dung được cung cấp trong bài viết này, bao gồm mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác, chỉ chính xác và hợp lệ kể từ ngày được phát hành. Ngoài ra, những thay đổi về quy định, chính sách, điều kiện thị trường hiện hành hoặc các yếu tố liên quan khác đều có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của giá và phí được đề cập cũng như các chi tiết liên quan khác. Theo đó, để làm rõ thêm, mọi thông tin liên quan đến giá, phí và các khoản phí khác đều có thể thay đổi và bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng mình đang xem nội dung mới nhất phù hợp với bản thân. Payoneer sẽ cung cấp thông tin mới nhất và chính xác nhất liên quan đến giá và phí như một phần của quy trình đăng ký tài khoản. Khách hàng đã đăng ký có thể xem thông tin này thông qua tài khoản trực tuyến của họ.

Đăng kí nhận tin của chúng tôi

Thank you!